Quả phật thủ có ăn được không?
- 1. Quả phật thủ là gì?
- 2. Quả phật thủ có ăn được không?
- 3. Hình ảnh quả phật thủ
- 4. Khu vực phân bố cây phật thủ
- 5. Thành phần hóa học của phật thủ
- 6. Công dụng của quả phật thủ
- 6.1. Phật thủ là một bài thuốc quý
- 6.2. Ngâm rượu chữa nhiều bệnh
- 6.3. Làm si rô chữa ho
- 6.4. Nấu cháo chữa ho
- 6.5. Hãm trà
- 6.6. Làm mứt
- 6.7. Phật thủ chữa viêm gan truyền nhiễm
- 6.8. Có tác dụng điều trị các bệnh phụ nữ và bệnh tiêu hóa
- 6.9. Chữa đau dạ dày
- 7. Trái phật thủ có độc không?
- 8. Lưu ý khi sử dụng trái phật thủ
Quả phật thủ có ăn được không? Rất nhiều người mới lần đầu nhìn thấy quả phật thủ đều băn khoăn câu hỏi này. Vậy phật thủ có ăn được không? Công dụng của quả phật thủ như thế nào? Tìm Đáp Án sẽ nêu rõ qua bài viết dưới đây.
1. Quả phật thủ là gì?
Phật thủ là giống cây ăn quả thuộc họ cam chanh, có tên khoa học là Citrus medica L.var.sarcodactylis Swingle và tên trong dược liệu là Fructus citri Sarcodactylis.
Phật thủ thuộc cây thân gỗ nhỏ, có thể phát triển đến 2 - 2.5m và cành có gai cứng, nhọn và ngắn. Lá có kích thước lớn, thuôn dài và màu xanh nhạt. Hoa nở 2 - 3 lần mỗi năm, màu trắng nhưng có màu hơi đỏ tía bên ngoài rìa cánh hoa, thường mọc thành chùm và tỏa hương thơm. Quả chín có màu vàng óng, các ngón tay của quả phật thủ đôi khi chứa một ít thịt quả có tính axit, thậm chí quả phật thủ có thể sẽ không có nước và hạt.
Cây phật thủ phát triển tốt nhất ở những vùng có khí hậu ôn hòa, nhưng nhạy cảm với sương và nắng gắt cũng như thời tiết khô hạn.
Quả Phật thủ có nguồn gốc từ đất nước Ấn Độ. Các nước theo đạo Phật như Trung Quốc, Ấn Độ rất ưu chuộng thờ quả Phật thủ. Quan niệm quả Phật thủ như những cánh tay của Đức Phật. Đem lại bình an, may mắn, trừ tà ma, thịnh vượng đến cho người dân.
Phật thủ có hình thù như bàn tay phật. Ruột xốp đặc, vỏ màu xanh hoặc vàng, tuy nhiên lại thuộc họ cam quýt. Vỏ quả Phật thủ cũng như thân cây chứa nhiều vitamin và khoáng chất.
Theo quan niệm xưa, Phật thủ là loại quả dùng để thờ Phật và gia tiên vì có mùi thơm quyến rũ, tác dụng lưu giữ thần, Phật và gia tiên lưu lại trong nhà lâu hơn để phù hộ cho gia chủ. Mọi người thờ Phật thủ với mong muốn gia đình gặp nhiều may mắn trong năm mới, phồn thịnh về của cải, sức khỏe,...
2. Quả phật thủ có ăn được không?
Có rất nhiều người khi nhìn thấy loại trái này đều băn khoăn câu hỏi này và một phần cũng là do cái tên gọi tâm linh của nó. Phật thủ là một loại trái thuộc họ cam chanh.
Hoa phật thủ có mùi thơm và quả không có nước, không có ruột mà chỉ có phần lõi xốp bên trong. Do đó, quả Phật thủ không thể ăn trực tiếp được. Tuy nhiên, nó có thể được dùng làm nguyên liệu chế biến các món ăn ngon bổ dưỡng cũng như các bài thuốc quý.
3. Hình ảnh quả phật thủ
Trái phật thủ có hình dáng lạ lẫm và độc đáo giống với bàn tay của đức phật, phần trước mở phân tách ra như ngón tay thuôn dài, phía sau thì giống với bàn tay.
Có màu vàng xanh hoặc màu sẫm, không có ruột bên trong và cũng không có nước. Phần lõi thì xốp vị không đắng, vì vậy có thể sử dụng cả trái và phần lõi này.
4. Khu vực phân bố cây phật thủ
Phật thủ có nguồn gốc từ xã Đắc Sở, Hoài Đức, Hà Nội. Và hiện nay đang được trồng ở nhiều nơi như Tây Ninh, Nam Định, Tuyên Quang,… Cây thường ra hoa vào mùa hạ và kết trái vào mùa đông.
Khi quả chín vàng có thể tiến hành thu hoạch. Lúc trời đổ mưa hoặc có sương mù thì không nên thu hoạch vì sẽ dễ bị ẩm thối.
Phật thủ có thể dùng tươi hoặc khô đều được. Khi hái quả tươi về rửa sạch và thái thành từng lát nhỏ phơi khô và chỉ sử dụng trong thời gian ngắn, khi để khô thì dễ bị mốc.
5. Thành phần hóa học của phật thủ
Các hợp chất chứa bên trong trái phật thủ bao gồm: 8,7% glucosit, 86,9% nước, 1,3% lipit, 1,2% protein, 1,1% chất xơ cùng với nhiều vitamin bổ sung khác điển hình là 0.04% vitamin C.
Bên cạnh đó, còn chứa nhiều hàm lượng khoáng chất như kẽm, canxi, magie, photpho, kali, mangan, natri,… Có hợp chất hydrat cacbon chứa nhiều loại polysaccarit và nhiều phân tử lượng khác. Ngoài ra còn chứa flavonoid, limomin, vitamin E, chất keo và một số khoáng chất khác.
Thảo dược có vị đắng, chua, cay, tính ấm dùng chữa ho và đau dạ dày rất hiệu quả bên cạnh đó giúp thuận lợi cho quá trình tiêu hóa.
6. Công dụng của quả phật thủ
Với nhiều thành phần hóa học và dưỡng chất tốt đến như vậy, thì công dụng mà vị thuốc mang lại cho sức khỏe chúng ta là vô cùng tuyệt vời, cùng tìm hiểu những công dụng của phật thủ sau đây:
6.1. Phật thủ là một bài thuốc quý
Theo Đông y thì quả phật thủ có vị đắng, chua và tính ấm nên có tác dụng điều trị các chứng ăn không tiêu, đầy bụng, đau dạ dày, viêm gan, đau họng, ngực tức đầy, mạng sườn trướng đau ...
Các nghiên cứu dược lý cho thấy quả phật thủ còn có thể giải trừ sự co thắt cơ trơn hay hạ huyết áp cũng như cắt cơn hen và tăng cường chức năng tiêu hóa... Quả phật thủ còn chứa rất nhiều vitamin C, đường, acid hữu cơ, dầu chanh, glycozit. Nếu dùng làm thuốc người ta thường thu hái quả chín về, thái dọc thành từng miếng mỏng, phơi khô. Liều dùng cho mỗi ngày từ 4 - 8g, cùi quả phơi khô, sắc uống, làm trà thuốc hoặc lấy vỏ quả ngâm rượu uống.
6.2. Ngâm rượu chữa nhiều bệnh
Quả phật thủ phải rửa sạch để ráo và cắt phiến ngâm rượu trắng từ 7 - 10 ngày. Mỗi lần uống từ 40 - 50 ml (không nên uống quá) sẽ có tác dụng hỗ trợ điều trị các chứng rối loạn tâm thần ý thức (trầm cảm ức chế...). Điều trị đau bụng kinh, chữa ho đờm và viêm phế quản. Điều trị các chứng rối loạn tâm thần ý thức như trầm cảm.
6.3. Làm si rô chữa ho
Quả phật thủ ngoài ngâm rượu thì có thể làm siro trị ho cho trẻ nhỏ. Sau khi rửa sạch với muối 30 phút, vớt ra để ráo thì bổ dọc theo múi, thái lát mỏng. Mạch nha (hoặc đường phèn) cho vào nồi đun cách thủy cho chảy loãng. Xếp một lớp phật thủ, một lớp mạch nha lần lượt cho đầy bát. Cho vào nồi đun cách thủy 1,5 - 2 tiếng đến khi phật thủ keo lại như mứt.
Tắt bếp, lọc nước siro phật thủ mạch nha cho vào lọ, để ngăn mát tủ lạnh dùng dần, đặc biệt là miếng phật thủ cho vào lọ sẽ có tác dụng giảm ho cho cả người lớn và trẻ nhỏ. Đây là một cách khá đơn giản mà rất hữu hiệu cho những người có bệnh về đường hô hấp.
6.4. Nấu cháo chữa ho
Tác dụng của quả phật thủ chữa ho sốt rất hữu hiệu. Bạn có thể dùng phật thủ 10g - 15g, gạo tẻ 60g - 80g. Nấu phật thủ và lấy nước bỏ bã, nấu với gạo tẻ. Khi cháo chín cho thêm đường trắng khuấy đều, đun sôi. Dùng cho các trường hợp sốt ho, đau tức vùng ngực do tràn dịch màng phổi.
6.5. Hãm trà
Phật thủ 10g rửa sạch, thái nhỏ, cho nước sôi hãm uống thay nước chè ngày một lần. Dùng cho các bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng, co thắt tâm vị, đầy ợ hơi và buồn nôn.
6.6. Làm mứt
Bạn sẽ không ngờ rằng, phật thủ cũng có thể làm mứt cực lạ và vô cùng thú vị. Để làm mứt đầu tiên các bạn cần rửa sạch quả phật thủ, lau khô, thái thành những miếng hạt lựu có kích thước khoảng 1cm. Sau đó cho vào nồi inox đáy dày hoặc hợp kim, đổ nước gấp đôi lượng miếng phật thủ đã cho vào nồi, đậy vung và đun sôi.
Khi sôi nên giảm lửa xuống, mở vung và đun tiếp khoảng 30 - 40 phút, lúc này phần nước sẽ chỉ còn xăm xắp với phần phật thủ. Với những người thích ăn ngọt thì có thể cho thêm đường vào nồi, để lửa vừa, dùng thìa gỗ đảo đều để đường thấm kĩ vào phần thịt quả.
Tiếp tục đun cho đến khi nhiệt độ trong nồi đạt khoảng 110 độ C. Miếng phật thủ trở nên trong suốt và chuyển màu vàng thì tắt bếp đi. Để nguội rồi đổ mứt phật thủ vào lọ sạch đậy nắp kín và bạn có thể dùng trong 1 năm.
Nếu thích ăn miếng mứt phật thủ khô hãy để các miếng phật thủ lên giấy thấm, rắc đường bột cho bám đều vào từng miếng mứt phật thủ. Để qua đêm, lúc này đường sẽ bám chặt vào từng miếng mứt. Có thể cất vào hộp kín ăn dần trong 6 tháng.
6.7. Phật thủ chữa viêm gan truyền nhiễm
Phật thủ khô 9g; bại tương thảo (cỏ bồng) mỗi tuổi 1g, từ trên 10 tuổi thì cứ tăng 2 tuổi thêm 1g. Sắc với nước, pha đường, chia làm 3 lần uống trong ngày, mỗi liệu trình 10 ngày.
6.8. Có tác dụng điều trị các bệnh phụ nữ và bệnh tiêu hóa
- Đau bụng kinh: Lấy 30 gr quả phật thủ tươi, 6 gr đương quy, 6 gr gừng tươi, 30ml rượu gạo, tất cả sắc cùng nước để uống.
- Ra nhiều khí hư ở phụ nữ: Lấy 30 gr quả phật thủ tươi, khoảng 1m lòng lợn non (làm sạch), ninh nhừ để ăn.
- Đau bụng do vị khí, can khí yếu kém: Lấy 6 gr phật thủ, 6 gr xuyên luyện tử, 9 gr thanh bì sắc uống ngày 2 lần.
- Làm giã rượu: Lấy 30 gr phật thủ tươi (hoa hoặc quả), sắc lên rồi cho người đang say rượu uống.
- Đau bụng do lạnh bụng: Lấy 15 gr quả hoặc hoa phật thủ khô, 30 gr gạo tẻ rang thơm, sắc uống ngày 3 lần sẽ có kết quả tốt.
- Ho có nhiều đờm: Lấy 30 gr quả hoặc hoa phật thủ, 15 gr đường phèn, hấp cách thủy, ngày ăn 1 lần
- Đầy bụng, ợ hơi, chướng khí: Lấy vỏ quả phật thủ tươi rửa sạch, ướp với đường trắng, nhai ăn từ từ sẽ có tác dụng
- Tiêu hóa kém: Lấy 30 gr quả phật thủ tươi, thái lát, sắc kỹ lấy nước uống.
6.9. Chữa đau dạ dày
Qủa phật thủ có tác dụng chữa đau dạ dày ở dạng nhẹ, bạn dùng phật thủ tươi 15g - 20g hoặc 6g - 10g phật thủ khô, thái lát thật mỏng hoặc tán vụn, cho vào ấm, pha nước sôi vào, đậy nắp kín như pha trà, để 10 - 15 phút sau rót ra uống lúc nóng. Ngày uống một thang, uống rải rác trong ngày thay nước trà.
Đau dạ dày mạn tính: Vị khí bất hoà, bụng đầy trướng, ăn không ngon, chán ăn. Cách dùng như sau: Lấy 10g phật thủ khô, 6g hoa nhài, cho vào ấm, pha nước sôi, hãm khoảng 10 - 15 phút rồi uống lúc nóng. Ngày uống một thang thay nước trà.
Theo y học dân tộc, phật thủ có vị cay, đắng và chua, tính ấm, đi vào hai kinh phế và tì, có tác dụng hành khí chỉ thống, hoá đờm, kiện vị, chỉ khái, giúp tiêu hoá, cầm nôn mửa, chữa ho. Qua nghiên cứu người ta thấy trong phật thủ có tinh dầu và một chất flavonoit gọi là hesperidin. Trong nhân dân ta, phật thủ được dùng chủ yếu để chữa ho dai dẳng có nhiều đờm, chữa đau dạ dày, bụng đầy trướng, nôn mửa...
Xem thêm:
- Mách bạn cách chọn Phật thủ thờ để phát lộc cả năm
- Các công dụng chữa bệnh tuyệt vời của phật thủ
- Tác dụng chữa bệnh từ quả phật thủ
7. Trái phật thủ có độc không?
Trái phật thủ có độc không là thắc mắc chung của rất nhiều người, vậy thật sự nó có độc không?
Bản thân phật thủ là một loại trái cây không có độc, hoàn toàn lành tính và vô hại. Tuy nhiên, một số loại dùng để chưng tết trên mâm ngũ quả thì bạn nên lưu ý. Thường những loại này đã được nhà vườn chăm sóc kỹ lưỡng, phun thuốc hóa học để trái to, màu bắt mắt chưng cho đẹp.
Do đó, sau khi hết tết, bạn không nên lấy quả này để dùng, nếu muốn sử dụng phật thủ chất lượng, nên mua loại khô thường dùng làm dược liệu tại các hiệu thuốc uy tín.
8. Lưu ý khi sử dụng trái phật thủ
Bên cạnh những công dụng tuyệt vời mà thảo dược này mang lại thì cần phải hết sức lưu ý những điều sau trước khi sử dụng để tránh những tác dụng không muốn và trục trặc rủi ro khác xảy ra.
- Cây thường được chưng trong các ngày lễ tết quan trọng và dùng hóa chất giữ cho quả chín được lâu do đó mà không nên mua cây không rõ nguồn gốc, nên mua ở những nơi người quen hoặc người thân trồng hoặc lựa chọn những nơi uy tín, cửa hàng lớn.
- Những trái phật thủ khi trưng ở trên bàn thờ để quá lâu thì không sử dụng vì trái sẽ bị thối.
- Trước khi sử dụng thảo dược thì rửa sạch và ngâm cùng dung dịch nước muối hoặc nước muối pha loãng.
- Trường hợp bị nhiệt, âm hư thì không nên sử dụng.
........................
Bài viết đã cho chúng ta thấy về công dụng của quả phật thủ, thành phần hóa học của phật thủ, cùng những lưu ý khi sử dụng trái phật thủ. Hy vọng các bạn sẽ có thêm được nhiều thông tin hữu ích cho bản thân.
Ngoài bài viết Quả phật thủ có ăn được không? TimDapAncòn muốn giới thiệu các bạn những bài viết hay khác liên quan tới Tết Nguyên Đán 2022:
- Bài Cúng Giao Thừa Ngoài Trời
- Bài Cúng Giao Thừa Trong Nhà
- Bài cúng Tất Niên
- Cách bày mâm ngũ quả đúng phong tục truyền thống
- Văn khấn gia tiên mùng 1 và rằm
- Tất tần tật mẹo chọn trái cây tươi ngon cho ngày Tết
- Chọn hoa cây cảnh ngày Tết mang may mắn tài lộc vào nhà
- Những sai lầm cần tránh khi bày mâm ngũ quả ngày Tết