Bài 5 trang 221 SGK Đại số 10 Nâng cao

Khi (d) và (P) cắt nhau, gọi A và B là giao điểm, hãy tìm tọa độ trung điểm của đoạn thẳng AB


a) Lập bảng biến thiên và vẽ đồ thị (p) của : y = x2 + x - 6

b) Biện luận theo m số giao điểm của (P) và đường thẳng (d): y = 2x + m

c) Khi (d) và (P) cắt nhau, gọi A và B là giao điểm, hãy tìm tọa độ trung điểm của đoạn thẳng AB.

Đáp án

a) Bảng biến thiên:

 

Đồ thị hàm số:

 

b) Số giao điểm của parabol (P) với đường thẳng (d) đúng bằng số nghiệm của phương trình:

x2 + x- 6 = 2x + m hay x2 – x – 6 – m = 0   (1)

Phương trình (1) có biệt thức:

Δ = 1 + 4(6 + m) = 4m + 25

Do đó:

+ Nếu \(m <  - {{25} \over 4} \Rightarrow \Delta  < 0\) thì phương trình (1) vô nghiệm

Do đó, (P) và (d) không có điểm chung

+ Nếu \(m =  - {{25} \over 4} \Rightarrow \Delta  =0\) thì phương trình (1) có 1 nghiệm kép duy nhất

Do đó, (P) và (d) có 1 điểm chung

+ Nếu \(m >  - {{25} \over 4} \Rightarrow \Delta  > 0\) thì phương trình (1) có hai nghiệm phân biệt

c) Giả sử (P) và (d) cắt nhau tại hai điểm phân biệt. Khi đó hoành độ của A và B chính là hai nghiệm của phương trình (1), gọi chúng là x1 và x2.

Hơn nữa, A và B là hai  điểm của đường thẳng (d) nên tọa độ của chúng là:

\(A({x_1};\,2{x_1} + m)\,;\,\,\,B({x_2};\,2{x_2} + m)\,\,\,(m >  - {{25} \over 4})\)

Vậy trung điểm của đoạn thẳng AB có tọa độ là: \(I({{{x_1} + {x_2}} \over 2};\,{x_1} + {x_2} + m)\)

Theo định lý Vi-ét, ta có: x1 + x2 = 1

Tọa độ điểm I là \(({1 \over 2};\,1 + m)\,\,\,\,(m >  - {{25} \over 4})\)

Bài giải tiếp theo
Bài 6 trang 221 SGK Đại số 10 Nâng cao
Bài 7 trang 221 SGK Đại số 10 Nâng cao
Bài 8 trang 222 SGK Đại số 10 Nâng cao
Bài 9 trang 222 SGK Đại số 10 Nâng cao
Bài 10 trang 222 SGK Đại số 10 Nâng cao
Bài 11 trang 222 SGK Đại số 10 Nâng cao
Bài 12 trang 222 SGK Đại số 10 Nâng cao
Bài 13 trang 222 SGK Đại số 10 Nâng cao
Bài 14 trang 222 SGK Đại số 10 Nâng cao
Bài 15 trang 222 SGK Đại số 10 Nâng cao

Video liên quan