Bài 1 trang 28 SGK Địa lí 10

Dựa vào hình 7.1 (SGK trang 25) và nội dung trong SGK, lập bảng so sánh các lớp cấu tạo của Trái Đất (vị trí, độ dày, đặc điểm).


Đề bài

Dựa vào hình 7.1 (SGK trang 25) và nội dung trong SGK, lập bảng so sánh các lớp cấu tạo của Trái Đất (vị trí, độ dày, đặc điểm).

Lời giải chi tiết

Bảng so sánh các lớp cấu tạo của Trái Đất

 

Vị trí

Độ dày

Đặc điểm

Lớp vỏ Trái Đất

Nằm ngoài cùng của Trái Đất.

Đến 5 km (ở đại dương) và 70 km (ở lục địa).

- Được cấu tạo bởi các tầng đá khác nhau: trầm tích, granit, badan.

Gồm 2 lớp:

- Vỏ đại dương: mỏng và không có tầng granit.

- Vỏ lục địa: dày và có đủ cả ba tầng đá.

- Chiếm tới 80% thể tích và 68,5% khối lượng Trái Đất.

Lớp Manti

Nằm giữa lớp vỏ Trái Đất và lớp Nhân

Dày khoàng 2885 km (từ 15 – 2900 km).

Gồm 2 tầng:

- Manti trên: dày từ 15 -700 km, vật chất ở dạng dẻo quánh.

- Manti dưới: từ 700 -2900 km, vật chất ở dạng rắn.

 

 

 

Lớp Nhân

Là lớp trong cùng của Trái Đất.

Dày khoảng 3470 km. (từ 2900 – 6370 km).

Gồm 2 tầng:

- Nhân ngoài: độ dày từ 2900 -5100 km, nhiệt độ tới 50000C, áp suất từ 1,3 đến 3,1 trệu atm, vật chất trạng thái lỏng.

- Nhân trong: độ dày từ 5100 km đến 6370 km, áp suất từ 3 đến 3,5 triệu atm, vật chất trạng thái rắn.

- Thành phần vật chất chủ yếu là kim loại nặng (niken, sắt).

Bài giải tiếp theo
Bài 2 trang 28 SGK Địa lí 10
Quan sát hình 7.1 (SGK trang 25), mô tả cấu trúc của Trái Đất?
Quan sát hình 7.2 (SGK trang 26), cho biết sự khác nhau giữa vỏ lục địa và vỏ đại dương.
Quan sát hình 7.1 (SGK trang 25), cho biết lớp Manti được chia thành mấy tầng? Giới hạn của mỗi tầng?
Dựa vào hình 7.3, cho biết 7 mảng kiến tạo lớn là những mảng nào?
Quan sát hình 7.4 (SGK trang 28), cho biết hai cách tiếp xúc của các mảng kiến tạo và kết quả của mỗi cách tiếp xúc.

Video liên quan



Bài học liên quan