Đề kiểm tra 15 phút chương 3 phần 2 sử 12 - Đề số 4 có lời giải chi tiết

Đề kiểm tra 15 phút chương 3 phần 2 lịch sử 12 - Đề số 4 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm và tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp


Đề bài

Câu 1. “Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả chứ không chịu mất nước, chứ không chịu làm nô lệ”. Câu văn này trích trong văn bản nào?

A. Tác phẩm “kháng chiến nhất định thắng lợi” của Trường Chinh

B. “Tuyên ngôn độc lập”

C. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của chủ tịch Hồ Chí Minh

D. Chỉ thị “Toàn dân kháng chiến” của Ban thường vụ trung ương Đảng

Câu 2. Từ 6/9/1950 – 22/10/1950 là thời gian diễn ra chiến dịch nào?

A. Biên giới thu – đông

B. Chiến dịch Việt Bắc thu-  đông 1947

C. Quang Trung

D. Điện Biên Phủ

Câu 3. Khi thực dân Pháp mở cuộc tiến công lên Việt Bắc năm 1947, Trung ương Đảng ra chỉ thị nào?

A. Phải chủ động đón đánh địch ở mọi nơi chúng xuất hiện.

B. Chủ động giữ thế phòng ngự chiến lược trên chiến trường.

C. Phải phá tan cuộc tiến công mùa đông của giặc Pháp.

D. Nhanh chóng triển khai lực lượng tiêu diệt sinh lực địch.

Câu 4. Chiến thắng Việt Bắc năm 1947 của quân dân Việt Nam đã buộc thực dân Pháp phải chuyển từ chiến lược đánh nhanh thắng nhanh sang

A. phòng ngự.

B. đánh phân tán.

C. đánh tiêu hao.

D. đánh lâu dài.

Câu 5. Ngày 18 và 19/12/1946, Hội nghị Ban thường vụ Trung ương Đảng đã quyết định vấn đề quan trọng gì?

A. Phát động toàn quốc kháng chiến.

B. Hòa hoãn với Pháp để kí hiệp định Phông-ten-nơ-blo.

C. Quyết định ủng hộ nhân dân miền Nam kháng chiến chống Pháp.

D. Quyết định kí Hiệp định Sơ bộ với Pháp.

Câu 6. Nơi nào hưởng ứng “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” (19-12-1946) của chủ tịch Hồ Chí Minh đầu tiên?

A. Sài Gòn.                        B. Hà Nội.

C. Nam Định.                     D. Huế

Câu 7. Đảng ta đã quyết định phát động toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp quay trở lại xâm lược ngay sau khi

A. thực dân Pháp cho đánh úp trụ dở Uỷ ban nhân dân Nam Bộ (23/9/1945)

B. thời gian hai bên ngừng bắn giữa ta và Pháp theo Hiệp định Sơ bộ (6/3/1954)

C. thực dân Pháp đánh chiếm Hải Phòng Lạng Sơn (11/1946)

D. thực dân Pháp gửi tối hậu thư đòi chính phủ giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu (18/12/1946)

Câu 8. Thắng lợi nào của nhân dân ta đã buộc thực dân Pháp phải chuyển sang “đánh lâu dài”?

A. Chiến thắng Việt Bắc thu đông 1947

B. Chiến thắng Biên Giới thu đông 1950

C. Cuộc chiến đấu ở Hà Nội năm 1946

D. Chiến cuộc đông xuân 1953-1954

Câu 9. “Tăng cường hệ thống phòng thủ trên đường số 4, lập hành lang Đông – Tây“, đó là âm mưu của Pháp trong chiến dịch nào

A. Biên giới thu đông 1950

B. Điện Biên Phủ 1954

C. Việt Bắc thu đông 1947

D. Hoà Bình 1951.

Câu 10. Sự kiện nào được xem là hiệu lệnh mở đầu cho cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp?

A. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chủ Tịch.         

B. Quân dân Hà Nội phá nhà máy xe lửa Gia  Lâm.

C. Công nhân nhà máy điện Yên Phụ phá  máy.                       

D. Thực dân Pháp tấn công phố Hàng Bún-Hà  Nội

Lời giải chi tiết

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

 C

 A

 D

 A

Câu 1.

Phương pháp: skg trang 131.

Cách giải:

“Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả chứ không chịu mất nước, chứ không chịu làm nô lệ” được trích trong “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của chủ tịch Hồ Chí Minh.

Chọn đáp án: C

Câu 2.

Phương pháp: sgk trang 136, 137. 

Cách giải:

Chiến dịch Biên giới thu – đông diễn ra từ ngày 6/9/1950 đến 22/10/1950.

Chọn đáp án: A

Câu 3.

Phương pháp: sgk trang 133.

Cách giải:

Khi thực dân Pháp mở cuộc tiến công lên Việt Bắc năm 1947, Trung ương Đảng đã ra chỉ thị: “Phải phá tan cuộc tiến công mùa đông của giặc Pháp”.

Chọn đáp án: C

Câu 4.

Phương pháp: sgk trang 134.

Cách giải:

Chiến thắng Việt Bắc năm 1947 của quân dân Việt Nam đã buộc thực dân Pháp phải chuyển từ chiến lược đánh nhanh thắng nhanh sang đánh lâu dài với ta.

Chọn đáp án: D

Câu 5.

Phương pháp: sgk trang 130.

Cách giải:

Ngày 18 và 19-12-1946, Hội nghị bất thường Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã quyết định phát động toàn quốc kháng chiến.

Chọn đáp án: A

Câu 6.

Phương pháp: sgk trang 131, suy luận.

Cách giải:

Ngay sau khi “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” diễn ra thì ở Hà Nội, 20h ngày 19-12-1946 cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp đã bắt đầu. Nhân dân đã khiêng bàn ghết, giường tủ, kiện  hàng, hạ cây cối,….làm thành chướng ngại vật hoặc chiến lũy ngay trên đường phố. Trung đoàn thủ đô được thành lập tiến đánh những trận quyết liệt như Bắc Bộ phủ, Chợ Đồng Xuân,..

=> Hà Nội là nơi đầu tiên hưởng ứng ““Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của chủ tịch Hồ Chí Minh.

Chọn đáp án: B

Câu 7.

Phương pháp: sgk trang 130, suy luận.

Cách giải:

Ngay sau khi thực dân Pháp gửi tối hậu thư đòi chính phủ ta giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu (18/12/1946) thì Đảng ta đã họp Hội nghị bất thường của Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương mở rộng quyết định phát động toàn quốc kháng chiến.

Chọn đáp án: D

Câu 8.

Phương pháp: sgk trang 134, suy luận.

Cách giải:

“Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của chủ tịch Hồ Chí Minh đã buộc Pháp phải thay đổi chiến lược chiến tranh ở Đông Dương, từ “đánh nhanh thắng nhanh” sang “đánh lâu dài”.

Chọn đáp án: A

Câu 9.

Phương pháp: sgk trang 136, suy luận.

Cách giải:

Âm mưu của Pháp trong kế hoạch Rơve từ tháng 6-1949 là tăng cường hệ thống phòng ngự trên Đường số 4, thiết lập hành lang Đông – Tây.

Trong khi đó, để chống lại kế hoạch này của Pháp, tháng 6-1950, Đảng ta đã quyết định mở chiến dịch Biên giới thu đông năm 1950.

=> “Tăng cường hệ thống phòng thủ trên đường số 4, lập hành lang Đông – Tây, đó là âm mưu của Pháp trong chiến dịch nào Biên giới thu đông năm 1950.

Chọn đáp án: A

Câu 10.

Phương pháp: sgk trang 130, suy luận.

Cách giải:

Khoảng 20 giờ ngày 19-12-1946, công nhân nhà máy điện Yên Phụ (Hà Nội) phá máy, cả thành phố mất điện là tín hiệu tiến công, là hiệu lệnh mở đầu cho cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp.

Chọn đáp án: C



Bài học liên quan

Từ khóa phổ biến