Mách bạn cách chọn Phật thủ thờ để phát lộc cả năm
- 1. Quả phật thủ là quả gì?
- 2. Nguồn gốc của phật thủ
- 3. Ý nghĩa quả phật thủ
- 4. Cách chọn phật thủ đẹp
- Chọn Phật thủ nhiều tai
- Tuân theo quy luật "Thịnh – Suy – Bĩ – Thái"
- Hình dạng quả đẹp
- Bảo quản quả Phật thủ
- Tác dụng của quả phật thủ
- 5. Cách bày mâm quả cúng tổ tiên, thần Tài, Thổ Địa
- 6. Các loại quả khác trên mâm ngũ quả
Cách chọn Phật thủ thờ để phát lộc - Mách bạn cách chọn phật thủ là bài viết giúp bạn biết cách lựa được những quả phật thủ đẹp bày trên mâm quả, bảo quản phật thủ được bền nhất. Mời các bạn cùng tham khảo.
1. Quả phật thủ là quả gì?
Phật thủ là quả ăn trái, có hình dạng như bàn tay Phật, tên khoa học là Citrus medica var. sarcodactylis và thuộc chi Cam chanh. Phật thủ có nguồn gốc từ Trung Quốc và Nhật Bản, nó cũng được trồng phổ biến ở Việt Nam.
Phật thủ thuộc cây thân gỗ nhỏ, có thể phát triển đến 2 - 2.5m và cành có gai cứng, nhọn và ngắn. Lá có kích thước lớn, thuôn dài và màu xanh nhạt. Hoa nở 2 - 3 lần mỗi năm, màu trắng nhưng có màu hơi đỏ tía bên ngoài rìa cánh hoa, thường mọc thành chùm và tỏa hương thơm. Quả chín có màu vàng óng, các ngón tay của quả phật thủ đôi khi chứa một ít thịt quả có tính axit, thậm chí quả phật thủ có thể sẽ không có nước và hạt.
Cây phật thủ phát triển tốt nhất ở những vùng có khí hậu ôn hòa, nhưng nhạy cảm với sương và nắng gắt cũng như thời tiết khô hạn.
- Quả phật thủ có ăn được không?
- Các công dụng chữa bệnh tuyệt vời của phật thủ
2. Nguồn gốc của phật thủ
Theo nghiên cứu, cây phật thủ được những người theo Đạo Phật mang từ Ấn Độ sang Trung Quốc và sau đó du nhập vào Việt Nam. Loại cây cho ra thứ quả kì lạ này trước đây chỉ trồng được ở những vùng núi cao như Tuyên Quang, Yên Bái nhưng bây giờ còn trồng nhiều nơi khác, đặc biệt có nhiều ở xã Đắc Sở (Hoài Đức, Hà Nội).
Trái phật thủ có nhiều kích cỡ, khi chín vỏ vàng, sần sùi, có mùi thơm. Thế nhưng điều kì diệu nhất ở nó chính là những “ngón tay” nhỏ dài khiến người ta liên tưởng tới bàn tay của Đức Phật. Ngoài để thắp hương mâm cúng thì quả phật thủ còn có thể dùng làm thuốc, làm mứt, làm nến…
Hiện nay, đã xuất hiện không ít nơi bán cây phật thủ cảnh (phật thủ bonsai) rất quý. Theo phong thủy, khi để cây này trong nhà sẽ giúp gia chủ đón khách, thu hút may mắn, mang lại thịnh vượng, tài lộc không ngừng.
3. Ý nghĩa quả phật thủ
Theo phân tích của TS.Nguyễn Văn Vịnh (Phó Viện trưởng Viện Công nghệ Giáo dục) thì loại quả này mang ý nghĩa phật giáo. Từ ngoại hình, quả phật thủ trông giống như hoa sen (biểu tượng tâm linh). Ngoài ra, nó còn giống “ngón tay Phật”, những ngón tay được đưa ra, hơi cong, chụm lại như bông hoa.
Loại quả này trong đời sống tâm linh mang hình tượng cao quý, mang đến bình yên, phước lành cho gia chủ. Do đó, các gia đình thường chọn phật thủ để trưng bày mâm cúng ngày lễ Tết với mong muốn một năm mới an lành, vui vẻ, nhiều tài lộc. Ngoài ra, theo quan niệm xưa, mùi thơm của loại quả này còn có tác dụng quyến rũ, lưu lại trong nhà lâu hơn, giúp phù hộ cho gia đình cả về tài vận lẫn sức khỏe.
Như vậy, dù con người không trực tiếp ăn được như các loại trái cây khác nhưng phật thủ dùng để thắp hương với ý nghĩa tâm linh, mang nét đặc sắc của đạo phật. Chính vì ý nghĩa thật sự đó nên mỗi gia đình cũng nên tùy thuộc vào hoàn cảnh của mình để quyết định có nên thờ cúng trái phật thủ hay không.
Không chỉ chờ đến Tết mà Phật thủ được bán quanh năm và lúc nào cũng đắt như tôm tươi. Ngày mồng 1, ngày rằm và những dịp lễ người dân đã quen phải mua quả Phật thủ bày trên ban thờ.
Vào những ngày cuối năm này, nhiều người săn lùng những quả Phật thủ có hình dáng đẹp, có giá trị cao để làm quà biếu hay đơn giản là trưng bày trên mâm ngũ quả ngày Tết.
Quả Phật thủ ngoài ý nghĩa thờ tâm linh, chúng còn được nhiều người tìm mua Phật thủ để làm thuốc chữa bệnh như dùng Phật thủ ngâm với mật ong chữa ho rất tốt hay làm mứt...
4. Cách chọn phật thủ đẹp
Với quả phật thủ thì quan niệm của từng vùng khác nhau sẽ có quan niệm xấu đẹp khác nhau:
Với miền Bắc: Quả phật thủ được ưa chuộng là quả to và có các ngón dài nhọn và xòe ra tượng trưng cho đặc tính của người miền bắc là chí hướng muốn vươn xa hơn, phát triển lớn mạnh hơn.
Cách chọn quả Phật thủ đẹp miền Bắc
Miền nam: Với người miền Nam thì họ lại khác với người Bắc là họ thường thích những trái to, dài và và nhiều ngón cụp vào tượng trưng cho sự bảo vệ, bền vững trong việc giữ gìn của cải của gia đình mình.
Cách chọn quả Phật thủ đẹp miền Nam
Miền trung: Với người miền Trung lại khá giống miền Nam nhưng do họ thường có bàn thờ nhỏ nên thường ưa trái nhỏ hơn. Không có sâu bệnh, rỉ sắt gì trên vỏ quả. Vỏ tươi sáng, màu xanh tươi hoặc vàng tươi.
Cách chọn quả Phật thủ đẹp miền Trung
Tuy nhiên để chọn phật thủ thờ mang lại tài lộc, giúp gia chủ phát lộc cả năm thì đều được lựa chọn kĩ càng theo những nguyên tắc dưới đây. Mời các bạn cùng tham khảo:
Chọn Phật thủ nhiều tai
Trái Phật thủ đẹp phải nhiều ngón tay, thông thường mỗi quả có 20-30 ngón tay. Các ngón tay tỏa tròn đều xếp thành nhiều vòng như hình bông hoa, ngón của vòng ngoài cùng trùng với các số đẹp sẽ có giá trị. Khi chọn mua quả Phật thủ, nên chọn quả to, ngón tay của Phật thủ càng nhiều, dài mập, các ngón đều nhau. Bạn cũng nên chú ý chọn quả có da trơn cật, màu hơi mờ vàng là quả già để được lâu và thơm hơn.
Tuân theo quy luật "Thịnh – Suy – Bĩ – Thái"
Người chơi Phật thủ thường đếm các ngón của quả, song khi đếm phải tuân theo quy luật: Thịnh – Suy – Bĩ – Thái. Nghĩa là sẽ đếm các ngón quả lần lượt theo 4 từ trên, lặp đi lặp lại, nến ngón cuối cùng rơi vào chữ Thịnh hoặc Thái thì rất quý. Những quả như thế này thường rất đắt, tầm khoảng chục triệu một quả, vì cả vườn hàng nghìn quả may ra chỉ được 1 đến 2 quả.
Hình dạng quả đẹp
Tránh mua quả bị xước sát, bị sâu đục khoét, bị dập hoặc gãy các ngón Phật thủ. Không chọn Phật thủ non dù chúng cũng có màu vàng nhưng lại rất nhanh hỏng. Một quả Phật thủ trưởng thành thì các túi tinh dầu tròn trịa, cách đều nhau, căng mọng, bề mặt quả rắn và cứng.
Bảo quản quả Phật thủ
Sau khi mua quả Phật thủ, có thể pha loãng nước rửa bát rồi lấy chổi quét sơn nhẹ nhàng rửa sạch quả Phật thủ (hoặc dùng rượu trắng lau) để loại bỏ nhện đỏ thường có trên quả và các chất bẩn khác. Chú ý tuyệt đối tránh làm xước quả sẽ khiến quả nhanh bị thối.
Cho cuống Phật thủ vào ly có nước dâng cúng, sau 15 -30 ngày cuống cây sẽ ra rễ, bộ rễ này sẽ có tác dụng hút nước để nuôi quả, sử dụng và bảo quản tốt nhất có thể kéo dài cho đến 4 hoặc 5 tháng.
Để tránh Phật thủ hỏng nhanh, không nên rửa hoặc ngâm Phật thủ trong dịch muối. Bởi khi nước đọng trong các khe ngón của quả rất dễ tạo môi trường ẩm ướt cho nấm Phật triển phá huỷ vỏ quả gây thối rữa. Bạn chỉ nên dùng khăn ẩm lau.
Khi đặt trên bàn thờ, bạn có thể để một bát nước, cho thêm vài viên thuốc B1 vào sau đó đặt Phật thủ vào bát nước sẽ giúp Phật thủ tươi rất lâu.
Tác dụng của quả phật thủ
Quả phật thủ ngoài ý nghĩa thờ tâm linh rất ý nghĩa. Quả Phật thủ còn để làm thuốc chữa bệnh như dùng phật thủ ngâm với mật ong chữa ho rất tốt hay làm mứt. Bởi vậy, dù giá loại quả này khá cao, có khi tới vài triệu nhưng vẫn bán khá chạy.
>>> Tác dụng chữa bệnh từ quả phật thủ
5. Cách bày mâm quả cúng tổ tiên, thần Tài, Thổ Địa
Trong những ngày lễ, Tết đặc biệt, hầu hết các gia đình tại Việt Nam đều sẽ có một mâm ngũ quả cúng tổ tiên, cúng thần Tài, Thổ Địa. Có khá nhiều cách bày mâm ngũ quả khác nhau, nhưng cách bày truyền thống hoặc bày theo ngũ hành vẫn được người Việt Nam yêu thích nhất.
Cách bày mâm ngũ quả truyền thống của người miền Bắc thường sẽ là nải chuối xanh được đặt dưới cùng, ở giữa là quả bưởi hoặc quả Phật thủ, rồi điểm xuyến xung quanh là những loại quả khác như quả quất, quýt, táo, ớt... Còn người miền Nam lại kỵ chuối nên thường bày 5 loại quả: Mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài tượng trưng cho mong muốn "cầu sung vừa đủ xài", sau đó đặt quả Phật thủ lên trên vị trí trên cùng, chính giữa của mâm ngũ quả. Mâm ngũ quả truyền thống của miền Trung cũng khá đơn giản với dứa (hoặc quả Phật thủ) đặt cao nhất, bao quanh là xoài, thanh long và táo, nho đặt dải ngang và quýt bày xung quanh.
Ngoài ra, ngày nay, nhiều gia đình còn chọn bày mâm ngũ quả theo phong thủy, ngũ hành để cầu tài lộc cho gia đình. Người ta thường sẽ chọn 5 loại quả tương ứng với ngũ hành Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ, tượng trưng cho ngũ phúc bao gồm: Giàu có, sang trọng, sống lâu, khỏe mạnh, bình yên. Quả Phật thủ thường được chọn để tượng trưng cho hành Kim vì có màu vàng óng đẹp mắt, hành Hỏa thì dùng các loại trái cây màu đỏ như hồng, thanh long. Tượng trưng cho hành Mộc thì có đu đủ, chuối xanh, dừa, dưa hấu... tượng trưng cho hành Thổ thì nên chọn xoài, bưởi, cam... còn hành Thủy thì bạn có thể dùng những quả tối màu như nho, việt quất...
Nếu bạn dùng quả Phật thủ để bày bàn thờ mà muốn để được lâu thì nên dùng rượu trắng lau vỏ ngoài của quả, sau đó mới đặt lên bàn thờ gia tiên hoặc đặt bên cạnh cốc rượu.
6. Các loại quả khác trên mâm ngũ quả
Ngoài thờ chọn Phật thủ, những loại trái cây sau đây cũng được sử dụng để thờ hay trưng bày mâm ngũ quả ngày Tết.
1. Táo
Trong phong thủy, táo tượng trưng cho sự yên bình và hòa hợp. Loại quả này cũng được ưa chuộng vì màu đỏ của nó mang ý nghĩa tốt lành.
2. Cam
Cam là một trong những loại quả được các gia đình ưa chuộng nhất khi cúng ban thờ. Cam được coi là gửi gắm lời nguyện cầu về may mắn, thành công.
3. Chuối
Chuối mang ý nghĩa là "thu hút". Vì vậy, nó cũng hay được dùng để thờ cúng. Tuy nhiên, nếu đi tảo mộ hay trong tháng cô hồn, gia đình nên tránh không dùng chuối để tránh "chào đón" các vị khách không mời mà tới.
4. Dưa
Những quả dưa tròn tượng trưng cho sự đoàn kết trong gia đình nên thích hợp để thờ cúng tổ tiên. Bày dưa trên ban thờ ngụ ý mong muốn mọi việc được tròn đầy, hoàn chỉnh, thống nhất.
5. Dứa
Trong tiếng Hán, dứa phát âm nghe như "may mắn đến theo cách của bạn", vì thế dứa đã trở thành một biểu tượng phong thủy truyền thống cho sự giàu có và may mắn. Khi chuyển nhà, nó là một trong những loại trái cây cần thiết phải chuẩn bị.
6. Đào
Những quả đào hồng hồng từ lâu đã được coi là món ăn của thần tiên. Bày biện đào trên ban thờ ngụ ý xin sức khỏe, sự dẻo dai, trường thọ.
7. Bưởi
Trong tiếng Hán, từ "bưởi" phát âm giống như là "con trai". Do vậy, mọi người thường bày bưởi để xin lộc về con cái.
8. Lựu
Bên trong quả lựu chứa đầy ắp những hạt con, tượng trưng cho khả năng sinh sản. Cũng giống như bưởi, lựu mang ý nghĩa cầu mong con đàn cháu đống.
>> Chi tiết: 15 loại quả đem tài lộc, may mắn nên được chưng trên bàn thờ dịp Tết
........................
Như vậy, TimDapAnđã nêu rõ ý nghĩa của quả phật thủ trong Ngày Tết, cách chọn mua quả phật thủ đẹp, cách bảo quản phật thủ đẹp lâu,... tới các bạn đọc giả. Đây sẽ là mẹo chọn quả Phật thủ đẹp, phát tài lộc để cúng tổ tiên ngày lễ, Tết. Hy vọng các bạn sẽ có thêm được nhiều thông tin hữu ích cho bản thân.
Ngoài hướng dẫn cách chọn phật thủ đẹp, TimDapAncòn muốn giới thiệu các bạn những bài viết hay khác liên quan tới Tết Nguyên Đán:
- Bài Cúng Giao Thừa Ngoài Trời
- Bài Cúng Giao Thừa Trong Nhà
- Bài cúng Tất Niên
- Cách bày mâm ngũ quả đúng phong tục truyền thống
- Văn khấn gia tiên mùng 1 và rằm
- Tất tần tật mẹo chọn trái cây tươi ngon cho ngày Tết
- Chọn hoa cây cảnh ngày Tết mang may mắn tài lộc vào nhà
- Những sai lầm cần tránh khi bày mâm ngũ quả ngày Tết