Cách cúng Rằm tháng Giêng đúng chuẩn ít người biết

Bùi Thế Hiển
Bùi Thế Hiển 12 Tháng hai, 2022

Cúng Rằm tháng Giêng hay cúng Tết Nguyên Tiêu từ lâu đã trở thành một nét đẹp trong văn hóa người Việt Nam. Vậy cách cúng rằm tháng Giêng như thế nào để mang lại tài lộc cả năm? Chắc hẳn đang được nhiều người quan tâm. Việc chuẩn bị lễ cúng, văn khấn rằm tháng giêng, thủ tục làm lễ là những việc quan trọng khi cúng rằm. Để chuẩn bị tốt cho Tết Nguyên Tiêu, sau đây TimDapAnsẽ gợi ý các bạn cách cúng Rằm tháng Giêng đúng chuẩn và đầy đủ nhất.

Rằm tháng Giêng

1. Ý nghĩa của ngày Rằm tháng Giêng

Trong dân gian, Rằm tháng Giêng hiểu một cách đơn giản là một trong những ngày Rằm lớn. Ngày này có 3 lễ cúng:

  • Một là lễ cúng khởi năm đón lộc cầu may.
  • Hai là Tết ăn lại (Tết bù) cho nhà nào dịp Tết Nguyên đán có người đau yếu, tang ma không kịp ăn Tết, nay khỏe mạnh trở lại, mọi người thư thả thì ăn bù, đi chúc Tết lại nhau một cách cởi mở, không phải kiêng khem gì. Trước đây Rằm tháng Giêng còn thường gọi là Tết muộn, để những nhà khá giả tiếp tục ăn Tết, thưởng mai - đào nở muộn.
  • Lễ thứ 3 là cúng sao giải hạn.

2. Bài khấn cúng Rằm Tháng Giêng

Nam Mô A di đà Phật!

Nam Mô A di đà Phật!

Nam Mô A di đà Phật!

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

– Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Thúc Bá Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội họ nội họ ngoại.

Tín chủ (chúng) con là: ...............................................

Ngụ tại:.............................................. ..........................

Hôm nay là ngày Rằm tháng Giêng năm... gặp tiết Nguyên tiêu, tín chủ con lòng thành, sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, dâng lên trước án.

Chúng con kính mời ngày Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài Thần. Cúi xin các ngài linh thiêng nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ................... nghe lời khẩn cầu, kính mời của con cháu, giáng về chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời Ông bà Tiền chủ, Hậu chủ tại về hưởng lễ vật, chứng giám lòng thành phù hộ độ trì cho gia chung chúng con được vạn sự tôn lành. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng an bình.

Nam Mô A di đà Phật!

Nam Mô A di đà Phật!

Nam Mô A di đà Phật!

>> Xem chi tiết: Bài văn khấn cúng Tết Nguyên Tiêu

3. Cúng rằm tháng Giêng vào giờ nào tốt nhất

Rằm tháng Giêng

Rằm tháng Giêng (Tết Nguyên Tiêu năm Nhâm Dần) vào ngày 15/2/2022 (dương lịch), nhà nhà đang chuẩn bị và sửa soạn để cúng Rằm tháng Giêng.

Dưới góc nhìn chuyên gia, đây là ngày đẹp và phù hợp nhất để thực hiện cúng Rằm tháng Giêng năm 2022. Ngoài các khung giờ đẹp của ngày 14 và 15 tháng Giêng âm lịch gia chủ hạn chế cúng Rằm tháng Giêng vào ngày khác, giờ khác vì được cho là sẽ kém linh.

Từ xưa Rằm tháng Giêng các cụ cúng vào chính Rằm là tốt nhất - vì đó là thời điểm trăng sáng nhất đầu năm. Theo quan niệm xưa, trăng mọc là có Đức Phật giáng lâm, gia ân độ trì chúng sinh, thành tâm cầu khấn ắt sở cầu như nguyện, may mắn và bình an suốt năm.

Tết Nguyên Tiêu hay Rằm tháng Giêng được bắt đầu từ đêm ngày 14 đến hết đêm Rằm. Sở dĩ hiện nay nhiều người linh hoạt cúng trước 1 ngày - vào 14 tháng Giêng năm Nhâm Dần (14/2/2022 dương lịch) là do không thể sắp xếp được thời gian nên cần cúng từ tối ngày 14. Do đó tùy điều kiện mà gia chủ có thể chọn lựa việc cúng Rằm tháng Giêng sớm hơn vào chiều ngày 14 âm lịch.

Theo Lịch dụng sự, ngày 14 tháng Giêng năm Nhâm Dần 2022 cũng khá tốt để thực hiện nghi lễ cúng Rằm, nhưng nên tiến hành từ sáng sớm ngày 14 tháng Giêng âm lịch đến trước 19h ngày Rằm tháng Giêng âm lịch.

Khung giờ đẹp để thực hiện cúng Rằm Tháng Giêng vào ngày 14 tháng Giêng âm lịch gồm:

Giờ Thìn (7h-9h), giờ hoàng đạo Thanh Long;

Giờ Tị (9h-11h), giờ hoàng đạo Minh Đường;

Giờ Thân (15h-17h), giờ hoàng đạo Kim Quỹ;

Giờ Dậu (17h-19h), giờ hoàng đạo Bảo Quang;

Nhưng lễ cúng Rằm tháng Giêng sẽ tốt hơn nếu cúng đúng ngày, với các khung giờ đẹp như sau:

Giờ Thìn (7h-9h), giờ hoàng đạo Tư Mệnh;

Giờ Ngọ (11h-13h), giờ hoàng đạo Thanh Long;

Giờ Mùi (13h-15h), giờ hoàng đạo Minh Đường;

Lễ cúng rằm tháng Giêng thường vào giờ Ngọ (tức là từ 11-13h ngày chính Rằm xưa nay được cho là tốt nhất. Nhưng ngày nay nhiều người vì bận rộn với công việc nên tùy cơ ứng biến mà cúng vào các ngày, giờ khác nhau, với quan niệm thể hiện tấm lòng thành kính và biết ơn của con cháu đối với tổ tiên, thánh thần...

>> Xem chi tiết: Cúng Rằm tháng Giêng 2022 ngày nào đẹp

4. Cách làm mâm cúng Rằm tháng Giêng

Từ lâu, ông bà ta vẫn thường nhắc nhở con cháu, "cúng cả năm không bằng Rằm tháng Giêng". Trong ngày này, mỗi gia đình thường làm mâm cỗ để thể hiện tấm lòng thành kính dâng lên tổ tiên. Thông thường, mâm cỗ cúng Rằm đầu tiên của năm sẽ gồm có những món ăn giống như các ngày Tết. Tuy nhiên, cũng tùy thuộc vào sở thích và hoàn cảnh của mỗi gia đình mà mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng sao cho phù hợp, quan trọng là tấm lòng thành kính của gia chủ.

>> Xem chi tiết: Cách làm mâm cúng Rằm tháng Giêng

5. Cách làm lễ dâng sao giải hạn rằm tháng Giêng

Rằm tháng Giêng

Sắm lễ cúng sao giải hạn

  • Lễ vật gồm: Hương, Hoa, Quả (5 loại). Trầu, rượu, nước. Vàng, Tiền (10), Gạo, Muối.
  • Lễ xong hóa cả tiền, vàng, văn khấn, bài vị.

Màu sắc bài vị và cách bố trí nến làm lễ cúng sao giải hạn

Khi gặp sao hạn chiếu, tùy tuổi, nam hay nữ mà Sao khác nhau. Tùy Sao mà cúng vào các ngày khác nhau, bàn đặt và hướng lạy, màu sắc bài vị, nội dung chữ ghi trên bài vị, số nến và sơ đồ cắm khác nhau, nội dung khấn cũng khác nhau.

>> Xem chi tiết: Cách làm lễ cúng sao giải hạn năm 2022

6. Cách tính sao hạn hằng năm

Rằm tháng Giêng

Tính chất của các hạn:

  • Huỳnh Tiền (đại hạn): bệnh nặng, hao tài.
  • Tam Kheo (tiểu hạn): tay chân nhức mỏi.
  • Ngũ Mộ (tiểu hạn): hao tiền tốn của.
  • Thiên Tinh (xấu): bị thưa kiện, thị phi.
  • Tán Tận (đại hạn): tật bệnh, hao tài.
  • Thiên La (xấu): bị phá phách không yên.
  • Địa Võng (xấu): tai tiếng, coi chững tù tội.
  • Diêm Vương (xấu): người xa mang tin buồn.

>> Xem chi tiết: Bảng tính sao hạn năm 2022 chi tiết từng tuổi

Trên đây là Cách cúng Rằm tháng Giêng đúng chuẩn ít người biết. Tùy vào điều kiện kinh tế mỗi gia đình chuẩn bị đồ cúng khác nhau. Nhưng nói chung là đều thể hiện tấm lòng thành kính và biết ơn của con cháu đối với ông bà, tổ tiên, Phật thánh và cầu mong một năm an lành, may mắn. Vì vậy, mà các bạn có thể tham khảo tài liệu trên của Tìm Đáp Án, rất đầy đủ phải không nào?

12 Tháng hai, 2022

Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!