Tại sao Tết Đoan Ngọ lại ăn vịt
Vì sao người Việt lại ăn thịt vịt vào ngày Tết Đoan Ngọ? bên cạnh những món ăn phổ biến vào dịp mùng 5/5 âm lịch như cơm rượu nếp cẩm, mận, vải, bánh tro… Trong bài viết này TimDapAnsẽ giải thích chi tiết Tại sao Tết Đoan Ngọ lại ăn vịt?
Tục ăn thịt vịt vào ngày Tết Đoan Ngọ
Một trong những món ăn, vào ngày Tết Đoan Ngọ, không thể thiếu trên mâm cỗ của người miền Trung, chính là món vịt quay hay món vịt luộc.
Thông thường, người miền Nam không thích chọn ăn thịt vịt cho những ngày đầu năm, kể cả ngày Tết Đoan Ngọ. Vì việc ăn thịt vịt tượng trưng cho việc xả xui và muốn được may mắn hơn. Tuy nhiên, người miền Trung thì lại có quan niệm khác.
Họ quan niệm rằng: từ ngày 5/5 trở đi, vịt đã bắt đầu vào mùa. Lúc đó, những con vịt trở nên béo hơn và có thịt ngon, chắc hơn, không còn mùi hôi nữa. Chính vì vậy, phần lớn các hộ gia đình miền Trung đều chọn mua và vào bếp chế biến các món ăn khác nhau từ thịt vịt.
Tập quán ăn thịt vịt vào ngày Tết Đoan Ngọ, vẫn còn được duy trì tại một số địa phương ở những vùng khác (ngoài miền Trung).
Ăn thịt vịt vào dịp Tết Đoan Ngọ có tốt?
Khi nhắc đến các món ăn làm từ thịt vịt, bạn có thể nghĩ ngay tên gọi quen thuộc như: cháo vịt, gỏi vịt kèm với chén nước mắm gừng, hay vịt tiềm thuốc Bắc vẫn còn đang tỏa khói nóng từ chiếc nồi đất chẳng hạn.
Vào ngày Tết Đoan Ngọ, khi khí trời nóng nực (thuộc tiết Đại Thử), nhiệt độ cao, nhiều người thường hay chọn những món ăn được chế biến từ thịt vịt để cân bằng nhiệt, bổ thân thể và sâu xa hơn là niềm tin tâm linh truyền thống.