Bài 4 trang 48 SGK Địa lí 10

Dựa vào các hình 12.4. 12.5. hãy trình bày và giải thích hoạt động của gió biển, gió đất và gió fơn.


Đề bài

Dựa vào các hình 12.4. 12.5. hãy trình bày và giải thích hoạt động của gió biển, gió đất và gió fơn.

Lời giải chi tiết

* Gió biển:

- Ban ngày ở lục địa, ven bờ đất hấp thụ nhiệt nhanh, nóng hơn mặt nước biển, nên hình thành áp thấp; nước biển hấp thụ nhiệt chậm nên mát hơn, hình thành cao áp. Gió thổi lừ cao áp (vùng biển) vào tới áp thấp (đất liền) gọi là gió biển.

* Gió đất:

- Ban đêm, đất liền toả nhiệt nhanh mát hơn, hình thành cao áp ở vùng đất liền; còn vùng nước biển ven bờ toả nhiệt chậm, nên hình thành áp thấp. Gió thổi từ áp cao (đất liền) tới áp thấp (biển) nên gọi là gió đất.

*  Gió fơn:

- Khi gió mát và ẩm thổi tới một dãy núi, bị núi chặn lại, không khí ẩm bị đẩy lên cao và giảm nhiệt độ theo tiêu chuẩn của khí ẩm, trung bình cứ lên cao l00m giảm 0,6°C. Vì nhiệt độ hạ, hơi nước ngưng tụ, mây hình thành và mưa rơi bên sườn đón gió.

- Khi không khí vượt sang sườn bên kia, hơi nước đã giảm nhiều, nhiệt độ tăng lên theo tiêu chuẩn không khí khô khi xuống núi, trung bình là 100m tăng 1°C nên gió trở nên khô và rất nóng, gọi là hiệu ứng phơn khô nóng.

Bài giải tiếp theo
Quan sát hình 14.1 (SGK trang 53), hãy kể tên một số khu vực ở một châu lục có chế độ gió mùa.
Dựa vào hình 12.4 (SGK trang 47) và kiến thức đã học, hãy trình bày sự hình thành và hoạt động, của gió biển và gió đất.
Dựa vào hình 12.5 (SGK trang 47), hãy cho biết ảnh hưởng của gió ở sườn tây khác với gió khi sang sườn đông như thế nào? Khi gió lên cao nhiệt độ không khí giảm bao nhiêu/1000m, khi xuống thấp nhiệt độ không khí tăng bao nhiêu độ/1000m?

Video liên quan



Bài học liên quan