Gió đưa cành trúc la đà Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương
Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương
Mịt mù khói tỏa ngàn sương,
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ
Bài ca dao khẳng định vẻ đẹp của Hà Nội (Thăng Long xưa) với sự cổ kính của đền Trấn Vũ, sự êm đềm của vùng Thọ Xương, tiếng nhịp chày của làng nghề làm giấy Yên Thái và sự bình yên của Hồ Tây. Qua đó, bài ca dao thể hiện niềm tự hào về quê hương và nhắc nhở con người về truyền thống, lịch sử Việt Nam ta.
Giải thích thêm
- Trấn Vũ: một đền nằm ngay sát phía trong đê sông Hồng, thuộc xóm Đìa, thôn Ngọc Trì, xã Thạch Bàn, huyện Gia Lâm, nay thuộc tổ 5, phường Thạch Bàn, quận Long Biên. Đền thờ thần Huyền Thiên Trấn Vũ - người có công lớn trong việc diệt trừ yêu quái, giúp trời yên biển lặng, dân cư yên ổn, vạn vật sinh sôi.
- Thọ Xương: là một huyện của thành Thăng Long xưa, ứng với các quận Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng và một phần các quận Ba Đình, Đống Đa của Hà Nội ngày nay.
- Yên Thái: một làng xưa gồm ba thôn là An Đông, An Thọ và Yên Thái. Ba thôn, nay là ba khối cụm dân cư thuộc phường Bưởi, quận Tây Hồ, Hà Nội. Làng nổi tiếng với nghề làm giấy, chủ yếu là giấy bạc và giấy moi.
- Tây Hồ: hồ nước tự nhiên lớn nhất của Hà Nội nằm trên địa bàn quận Tây Hồ. Xung quanh hồ là những địa danh nổi tiếng của đất Thăng Long như chùa Trấn Vũ, huyện lị Thọ xương, làng Yên Thái (vùng Bưởi), phường Nghi Tàm (quê hương của Bà Huyện Thanh Quan - thi sĩ nổi tiếng của nước ta).