Đề kiểm tra 15 phút chương 2 phần 2 lịch sử 7 - Đề số 2 có lời giải chi tiết

Đề kiểm tra 15 phút chương 2 phần 2 lịch sử 7 - Đề số 2 được biên soạn theo hình thức tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp


Đề bài

Câu 1. Nhà Tống quyết tâm xâm chiếm Đại Việt phát phát từ nguyên nhân nào sau đây?

A. Do nhà Lý không chấp nhận tước vương của nhà Tống.

B. Do sự xúi giục của Cham-pa.

C. Do khó khăn về tài chính và sự quấy nhiễu của các tộc người Liêu, Hạ.

D. Do giai đoạn này nhà Tống hùng mạnh.

Câu 2. Trước tình hình nhà Tống chuẩn bị xâm lược nước ta, Lý Thường Kiệt đã thực hiện chủ trương độc đáo, sáng tạo:

A. Đánh du kích.

B. Phòng thủ.

C. Đánh lâu dài.

D. “Tiến công trước để tự vệ”.

Câu 3. Mục đích Lý Thường Kiệt khi đánh vào đất Tống là:

A. Đánh vào Bộ chỉ huy của quân Tống.

B. Đánh vào nơi Tống tích trữ lương thực và khí giới để đánh Đại Việt.

C. Đánh vào nơi tập trung quân của Tống trước khi đánh Đại Việt.

D. Đánh vào đồn quân Tống gần biên giới của Đại Việt.

Câu 4. Một trong những hành động của nhà Lý thực hiện trước âm mưu xâm lược của quân Tống là gì?

A. Tăng cường xây dựng các công trình phòng thủ kiên cố.

B. Cho quân đội luyện tập và canh phòng suốt đêm.

C. Mở trận chiến trên sông Như Nguyệt, giành thắng lợi quyết định.

D. Chủ trương giảng hòa với quân Tống để giữ mối quan hệ.

Câu 5. Chọn cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống đoạn viết dưới đây:

Tháng 1/1077, đại quân Tống vượt cửa ải Nam Quan qua Lạng Sơn tiến vào nước ta ... Đánh những trận nhỏ, nhằm cản bước tiến của chúng.

A. Quân đội của Đinh Bộ Lĩnh.

B. Quân đội nhà Lý.

C. Quân đội cùa Lê Hoàn.

D. Quân đội nhà Ngô.

Câu 6. Lý Thường Kiệt chủ động kết thúc chiến tranh bằng cách

A. Thương lượng, đề nghị “giảng hòa”.

B. Tổng tiến công, truy kích kẻ thù đến cùng.

C. Kí hòa ước kết thúc chiến tranh.

D. Đề nghị “giảng hòa” củng cố lực lượng, chờ thời cơ.

Câu 7. Để thực hiện âm mưu đánh chiếm Đại Việt, nhà Tống không thực hiện chủ trương nào sau đây?

A. Xúi giục vua Cham-pa đánh lên từ phía nam.

B. Ngăn việc buôn bán, đi lại của nhân dân hai nước.  

C. Dụ dỗ các tù trưởng người dân tộc ở biên giới.

D. Thực hiện kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh”.

Câu 8. Việc chủ động tấn công để tự vệ của nhà Lý trước âm mưu xâm lược của quân Tống có ý nghĩa gì?

A. Tạo thế chủ động cho quân ta, trì hoãn kế hoạch xâm lược của quân Tống.

B. Giúp nhà Lý giành thế chủ động, đánh bại hoàn toàn quân Tống.

C. Là nhân tố quan trọng quyết định thắng lợi trên sông Như Nguyệt.

D. Đòn quyết định đánh bại ý chí xâm lược của quân Tống ngay từ đầu.

Câu 9. Lý Thường Kiệt chọn sông Như Nguyệt làm phòng tuyến chống quân xâm lược Tống không xuất phát từ lí do nào sau đây?

A. Sông Như Nguyệt là một chiến hào tự nhiên khó có thể vượt qua.

B. Gây khó khăn cho quân Tống vì lực lượng chủ yếu là bộ binh.

C. Dựa trên truyền thống đánh giặc trên sông của các triều đại trước.

D. Là con sông chặn ngang tất cả các ngả đường bộ từ Quảng Tây vào Thăng Long.

Câu 10. Đây là một trong những trận đánh tuyệt vời trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Người chỉ huy trận đánh - Lý Thường Kiệt thực sự là một tướng tài. Tên tuổi của ông mãi mãi là niềm tự hào của dân tộc ta. Đó là:

A. Trận Bạch Đằng năm 981.

B. Trận đánh châu Ung ( 10/1075).

C. Trận Như Nguyệt (1077).

D. Trận đánh châu Khâm và châu Liêm (10/1075).

Lời giải chi tiết

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

1.C

2.D

3.B

4.B

5.B

6.A

7.D

8.A

9.C

10.C

Câu 1.

Phương pháp: sgk trang 38.

Cách giải:

Từ thế kỉ XI, nhà Tống gặp phải những khó khăn chồng chất:

- Ngân khố cạn kiệt, tài chính nguy ngập nội bộ mâu thuẫn.

- Nhân dân đói khổ, nhiều nơi nổi dậy đấu tranh.

- Vùng biên giới phía Bắc thường xuyên bị Liêu – Hạ quấy nhiễu.

=> Để giải quyết những khó khăn trên, nhà Tống đã tiến hành xâm lược.

Chọn: C

Câu 2.

Phương pháp: sgk trang 39.

Cách giải:

Trước tình hình nhà Tống ráo riết xâm lược nước ta, Lý Thường Kiệt thực hiện chủ trương độc đáo, sáng tạo: “tiến công trước để tự vệ”. Ông thường nói: “Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn thế mạnh của giặc”

Chọn: D

Câu 3.

Phương pháp: sgk trang 39.

Cách giải:

Trước tình hình nhà Tống ráo riết chuẩn bị xâm lược Đại Việt, Lý Thường Kiệt đã gấp rút chuẩn bị cho cuộc tấn công vào những nơi tập trung quân lương của nhà Tống, gần biên giới Đai Việt.

Chọn: B

Câu 4.

Phương pháp: sgk trang 39.

Cách giải:

Trước âm mưu xâm lược của nhà Tống, vua tôi nhà Lý đã:

- Chuẩn bị đối phó:

+ Cử thái úy Lý Thường Kiệt - một người có cốt cách và tài năng phi thường làm người chỉ huy, tổ chức cuộc kháng chiến.

+ Quân đội luyện tập và canh phòng suốt ngày đêm.

+ Các tù trưởng được phong chức tước cao, được lệnh mộ thêm binh đánh trả các cuộc quấy phá, làm thất bại âm mưu dụ dỗ của nhà Tống.

+ Đem quân xuống phía Nam, đánh bại ý đồ tiến công phối hợp của nhà Tống với Cham-pa.

- “Tiến công trước để tự vệ”:

+ Tháng 10-1075, Lý Thường Kiệt cùng Tông Đản chỉ huy hơn 10 vạn quân thủy - bộ, chia làm hai đạo tấn công vào đất Tống. Nhằm tiêu diệt các căn cứ tập kết quân, phá hủy các kho tàng của giặc.

+ Đạt được mục tiêu, Lý Thường Kiệt chủ động rút quân, chuẩn bị phòng tuyến chặn địch ở trong nước.

Chọn: B

Câu 5.

Phương pháp: sgk trang 41.

Cách giải:

Tháng 1/1077, khoảng 30 vạn quân Tống vượt cửa ải Nam Quan qua Lạng Sơn tiến vào nước tA. Quân đội nhà Lý đánh những trận nhỏ, nhằm cản bước tiến của chúng.

Chọn: B

Câu 6.

Phương pháp: sgk trang 42.

Cách giải:

Giữa lúc quân Tống thua to, lâm vào tình thế hết sức khó khăn, tuyệt vọng. Lý Thường Kiệt đã chủ động kết thúc chiến tranh bằng biện pháp thương lượng, đề nghị “giảng hòa”. Quách Quỳ chấp nhận ngay. Sau đó quân Tống rút về nước.

Chọn: A

Câu 7.

Phương pháp: sgk trang 39, loại trừ.

Cách giải:

Để đánh chiếm Đại Việt, nhà Tống đã xúi giục vua Cham-pa đánh lên từ phía Nam. Còn ở biên giới phía Bắc của Đại Việt, nhà Tống ngăn cản việc buôn bán, đi lại của nhân dân hai nước, dụ dỗ các tù trưởng của dân tộc ít người.

Chọn: D

Câu 8.

Phương pháp: sgk trang 40, suy luận.

Cách giải:

Việc chủ động tấn công tự vệ của nhà Lý trước âm mưu xâm lược của quân Tống đã tạo thế chủ động cho quân ta, làm trì hoãn kế hoạch xâm lược của quân Tống, đồng thời ta có thêm thời gian để chuẩn bị lực lượng.

Chọn: A

Câu 9.

Phương pháp: sgk trang 41, suy luận.

Cách giải:

Lý Thường Kiệt chọn sông Như Nguyệt làm phòng tuyến chống quân xâm lược Tống, vì:

- Đây là con sông chặn ngang tất cả các ngả đường bộ từ Quảng Tây (Trung Quốc) vào Thăng Long.

- Sông Như Nguyệt bấy giờ có lòng sông sâu, rộng, là một chiến hào tự nhiên khó có thể vượt qua.

- Lực lượng của nhà Tống chủ yếu là bộ binh: 10 vạn bộ binh tinh nhuệ, 1 vạn ngựa chiến và 20 vạn dân phu.

Chọn: C

Câu 10.

Phương pháp: sgk trang 42, suy luận.

Cách giải:

Chiến thắng trên sông Như Nguyệt – trận Như Nguyệt (1077):

- Là trận đánh quyết định số phận của quân Tống xâm lược bởi chiến thắng này đã đánh bại hoàn toàn âm mưu xâm lược của quân Tống.

- Đây cũng là một trong những trận đánh tuyệt vời trong lịch sử chống ngoại xâm của các dân tộc, đánh dấu thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Tống của nhân dân ta (1075 – 1077).

- Người chỉ huy trận đánh – Lý Thường Kiệt thực sự là một tướng tài. Tên tuổi của ông mãi mãi là niềm tự hào của dân tộc ta.

Chọn: C



Bài học liên quan

Từ khóa phổ biến