Đề kiểm tra 15 phút chương 2 phần 2 lịch sử 7 - Đề số 6 có lời giải chi tiết
Đề kiểm tra 15 phút chương 2 phần 2 lịch sử 7 - Đề số 6 được biên soạn theo hình thức tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp
Đề bài
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (0,5 điểm)
Câu 1. Một trong những nguyên nhân khiến nhà Lý không dùng gấm vóc của nhà Tống là gì?
A. Chính sách đóng cửa của nhà Tống.
B. Nhà Tống đang xâm lược nước ta.
C. Sản xuất đã đáp ứng đầy đủ nhu cầu của dân.
D. Không muốn bị lệ thuộc vào nước ngoài.
Câu 2. Xã hội thời Lý có đặc điểm gì tương đồng so với thời Đinh – Tiền Lê?
A. Nhà sư đóng vai trò quan trọng trong đời sống chính trị.
B. Nhà nước đưa ra hàng loạt chính sách hạn chế nô tì.
C. Nhà nước thực hiện chính sách cải cách hành chính.
D. Nô tì là lực lượng sản xuất chủ yếu của xã hội.
Câu 3. Nghệ thuật thời Lý có đặc điểm gì nổi bật?
A. Chủ yếu là thành quả của nghệ thuật dân gian.
B. Đa dạng, độc đáo, linh hoạt.
C. Số lượng nghệ nhân tăng nhanh.
D. Nhiều công trình đồ sộ được chú trọng xây dựng.
Câu 4. Nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp dưới thời Lý có mối quan hệ với nhau như thế nào?
A. Gắn bó chặt chẽ, tạo động lực cũng phát triển.
B. Nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo.
C. Thủ công nghiệp phát triển nhờ nông nghiệp.
D. Thương nghiệp liên quan mật thiết với nông nghiệp.
Câu 5. Bản chất của chế độ nô lệ kiểu phương Đông, trong đó có Việt Nam thời Lý là
A. Không tồn tại chế độ nô lệ.
B. Chế độ chiếm hữu nô lệ điển hình.
C. Chế độ nô lệ gia trưởng.
D. Chế độ nô lệ điển hình.
II. PHẦN TỰ LUẬN (5,0 điểm)
Câu 6. Thời Lý trong xã hội có những tầng lớp trong cư dân nào? Đời sống của họ ra sao?
Lời giải chi tiết
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
1.D |
2.A |
3.B |
4.A |
5.C |
Câu 1.
Phương pháp: sgk trang 45, suy luận.
Cách giải:
- Hàng tơ lụa của Đại Việt thời Lý đã có sự phát triển vượt bậc. Trong nước đã sản xuất được loại gấm vóc tốt, có nhiều thợ thủ công giỏi, khéo tay làm ra loại gấm vóc không thua kém gì so với gấm vóc của nhà Tống.
- Việc các vua Lý không dùng gấm vóc của nhà Tống, thể hiện:
+ Ý nghĩa to lớn về tinh thần yêu nước, tự lực của dân tộc không muốn bị lệ thuộc vào nước ngoài.
+ Thúc đẩy kinh tế trong nước phát triển, nhất là các nghề thủ công như: ươm tơ, dệt lụa,...
=> Một trong những nguyên nhân nhà Lý thực hiện chính sách không dùng gấm vóc của nhà Tống là do không muốn lệ thuộc vào nước ngoài.
Chọn: D
Câu 2.
Phương pháp: so sánh, nhận xét.
Cách giải:
- Thời Đinh – Tiền Lê, Phật giáo được truyền bá rộng rãi, nhà sư là những ngời có học thức và được nhân dân kính trọng. Những đại sư như Ngô Chân Lưu, Đỗ Thuận, Vạn Hạnh được trọng dụng như những cố vấn trong cũng đình, những nhà ngoại giao đắc lực của nhà vua, nhất là trong các dịp lễ đón tiếp các sứ thần nhà Tống.
- Thời Lý, những tăng sĩ đắc đạo và có học thức rất được nhà nước coi trọng. Một loạt nhà sư được ban hiệu Quốc sư như Vạn Hạnh, Viên Chiếu, Thông Biện, Viên Thông, Không Lộ. Vai trò chủ yếu của các Quốc sư thời Lý là những cố vấn đắc lực giúp vua hiểu biết về giáo lý đạo Phật, ngoài ra khi cần các Quốc sư còn cố vấn cho vua những vấn đề về chính trị, ngoại giao, quân sự, văn hóa...
=> Trong xã hội thời Đinh – Tiền Lê và thời Lý có điểm tương đồng là nhà sư đóng vai trò quan trọng trong đời sống chính trị.
Chọn: A
Câu 3.
Phương pháp: Nhận xét, đánh giá.
Cách giải:
Nghệ thuật thời Lý phát triển đa dạng, độc đáo, mang những nét riêng của dân tộc, phản ánh đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ta thời bấy giờ.
- Nhiều công trình nghệ thuật có giá trị như: Chùa Một Cột, tháp Báo Thiên (Thăng Long), tháp Chương Sơn (Nam Định), chuông chùa Trùng Quang (Bắc Ninh),… thể hiện trình độ khéo léo, tinh vi của bàn tay người nghệ nhân.
- Ngoài ra, các loại hình nghệ thuật ca múa dân gian như: hát chèo, múa rối nước,… cùng nhiều nhạc cụ dân tộc đặc sắc cũng rất phổ biến, xuất hiện ở nhiều nơi.
=> Như vậy, nghệ thuật thời Lý mang phong cách đa dạng, độc đáo, linh hoạt đã đánh dấu sự ra đời của một nền văn hóa riêng của dân tộc - văn hóa Thăng Long. Đây chính là thời kì định hình một nền văn hóa riêng, đậm đà bản sắc dân tộc.
Chọn: B
Câu 4.
Phương pháp: Phân tích, nhận xét.
Cách giải:
Mối quan hệ giữa nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp:
- Về nông nghiệp:
+ Sản xuất nông nghiệp phát triển tạo ra nhiều sản phẩm, phục vụ đời sống nhân dân.
+ Đời sống nhân dân ổn định, người dân chuyên tâm vào các hoạt động thủ công nghiệp, làm ra nhiều mặt hàng chất lượng, tinh sảo.
+ Nông nghiệp phát triển cũng cung cấp nhiều mặt hàng nông sản để trao đổi, buôn bán, thúc đẩy thương nghiệp phát triển.
- Về thủ công nghiệp:
+ Thủ công nghiệp phát triển, hàng hóa ngày càng nhiều và có chất lượng tốt thúc đẩy nhu cầu trao đổi giữa các nước với nhau, tạo điều kiện cho thương nghiệp phát triển.
- Về thương nghiệp:
+ Hoạt động thương nghiệp phát triển, nhu cầu về các mặt hàng ngày càng nhiều, kéo theo sự phát triển của thủ công nghiệp và nông nghiệp.
=> Nông nghiệp, công nghiệp và thương nghiệp thời Lý có mối quan hệ chặt chẽ, tác động lẫn nhau, tạo động lực cùng phát triển.
Chọn: A
Câu 5.
Phương pháp: Phân tích, liên hệ.
Cách giải:
Kiểu nhà nước ở Phương Đông thời cổ đại nhiều nhà khoa học đặt tên là kiểu nhà nước Châu Á (hay Phương thức sản xuất châu Á) mang những đặc trưng riêng. Khác với Phương Tây, chế độ nô lệ Phương Đông là chế độ nô lệ không điển hình, mang nặng tính chất gia trưởng, căn cứ vào nhiều yếu tố, song quan trọng nhất là nô lệ thời kì này không phải là lực lượng đông đảo và lao động chính trong xã hội, chủ yếu chỉ phục dịch trong gia đình các quí tộc. Nô lệ có nguồn gốc xuất thân chủ yếu từ các tù binh chiến tranh, hoặc những người nông dân, thợ thủ công bị phá sản
Chọn: C
II. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 6.
- Vua quan: bộ phận chính trong giai cấp thống trị, được hưởng nhiều đặc quyền, đặc lợi.
- Địa chủ: Quan lại, hoàng tử, công chúa, một số thường dân: được cấp ruộng và có nhiều ruộng → địa chủ có thế lực ở địa phương.
- Nông dân: chiếm đa số. Họ là lực lượng sản xuất chủ yếu của xã nhưng bị bóc lột nặng nề.
- Những người làm nghề thủ công, buôn bán: họ phải nộp thuế và làm nghĩa vụ với vua.
- Nô tì vốn là tù binh hoặc những người bị tội nặng, nợ nần hoặc bán thân họ phải phục vụ trong cung điện hoặc các nhà quan.
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Đề kiểm tra 15 phút chương 2 phần 2 lịch sử 7 - Đề số 6 có lời giải chi tiết timdapan.com"