Bài cúng Rằm tháng Giêng công ty
Cúng cả năm không bằng ngày Rằm tháng Giêng. Chính vì vậy việc chuẩn bị lễ cúng Rằm tháng Giêng ở công ty cũng rất quan trọng để mong một năm mới làm ăn phát đạt thuận lợi. Sau đây là cách chuẩn bị lễ cúng Rằm tháng Giêng ở cơ quan cùng với bài khấn Rằm tháng Giêng, Tết Nguyên Tiêu đầy đủ nhất, mời các bạn cùng tham khảo.
1. Nên cúng rằm tháng Giêng vào ngày nào?
Năm Quý Mão 2023, Rằm tháng Giêng rơi vào chủ nhật, ngày 5/2/2023 dương lịch. Theo lịch can chi là ngày Giáp Ngọ, ngũ hành Kim, sao Tinh, lục nhâm Tốc hỷ.
Cũng theo quan điểm xưa truyền lại, cúng Rằm tháng Giêng vào ngày chính Rằm là tốt nhất. Bởi đây là thời điểm trăng sáng nhất đầu năm. Tương truyền, vào chính thời điểm trăng mọc này, Đức Phật giáng lâm, gia ân độ trì chúng sinh, thành tâm cầu khấn ắt sở cầu như nguyện, may mắn và bình an suốt năm.
Tuy nhiên, do điều kiện cuộc sống, hiện nay mỗi gia đình lại tùy biến linh động việc cúng vào các ngày, giờ khác nhau. Họ quan niệm rằng, việc thờ cúng chỉ cần thể hiện tinh thần chung là tấm lòng thành kính và biết ơn của con cháu đối với tổ tiên, ông bà, thần Phật.
Ngay tại các cơ quan, doanh nghiệp, nhiều công ty cũng sắp mâm lễ cúng Rằm tháng Giêng tại cơ quan với mong cầu cả năm sẽ thu được nhiều thắng lợi, công ty phát triển mạnh mẽ, thực hiện được nhiều hợp đồng lớn, thịnh vượng hơn, phát tài phát lộc hơn năm cũ.
>>>> Cúng Rằm tháng Giêng 2023 ngày nào đẹp
2. Mâm cúng Rằm tháng Giêng cơ quan
Thông thường, khi cúng Rằm tháng Giêng tại nhà, các gia đình thường sửa soạn hai mâm cúng, gồm có mâm cúng chay dâng lên bàn thờ Phật và mâm cúng mặn dâng lên gia tiên. Tuy nhiên, tại cơ quan, công sở, văn phòng, mâm cúng lễ Rằm tháng Giêng thường là mâm cúng chay, với các lễ vật như sau:
- Hoa tươi, quả tươi, nhang, đèn, thuốc lá,
- Bánh kẹo, chè thuốc
- Một đĩa bánh chưng, hoặc một đĩa xôi gấc
- Một đĩa bánh trôi nước vì theo quan niệm của người Việt, việc cúng bánh trôi bánh chay tượng trựng cho mong cầu mọi việc quanh năm sẽ được trôi chảy, thông suốt.
>>>> Mâm lễ cúng Rằm tháng Giêng
3. Văn khấn ngày Rằm cúng thổ công và các vị thần
(đối với những gia đình có bàn thờ các vị thần tài, hoặc các cơ quan, doanh nghiệp có bàn thờ thổ công, các vị thần)
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lạy)
- Con lạy chín phương Trời, mười Phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
- Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
- Con kính lạy ngài Đông Thần Quân
- Con kính lạy ngài Bản gia thổ địa Long Mạch
- Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức Tôn thần
- Con kính lạy ngài tiền hậu địa chủ tài thần
- Con kính lạy các Tôn thần cai quản trong khu vực này.
Tín chủ (chúng) con là: ……………………………
Ngụ tại: ………………………………
Hôm nay là ngày … tháng … năm … tín chủ con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật, kim ngân trà quả đốt nén hương thơm dâng lên trước án. Chúng con thành tâm kính mời: Ngài Kim Niên đương cai Thái Tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, ngài Bản gia Thổ Địa. Long Mạch Tôn thần, các ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ, Phúc đức chính thần, các vị Tôn thần cai quản trong khu vực này.
Cúi xin các Ngài nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc công việc hanh thông. Người người được bình an, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lạy)
4. Văn khấn Rằm tháng Giêng tại Công ty
Sau khi sắp đầy đủ mâm cúng Rằm tháng Giêng, người đại diện cho công ty sẽ đọc bài khấn Rằm tháng Giêng tại cơ quan với nội dung bài khấn như sau:
Nam mô A-di-đà Phật! (3 lần, 3 lạy)
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.
Tín chủ (chúng) con là ....................................giám đốc công ty (hoặc chức danh của người đứng đầu)..............................
Đang làm việc tại công ty...........................địa chỉ tại...............................có mã số thuế là...........
Hôm nay là ngày Rằm tháng Giêng năm… gặp tiết Nguyên tiêu, tín chủ con lòng thành, sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, dâng lên trước án.
Chúng con kính mời ngày Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài Thần. Cúi xin các ngài linh thiêng nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.
Tín chủ con lại kính mời Ông bà Tiền chủ, Hậu chủ tại về hưởng lễ vật, chứng giám lòng thành phù hộ độ trì cho công ty chúng con được vạn sự tốt lành, buôn bán hanh thông, làm ăn thuận lợi, lộc tài vượng tiến, cầu gì được nấy, nguyện gì cũng thành.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A-di-đà Phật! (3 lần, 3 lạy)
5. Lưu ý khi cúng rằm tháng Giêng
Theo các chuyên gia về văn hóa, khi thực hiện lễ cúng rằm tháng Giêng tại nhà hay tại công ty, cơ quan, gia chủ cần lưu ý một số điểm sau đây:
Không nên dùng hoa giả, trái cây giả: Rất nhiều gia đình sử dụng hoa giả, trái cây giả đặt trên ban thờ để làm cảnh cho đẹp, vì chúng mẫu mã rất bắt mắt, dùng được lâu mà không lo hỏng, héo. Tuy nhiên, việc bày hoa, quả giả trên bàn thờ hay trong mâm lễ cúng là không nên, vì thờ cúng phải tịnh tâm, nhà có sao dâng lên vậy, nên dùng hoa tươi, trái cây tươi để dâng cúng thần Phật, tổ tiên.
Không nên dùng đồ chay giả mặn: Rất nhiều gia đình tránh sát sinh trong ngày rằm nên thường chọn mâm cỗ chay để dâng lên bàn thờ Phật và gia tiên, mong trong năm gia đình bình an, gặp nhiều điều may mắn, đây là một việc làm tốt. Tuy nhiên, gia chủ lưu ý, khi làm mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng là đồ chay thì nên làm đồ thuần chay.
Không đốt nhiều vàng mã: Trọng tâm của lễ rằm tháng Giêng là cầu nguyện cho một năm mới an lành, khỏe mạnh, no đủ, thịnh vượng. Tuy nhiên, đạo Phật không cổ xúy việc đốt vàng mã, vừa phí phạm lại ô nhiễm môi trường. Vậy nên, người dân đi lễ nên dùng tấm lòng thành kính chứ không phải cố sắm mâm cao cỗ đầy hoặc đốt quá nhiều vàng mã gây lãng phí.
Không dịch bát hương: Vào ngày rằm tháng Giêng, các gia đình thường lau dọn bàn thờ. Khi làm việc này lưu ý không xê dịch bát hương, trước khi lau dọn nên thắp 1 nén hương khấn xin Thần linh Thổ địa, tổ tiên về việc sẽ lau dọn ban thờ để chuẩn bị lễ cúng rằm tháng Giêng.
Không cúng thủ lợn: Theo quan niệm dân gian từ xưa tới nay, mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng có thể cúng cả đồ chay và đồ mặn. Tuy nhiên, nếu gia chủ cúng mâm cỗ mặn thì nên nhớ, chớ nên cúng thủ lợn. Thông thường các gia đình vẫn làm mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng tương đối giống với mâm cỗ ngày Tết với những món truyền thống, trong đó có thịt gà, thịt lợn, giò chả, măng miến… Người ta cho rằng cúng thủ lợn không tốt, ngày đầu năm đã sát sinh, có thể ảnh hưởng đến vận phúc của cả gia đình trong năm, vì thế vẫn nên hạn chế là hơn.
Không dùng tiền giả, tiền bất chính: Gia đình Việt thường có thói quen đặt tiền thật lên bàn thờ khi cúng tế, ngụ ý muốn cầu xin tài lộc, may mắn. Tuy nhiên cần lưu ý, tiền này nên là tiền thật, do chính sức mình làm ra. Tuyệt đối không dâng lên tiền giả hay tiền có nguồn gốc bất chính, có được từ những hành vi phạm pháp hay trái với đạo đức.
................
Trên đây là những thông tin chi tiết về cách sắm lễ vật cúng Rằm tháng Giêng và bài cúng Rằm tháng Giêng tại cơ quan chuẩn nhất để tài lộc cả năm mà bạn có thể tham khảo để cúng khấn ngày rằm tháng Giêng đầy đủ lễ nghi vào ngày 15 tháng Giêng năm Nhâm Dần.
Xem thêm