Đề kiểm tra 15 phút chương 5 phần 2 lịch sử 7 - Đề số 4 có lời giải chi tiết

Đề kiểm tra 15 phút chương 5 phần 2 lịch sử 7 - Đề số 4 được biên soạn theo hình thức tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp


Đề bài

Câu 1. Ở Đàng Ngoài, khi bọn cường hào đem cầm bán ruộng công, người nông dân

A. Mất đất, đói khổ, bỏ làng phiêu bạt.

B. Phải chuyển làm nghề thủ công.

C. Phải chuyển nghề làm thương nhân.

D. Phải khai hoang, lập ấp mới.

Câu 2. Đối với công tác thuỷ lợi và khai hoang vua Lê, chúa Trịnh có thái độ như thế nào?

A. Rất quan tâm.

B. Ít quan tâm.

C. Chỉ chú trọng đến khai hoang.

D. Chỉ chú trọng đến thủy lợi.

Câu 3. Ở thế kỉ XVIII đã xuất hiện thêm các làng nghề thủ công nổi tiếng gồm

A. gốm Thổ Hà, dệt Nho Lâm, rèn sắt La Khê.

B. gốm Thổ Hà, dệt La Khê, rèn sắt Nho Lâm.

C. gốm Bát Tràng, dệt Thổ Hà, rèn sắt Nho Lâm.

D. gốm Bát Tràng, dệt Thổ Hà, rèn sắt La Khê.

Câu 4. Sự phát triển nông nghiệp ở Đàng Trong dẫn đến sự hình thành

A. Một tầng lớp địa chủ lớn.

B. Một tầng lớp quý tộc.

C. Một tầng lớp quan lại.

D. Một tầng lớp xã trưởng.

Câu 5. Các chúa Trịnh, Nguyễn thi hành chính sách hạn chế ngoại thương, vì thế nửa sau thế kỉ XVIII

A. các thành thị suy tàn dần.

B. tàu bè các nước không ra vào buôn bán.

C. hàng thủ công không phát triển.

D. kinh tế đất nước suy thoái.

Câu 6. Điều kiện nào thúc đẩy nông nghiệp ở Đàng Trong phát triển mạnh mẽ vào thế kỉ XVII – XVIII?

A. Nhờ khuyến khích nông dân sản xuất tại chỗ.

B. Nhờ việc giảm tô, thuế.

C. Nhờ khai hoang mở rộng diện tích nông nghiệp.

D. Nhờ khai hoang và điều kiện tự nhiên thuận lợi.

Câu 7. Tại sao một số thành thị lại được hình thành ở nước ta trong thế kỉ XVII?

A. Sự phát triển của nông nghiệp.

B. Sự phát triển của thương nghiệp.

C. Đất nước được thống nhất.

D. Trình độ buôn bán của người dân nâng cao.

Câu 8. Cho câu ca dao:

Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng

Câu ca dao trên thể hiện nội dung gì đã trở thành truyền thống văn hóa của người Việt từ bao đời nay?

A. Tinh thần kiên quyết chống giặc ngoại xâm.

B. Truyền thống biết ơn các vị anh hùng dân tộc.

C. Truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái.

D. Truyền thống hiếu thảo, yêu thương mẹ cha.

Câu 9. Vì sao chữ cái Latinh ghi âm tiếng Việt trở thành chữ Quốc ngữ của nước ta cho đến ngày nay?

A. Sự tiện lợi, khoa học và dễ phổ biến.

B. Sự phong phú, hiện đại và khoa học.

C. Sự khoa học, nhẹ nhàng và tinh thế.

D. Sự tiện lợi, phong phú và hiện đại.

Câu 10. Nội dung nào sau đây không thể hiện đúng đặc điểm của Thiên Chúa Giáo ở nước ta từ thế kỉ XVI – XVIII?

A. Do các giáo sĩ người Bồ Đào Nha đến truyền bá.    

B. Hoạt động truyền đạo tăng cường từ thế kỉ XVI.

C. Không phù hợp các cách trị dân của chúa Trịnh.    

D. Được chúa Nguyễn khuyến khích phát triển

Lời giải chi tiết

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

A

B

B

A

A

D

B

C

A

D

Câu 1.

Phương pháp: sgk trang 110.

Cách giải:

Ở Đàng Ngoài, khi bọn cường hào đem cầm bán ruộng công, người nông dân mất đất, mất mùa, đói kém xảy ra dồn dập. Nghiêm trọng nhất là vùng Sơn Nam và vùng Thanh – Nghệ. Nhân dân phải bỏ làng phiêu bạt đi nơi khác.

Chọn: A

Câu 2.

Phương pháp: sgk trang 109.

Cách giải:

Chính quyền vua Lê - chúa Trịnh ít quan tâm đến công tác thủy lợi và khai hoang.

Chọn: B

Câu 3.

Phương pháp: sgk trang 110.

Cách giải:

Ở thế kỉ XVIII, thủ công nghiệp nước ta phát triển. Biểu hiện là nhiều làng nghề thủ công nổi tiếng xuất hiện như: làng gốm Thổ Hà, Bát Tràng, dệt La Khê, nghề rèn sắt ở Nho Lâm.

Chọn: B

Câu 4.

Phương pháp: sgk trang 110.

Cách giải:

Sự phát triển nông nghiệp Đàng Trong đã dẫn đến hình thành một tầng lớp địa chủ lớn, chiếm đoạt nhiều tuộng đất.

Chọn: A

Câu 5.

Phương pháp: sgk trang 112.

Cách giải:

Từ thế kỉ XVIII, các chúa Trịnh, Nguyễn thi hành chính sách hạn chế ngoại thương, chính vì thế các đô thị lụi tàn dần.

Chọn: A

Câu 6.

Phương pháp: sgk trang 110, suy luận.

Cách giải:

Ở Đảng Trong, các chúa Nguyễn ra sức khai thác vùng Thuận – Quảng. Chính quyền tổ chức di dân khai hoang, cấp nông cụ, lương ăn, lập thành làng ấp. Đến thế kỉ XVIII, ở vùng đồng bằng sông Cửu Long đã có thêm nhiều thôn xã mới. Vì chính sách khai hoang và điều kiện tự nhiên thuận lợi đã làm cho nông nghiệp Đàng Trong có bước phát triển rõ rệt, nhất là vùng đồng bằng sông Cửu Long. Năng suất lúa rất cao.

Chọn: D

Câu 7.

Phương pháp: sgk trang 111, suy luận.

Cách giải:

Một số thành thị hình thành ở nước ta trong thế kỉ XVII do:

- Ở thế kỉ XVII, thủ công nghiệp ở cả Đàng Trong và Đàng Ngoài đều phát triển. Xuất hiện thêm nhiều làng thủ công nổi tiếng như: làng gốm Thổ Hà (Bắc Giang), Bát Tràng (Hà Nội), dệt La Khê (Hà Nội), rèn sắt Nho Lâm (Nghệ An), Hiền Lương, Phú Bài (Thừa Thiên Huế), các làng làm đường mía ở Quảng Nam, …

- Các nghề thủ công phát triển nên việc buôn bán cũng được mở rộng. Các chợ làng, chợ huyện được xây dựng, việc giao lưu buôn bán với các thương nhân châu Á, châu Âu được đẩy mạnh.

=> Chính những biểu hiện của sự phát triển thủ công nghiệp và thương nghiệp, nhất là thương nghiệp (buôn bán trong nước và với nước ngoài) đã làm xuất hiện một số thành thị. Ngoài Thăng Long (Kẻ Chợ) với 36 phố phường còn có Phố Hiến (Hưng Yên), Thanh Hà (Thừa Thiên - Huế), Hội An (Quảng Nam), Gia Định (thành phố Hồ Chí Minh), …

Chọn: B

Câu 8.

Phương pháp: suy luận.

Cách giải:

Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng

Câu ca dao trên nói lên tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái của nhân dân ta, nó đã trở thành truyền thống của dân tộc, được lan truyền qua bao thế hệ già trẻ - những con người “trong một nước”, cùng nguồn gốc “con Rồng cháu Tiên”.

Chọn: C

Câu 9.

Phương pháp: sgk trang 114, suy luận.

Cách giải:

Chữ cái La-tinh ghi âm tiếng Việt trở thành chữ Quốc ngữ của nước ta cho đến ngày nay vì: đây là thứ chữ viết tiện lợi, khoa học, dễ phổ biến.

Chọn: A

Câu 10.

Phương pháp: sgk trang 114, suy luận.

Cách giải:

- Đáp án A, B, C: đều là đặc điểm của Thiên Chúa Giáo ở nước ta từ thế kỉ XVI – XVIII.

- Đáp án D: Đạo Thiên chúa ở nước ta không phù hợp với cách cai trị dân của chúa Trịnh, Nguyễn. Do vậy, các chúa đã nhiều lần ngăn cấm, nhưng các giáo sĩ vẫn tiếp tục tìm cách để truyền đạo.

=> Chúa Nguyễn không thực hiện chính sách khuyến khích phát triển Thiên Chúa Giáo.

Chọn: D



Bài học liên quan

Từ khóa phổ biến