Bài 22 trang 95 SGK Hình học 10 Nâng cao
Viết phương trình đường tròn (C) trong mỗi trường hợp sau
Viết phương trình đường tròn (C) trong mỗi trường hợp sau
LG a
(C) có tâm I(1, 3) và đi qua điểm A(3, 1)
Lời giải chi tiết:
Bán kính đường tròn (C) là: \(IA = \sqrt {{2^2} + {{( - 2)}^2}} = 2\sqrt 2 \)
Phương trình đường tròn (C) là: \({\left( {x - 1} \right)^2} + {\left( {y - 3} \right)^2} = 8\).
Cách khác:
Do (C) có tâm I(1; 3) nên (C) có dạng :
(x – 1)2 + (y – 3)2 = R2
Mặt khác : (C) đi qua A(3; 1) => (3 – 1)2 + ( 1 – 3)2 = R2 ⇒ R2 = 8
Vậy (C) có phương trình (x – 1)2 + (y – 3)2 = 8.
LG b
(C) có tâm I(-2, 0) và tiếp xúc với đường thẳng \(\Delta :2x + y - 1 = 0.\)
Lời giải chi tiết:
Bán kính của đường tròn (C) là:
\(R = d\left( {I,\Delta } \right) = {{|2.( - 2) + 0 - 1|} \over {\sqrt {{2^2} + {1^2}} }}\) \(= {5 \over {\sqrt 5 }} = \sqrt 5 \)
Phương trình đường tròn (C) là: \({\left( {x + 2} \right)^2} + {y^2} = 5.\)
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Bài 22 trang 95 SGK Hình học 10 Nâng cao timdapan.com"