Tất cả những điều cần biết về Tết Đoan Ngọ

Bùi Thế Hiển
Admin 08 Tháng sáu, 2021

Tất cả những điều cần biết về Tết Đoan Ngọ, Tìm hiểu về ngày Tết Đoan Ngọ ở Việt Nam, ... TimDapAnxin mời các bạn cùng tham khảo bài viết tổng hợp dưới đây để hiểu rõ hơn về ngày Tết Đoan Ngọ (Tết Diệt sâu bọ) mùng 5 tháng 5 của dân tộc.

1. Tết Đoan Ngọ là gì?

Tết Đoan Ngọ tồn tại trong văn hóa dân gian phương Đông nói chung và Việt Nam nói riêng từ lâu đời nay. Ở Việt Nam, dân gian còn gọi ngày Tết Đoan Ngọ là Tết giết sâu bọ, là ngày phát động bắt sâu bọ, tiêu diệt bớt các loài gây hại cho cây trồng trên cánh đồng.

>>> Sự tích Tết Đoan Ngọ

2. Tết Đoan Ngọ cúng gì?

Cúng Tết Đoan Ngọ gồm 2 phần là lễ cúng gia tiên và lễ cúng ngoài trời. Mâm cúng có thể làm chay hoặc mặn dựa theo điều kiện kinh tế của gia chủ, nhưng cách chuẩn bị mâm cúng như nào, gồm những gì, đặt ở đâu,... mời các bạn tham khảo nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây.

>>> Mâm cúng tết Đoan Ngọ

Tất cả những điều cần biết về Tết Đoan Ngọ

3. Thủ tục cúng Tết Đoan Ngọ

Theo tục lệ ngày xưa, người dân thường cúng Tết Đoan Ngọ vào sáng sớm, nhưng thực chất Tết Đoan Ngọ được tiến hành vào giờ chính Ngọ (giữa trưa) ngày 5/5 Âm lịch. Đoan nghĩa là mở đầu, Ngọ là khoảng thời gian từ 11h tới 13h.

Dịp Đoan Ngọ (5/5 Âm lịch) là lúc tiết trời nóng bức nhất. Đây là lúc chuyển mùa, sâu bọ, côn trùng cũng được dịp phát triển gây bệnh cho người, vật nuôi và cây cối.

Vì vậy, người dân thực hiện các nghi lễ diệt sâu bọ và dâng hương cầu tai qua nạn khỏi, được mùa.

Tất cả những điều cần biết về Tết Đoan Ngọ

4. Tết Đoan Ngọ ăn gì?

Theo quan niệm cổ truyền, có thể giết sâu bọ bằng cách ăn thức ăn, hoa quả, rượu nếp vào ngày 5/5. Tết Đoan Ngọ (Tết giết sâu bọ) mùng 5 tháng 5 nên ăn gì, ăn gì để diệt sâu bọ, Mùng 5 tháng 5 ăn gì,... mời các bạn tham khảo bài viết sau để biết được những thông tin bổ ích.

>>> Tết Đoan Ngọ nên ăn gì

Tại sao Tết Đoan Ngọ lại ăn vịt

5. Bài cúng Tết Đoan Ngọ

Lễ cúng Tết Đoan Ngọ được làm ở đâu, Cúng Tết Đoan Ngọ vào lúc nào, chuẩn bị mâm cúng như thế nào, bài văn cúng Tết Đoan Ngọ gia tiên, mẫu văn khấn Tết Đoan Ngọ,.... tất cả đều được TimDapAntổng hợp đầy đủ trong bài viết dưới đây, mời các bạn cùng tham khảo.

>>> Văn khấn cúng Tết Đoan Ngọ

6. Những phong tục khác vào ngày Tết Đoan Ngọ

Nếu là dân sống ở nông thôn, thì họ thường canh đúng 12 giờ trưa (tức là giờ ngọ), rủ nhau đi hái lá thuốc. Bởi vì, thời điểm ấy, mặt trời tỏa ra những tia nắng tốt nhất trong năm và hội tụ dương khí tốt nhất.

Do đó, những lá cây thuốc được hái vào khoảng thời khắc đó, thường được dùng để chữa các bệnh liên quan về da và hệ tiêu hóa.

Không những thế, vào ngày Tết Đoan Ngọ, một số người theo phong tục xưa còn nhuộm móng tay, móng chân,... hay treo ngải cứu để trừ tà. Tuy nhiên, phong tục xưa vẫn còn được duy trì hiện nay, chính là thói quen đi hái thuốc và tắm nước lá vào mùng 5/5.

Nếu là dân thành thị, thì họ hay có lệ đi mua lá thuốc từ các gánh hàng của những người buôn bán từ quê vào. Lúc này, phần lá thuốc được xắt nhỏ và phân thành từng loại riêng biệt, nên người mua chỉ việc chọn và mua các loại lá có mùi vị yêu thích.

Vào ngày Tết Đoan Ngọ, họ lại đem chúng ra phơi khô, rồi bọc lại trong túi trước khi đặt chúng vào trong tủ thuốc gia đình. Nếu người nhà có ai bệnh thì lấy thuốc ra dùng.


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!