Bài 81 trang 155 SGK Đại số 10 nâng cao

Giải và biện luận các bất phương trình sau:


Giải và biện luận các bất phương trình sau:

LG a

a2x + 1 > (3a - 2)x + 3

Phương pháp giải:

Biến đổi bpt về dạng Ax > B và biện luận dựa theo các điều kiện của hệ số A.

Lời giải chi tiết:

Ta có:

\(\begin{array}{l}{a^2}x + 1 > \left( {3a - 2} \right)x + 3\\ \Leftrightarrow {a^2}x - \left( {3a - 2} \right)x > 3 - 1\\ \Leftrightarrow \left( {{a^2} - 3x + 2} \right)x > 2\,\,\left( * \right)\end{array}\)

+) TH1: \({a^2} - 3a + 2 = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}a = 1\\a = 2\end{array} \right.\)

Khi đó (*) là \(0x > 2\) (vô lí)

Do đó bpt vô nghiệm.

+) TH2: \({a^2} - 3a + 2 > 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}a > 2\\a < 1\end{array} \right.\) thì

\(\left( * \right) \Leftrightarrow x > \frac{2}{{{a^2} - 3a + 2}}\) nên BPT có tập nghiệm \(S = \left( {\frac{2}{{{a^2} - 3a + 2}}; + \infty } \right)\)

+) TH3: \({a^2} - 3a + 2 < 0 \Leftrightarrow 1 < a < 2\) thì

\(\left( * \right) \Leftrightarrow x < \frac{2}{{{a^2} - 3a + 2}}\) nên BPT có tập nghiệm \(S = \left( { - \infty ;\frac{2}{{{a^2} - 3a + 2}}} \right)\)

Vậy,

+ Nếu \(a = 1\) hoặc \(a = 2\) thì BPT vô nghiệm.

+ Nếu \(a > 2\) hoặc \(a < 1\) thì BPT có tập nghiệm \(S = \left( {\frac{2}{{{a^2} - 3a + 2}}; + \infty } \right)\)

+ Nếu \(1 < a < 2\) thì BPT có tập nghiệm \(S = \left( { - \infty ;\frac{2}{{{a^2} - 3a + 2}}} \right)\).


LG b

 2x+ (m - 9)x + m+ 3m + 4 ≥ 0

Phương pháp giải:

Tính \(\Delta \) và biện luận tập nghiệm của bpt theo \(\Delta\) dựa vào định lý dấu của tam thức bậc hai.

Lời giải chi tiết:

Ta có:

Δ = (m – 9)2 – 8(m2 + 3m + 4)

= -7(m2 + 6m – 7)

+) TH1: \(\Delta  \le 0\)

\(\begin{array}{l} \Leftrightarrow  - 7\left( {{m^2} + 6m - 7} \right) \le 0\\ \Leftrightarrow {m^2} + 6m - 7 \ge 0\\ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}m \ge 1\\m \le  - 7\end{array} \right.\end{array}\)

Khi đó 2x+ (m - 9)x + m+ 3m + 4 ≥ 0 với mọi \(x \in \mathbb{R}\) nên bpt có tập nghiệm \(S = \mathbb{R}\)

+) TH2: \(\Delta  > 0 \Leftrightarrow  - 7 < m < 1\)

Khi đó tam thức vế trái của bpt có hai nghiệm phân biệt:

\(\eqalign{
& {x_1} = {{9 - m - \sqrt { - 7({m^2} + 6m - 7)} } \over 4} \cr 
& {x_2} = {{9 - m + \sqrt { - 7({m^2} + 6m - 7)} } \over 4} \cr} \)

Nghiệm của bất phương trình đã cho là: x ≤ xhoặc x ≥ x2.

 Vậy:

+ Nếu m ≤ -7 hoặc m ≥ 1 thì tập nghiệm của bất phương trình đã cho là R

+ Nếu -7 < m < 1 thì tập nghiệm của bất phương trình đã cho là:

\(( - \infty ;{{9 - m - \sqrt { - 7({m^2} + 6m - 7)} } \over 4}) \cup \)

\(({{9 - m + \sqrt { - 7({m^2} + 6m - 7)} } \over 4},+\infty )\)

Bài giải tiếp theo
Bài 82 trang 155 SGK Đại số 10 nâng cao
Bài 83 trang 156 SGK Đại số 10 nâng cao
Bài 84 trang 156 SGK Đại số 10 nâng cao
Bài 85 trang 156 SGK Đại số 10 nâng cao
Bài 86 trang 156 SGK Đại số 10 nâng cao
Bài 87 trang 156 SGK Đại số 10 nâng cao
Bài 88 trang 156 SGK Đại số 10 nâng cao
Bài 89 trang 157 SGK Đại số 10 nâng cao

Video liên quan



Bài học liên quan

Từ khóa