Cách làm lễ cúng Tết Đoan Ngọ
Tết Đoan ngọ (5/5 âm lịch) là dịp để con cháu bày tỏ lòng tôn kính, thành tâm với tổ tiên. Chính vì vậy vào ngày này cách cúng Tết Đoan Ngọ cần được chuẩn bị kỹ lưỡng và thành kính. Vậy cúng tết Đoan Ngọ cần những gì và cúng Tết Đoan Ngọ vào lúc nào thì mời các bạn cùng tham khảo trong bài viết dưới đây nhé.
Ở nước ta, Tết Đoan Ngọ hay còn gọi là Tết giết sâu bọ được coi trọng, xếp vào hàng thứ hai sau Tết Nguyên Đán. Vì vậy các cụ thường nói "Mồng 5 ngày Tết". Học trò tết thầy, con rể tết bố mẹ vợ... quanh năm cũng chỉ tập trung vào hai lễ Tết đó.
1. Lễ cúng Tết Đoan Ngọ
Cúng Tết Đoan Ngọ vào lúc nào
Tết Đoan Ngọ là lễ tết lớn của người Việt từ nhiều đời nay.
Theo tục lệ từ xưa, người dân thường cúng vào sáng sớm nhưng thực chất Tết Đoan Ngọ được tiến hành vào giờ chính Ngọ (giữa trưa) ngày 5/5 Âm lịch. Đoan nghĩa là mở đầu, Ngọ là khoảng thời gian từ 11h tới 13h.
Cách sắm lễ cúng Tết Đoan Ngọ
Đồ cúng Tết Đoan Ngọ
- Hương, hoa, vàng mã.
- Nước.
- Rượu nếp.
Các loại hoa quả:
- Mận
- Hồng xiêm
- Dưa hấu
- Vải
- Chuối
- Xôi, chè
- Bánh tro
Bài cúng Tết Đoan Ngọ
Mời các bạn tham khảo Văn khấn Tết Đoan Ngọ.
2. Cách diệt sâu bọ trong ngày Tết Đoan Ngọ
Theo quan niệm cổ truyền, có thể giết sâu bọ bằng cách ăn thức ăn, hoa quả, rượu nếp vào ngày 5/5. Các loại thực phẩm được sử dụng nhiều để "diệt sâu bọ" thường là đào mịn lông tơ, mận chua, mận ngọt, chuối ta mập mạp, dưa hấu bổ dọc thành những chiếc thuyền rồng sơn son mịn cát lóng lánh như lân tinh, dứa còn nguyên cái mũ miện xanh rờn óng bạc, nhưng trong ruột vàng tươi. Và đương nhiên không thể thiếu món rượu nếp.
3. Lưu ý cần biết trong ngày Tết Đoan Ngọ
Theo nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Hùng Vĩ, Tết Đoan Ngọ được tiến hành vào giờ chính Ngọ (12h trưa) ngày 5/5 âm lịch. Bởi lẽ, Đoan nghĩa là mở đầu, Ngọ là khoảng thời gian từ 11h tới 13h.
Ngoài ra, vào ngày này bạn nên tránh làm các điều sau:
- Vứt giày dép lộn xộn: Trong tiếng Hán, giày dép đồng âm với từ “tà”. Vì vậy, trong ngày Tết Đoan Ngọ, để giày dép không đúng, vứt lộn xộn dễ chiêu dụ tà khí.
- Tránh để rơi tiền: Rơi tiền bạc hay ví trong Tết Đoan Ngọ chẳng khác gì bạn để rơi mất tài lộc, tài vận ắt đi xuống.
- Không mua vật phẩm có hình thù kỳ quái: Trong ngày Tết Đoan Ngọ, nên tránh mua những vật phẩm có hình thù kỳ quái, không rõ nguồn gốc, ý nghĩa để tránh rước thêm tà khí về.
- Không chọn phòng đầu tiên hoặc cuối cùng ở hành lang khi ở khách sạn, nhà nghỉ: Theo phong thủy, hai vị trí này dễ hút nguồn năng lượng tiêu cực, không tốt cho sức khỏe.
- Tránh dừng chân ở nơi âm u: Nếu xuất hành trong ngày này nên tránh xa bệnh viện, đám ma vì những nơi này âm khí quá nặng, dễ chiêu bệnh tật, tà khí.