Bài cúng Rằm tháng Giêng nhà thờ họ

Bùi Thế Hiển
Bùi Thế Hiển 01 Tháng hai, 2023

Bên cạnh lễ cúng Rằm tháng Giêng ở nhà hay chùa thì trong dịp Tết Nguyên Tiêu này các dòng họ lớn, nhà thờ họ cũng tổ chức Cúng Rằm tháng Giêng ở nhà thờ họ để con cháu trong họ tỏ lòng biết ơn đối với các bậc cao nhân trong họ, quây quần tụ họp gặp mặt. Rằm tháng Giêng 2023 diễn ra vào ngày 15 tháng 1 Âm lịch, tức ngày 5/2/2023. Lễ cúng Rằm tháng Giêng dù ở nhà hay nhà thờ họ thì cũng nên tiến hành vào đúng ngày rằm và vào giờ Thìn, giờ Ngọ, giờ Mùi.

Bài cúng rằm tháng Giêng nhà thờ họ

1. Ý nghĩa văn khấn Rằm tháng Giêng tại nhà thờ họ

Trong ngày rằm thì việc nhớ tới tổ tiên ông bà, nhớ tới thủy tổ dòng họ là việc ân nghĩa nên làm. Nhà thờ họ không chỉ là nơi tụ tập con cháu môi dịp tết lễ mà còn là nơi giáo dục thế hệ trẻ noi theo những tấm gương ân sâu nghĩa nặng với dòng tộc. Có những gia đình đã chuyển đi nơi khác sinh sống nhưng cũng cố gắng sắp xếp thời gian về dự lễ cho đầy đủ. Có những người quan niệm rằng: Tết có thể không về nhưng ngày rằm đầu năm là phải về để toàn tâm toàn ý thờ cúng tổ tiên.

Đây cũng là một dịp hiếm có để con cháu quây quần đông đủ, gia tăng tình làng nghĩa xóm đậm đà, nâng cao tình cảm anh em thân thuộc. Do vậy, các nhà thờ họ vào dịp đầu năm mới rất đông vui nhộn nhịp lễ nghĩa.

Dịp lễ này còn là thời điểm con cháu khấn cúng để mong một năm mới tài lộc đơm hoa kết trái, cho nhiều quả ngọt, làm ăn hanh thông gia đình hạnh phúc mọi bề.

Ngoài việc chuẩn bị tình thần đi lễ thì mỗi gia đình cũng chuẩn bị cơm cúng một mâm tươm tất đủ đầy, dâng hương lên các cụ. Và đọc bài văn khấn Rằm tháng Giêng đầu năm.

2. Chuẩn bị lễ cúng Rằm tháng Giêng

Năm Quý Mão 2023, Rằm tháng Giêng rơi vào chủ nhật, ngày 5/2/2023 dương lịch.

Bài cúng rằm tháng Giêng nhà thờ họ

Lệ xưa cho rằng, cúng Rằm tháng Giêng vào ngày chính Rằm, giờ Ngọ (từ 11h trưa đến 1h chiều) là thời điểm tốt nhất. Nhiều người tin rằng, đây là khung giờ thần Phật giáng thế, sẽ chứng nghiệm cho lòng thành của gia chủ. Các bạn có thể xem chi tiết ngày đep, giờ đẹp để cúng rằm tháng Giêng:

Giờ đẹp cúng rằm tháng giêng 2023 vào ngày chính Rằm 15/1:

  • Giờ Thìn (7h-9h)
  • Giờ Ngọ (11h-13h)
  • Giờ Mùi (13h-15h)

Giờ đẹp cúng rằm tháng giêng 2023 vào ngày 14 tháng Giêng, tức ngày 4/2/2023 dương lịch:

  • Giờ Thìn (7h-9h)
  • Giờ Tỵ (9h-11h
  • Giờ Thân (15h-17h)
  • Giờ Dậu (17h-19h)

Tham khảo đầy đủ: Cúng rằm tháng Giêng vào giờ nào tốt nhất

Mâm lễ mặn gồm có

  • Năm lạng thịt vai luộc
  • Một bát canh măng
  • Một đĩa xào thập cẩm
  • Một đĩa nem
  • Một đĩa rau xào
  • Một đĩa giò
  • Một đĩa xôi gấc
  • Một đĩa hoa quả

Các vật phẩm khác như: Hương hoa vàng mã; đèn nến; trầu cau; rượu

Đặc biệt trong mâm lễ phải có bánh trôi (chè trôi nước). Ý nghĩa của việc ăn bánh trôi ngày Tết Nguyên Tiêu là mong muốn mọi việc quanh năm được hanh thông, trôi chảy. Ngoài ra còn có hương hoa, đèn nến, trầu cau, một ít vàng mã, rượu.

Tham khảo chi tiết: Mâm lễ cúng Rằm tháng Giêng

3. Bài cúng Rằm tháng Giêng nhà thờ họ

Rằm tháng Giêng là một trong những lễ cúng quan trọng trong năm theo phong tục của người Việt. Bài cúng Rằm tháng Giêng nhà thờ họ không cần quá cầu kỳ, phức tạp. Nội dung như sau:

Nam mô Nhật Nguyệt Quang Minh Phật

Nam mô Địa Vương Mẫu Phật

Nam mô Ta bà Giáo chủ Bổn sư Thích ca Mâu Ni Phật

Nam mô Mười phương chư Phật, Chư Phật mười phương

Nam mô Chư vị Bồ Tát

Kính lạy: Hội đồng Thánh Mẫu

Kính lạy: Ngọc Hoàng Thượng Đế.

Kính lạy: Chư Tiên, Chư Thánh, Chư Thần

Kính lạy: Thổ Thần, Thần Linh, Thổ Địa, Táo Phủ Thần Quân, Ngũ phương Địa mạch,Tiếp dẫn Tài Thần, Tiếp dẫn Lộc Thần, Tiền Hậu địa chủ, Chúa Bà bản cảnh, các tiểu Thần trong khu vực.

Kính lạy: Cửu huyền Thất Tổ, Thất Tổ Cửu Huyền.

Cao Cao tằng Tổ khảo, Cao Cao tằng Tổ tỷ, Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng Tổ tỷ, Hiền khảo, Hiền tỷ, Bá, Thúc, Đệ, Huynh, Cô, Dì, Tỷ, Muội.

Cộng đồng nội – ngoại Gia tiên dòng họ …

Kính lạy: Chầu Tổ Cô, Hoàng Tổ Mãnh, Bà Cô, Ông Mãnh dòng họ…

Hôm nay là ngày Rằm tháng Giêng năm Canh Tý

Con tên là:

Đang cư ngụ tại địa chỉ:

Đại diện cho con cháu dòng họ …

Xin kính dâng lễ vật, cầu xin bề trên chấp lễ chấp bái.

Chúng con cầu xin các vị Gia tiên Tiền Tổ dòng họ… độ trì dạy bảo dẫn dắt cho tất cả con cháu trong dòng họ để mọi gia đình trong dòng họ …: Già được mạnh khỏe, trẻ được bình an. Con cháu hiếu thảo với Ông Bà Cha Mẹ.

Chúng con cầu xin, gia tiên tiền tổ độ trì để toàn thể con cháu trong dòng họ: Cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, cầu sức khỏe được sức khỏe, cầu tiến tới được tiến tới, cầu con được con, cầu cháu được cháu. Để cho toàn bộ dòng họ chúng ta ngày càng đông đúc, phú quí, giàu sang, nhà cửa khang trang, hiển vinh mãi mãi.

Chúng con xin hứa: Luôn luôn ghi lòng tạc dạ công ơn sinh thành dưỡng dục của Tổ tiên. Giữ vững được truyền thống nội ngoại thương yêu, đoàn kết, sống có tôn ti trật tự trên kính dưới nhường. Phát huy được truyền thống vẻ vang, cần cù lao động, siêng năng học tập của cha ông tiên tổ.

4. Văn khấn nôm Rằm tháng Giêng tại nhà thờ họ

(Trưa Rằm tháng Giêng)

Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, tỉnh, huyện, Xã , tuế thứ ……..

Xuân chính nguyệt kiến sóc thập ngũ nhật.

Trưởng tộc…, hợp đồng tộc thượng hạ đẳng cẩn dị, phù tửu, hàn âm, tư thành, trư nhục, thứ phẩm, phỉ nghi, cảm chi cáo vu.

Thái thỉ tổ hiệu ông bà cố Bạn vị tiền!

Thỉ tồ hiệu ông bà cố Cau vị tiền!

Tổ bá … vị tiền!

Tổ thần mạnh tướng quân, hiệu …, tự … vị tiền!

Tổ tỷ … vị tiền!

Tổ cô …vị tiền!

Tổ bá: … vị tiền!

Tiên thế tổ khảo… phủ quân vị tiền!

Tiên thế tổ tỷ …nhũ nhân vị tiền!

Ngũ thế tổ khảo tiền tùy quân ứng vụ… vị tiền!

Lục thế tổ khảo tiền kỳ lão… vị tiền!

Thất thế tổ khảo tiền ưu binh, chánh đội trưởng, phấn lực tướng quân, … tổ tỷ chính thất … tổ tỷ á thất…vị tiền!

Bát thế tổ khảo, tiền phó sứ …, tổ tỷ … vị tiền!

Cửu thế tổ khảo, tê thượng lão … vị tiền!

Thập thế tổ khảo, tổ tỷ vị tiền!

Thập Nhất thế tổ khảo, tổ tỷ vị tiền!

Thập Nhị thế tổ khảo, tổ tỷ vị tiền!

Thập Tam thế tổ khảo, tổ tỷ vị tiền!

Thập tứ thế tổ khảo, tổ tỷ vị tiền!

……………….

Viết lễ hữu xuân thiên tất cáo lễ dạ.

Cung duy: Tổ thần minh đức viện lai, nại gia vĩnh kiến, dụ hậu quang tiền, di mưu dực yến. Bản chi bách thế, ngưỡng bằng công đức chi bất thiên, hương hỏa ức niên thời phủ dụng, tuế thời chi kính hiến.

Xuân thiên tư thích, vật thỉ xuân sinh, phỉ lễ kính trần, cảm thời truy viện.

Phục vọng: Tổ tôn giám lâm, tích chi môn lư khánh diện.

Thực lại: Âm phù chi đại đức dạ. Thượng hưởng.

Kính kỵ: Lịch đại thế thứ, Cao tằng tổ khảo, tỷ liệt vị gia tiên đồng tùng tự.

Cập: Bản đường chi khuyết phạp chân linh đồng hợp tự.

Kính phụng: Bản gia ngũ tự phúc thần đồng giám cách.

Cẩn cáo.

Ngày nay, Tết Nguyên Tiêu đã trở thành nét sinh hoạt văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam. Những tập tục thói quen này mang tới ý nghĩa lớn cho dòng họ và các thế hệ con cháu noi gương, tiếp bước truyền thống cha ông ta để lại mà gìn giữ nét đẹp văn hóa Việt Nam. Hy vọng những thông tin về văn khấn Rằm tháng Giêng 2023 mà TimDapAnđã chia sẻ sẽ là hữu ích với các bạn. Còn rất nhiều tài liệu hay về Rằm tháng Giêng mà các bạn nên biết và lưu ý, hãy cùng TimDapAntham khảo thêm nhé.

01 Tháng hai, 2023