Cúng Rằm tháng Giêng thế nào cho đúng?

Bùi Thế Hiển
Bùi Thế Hiển 12 Tháng hai, 2022

Cúng Rằm tháng Giêng thế nào cho đúng? Cúng Rằm tháng Giêng vào ngày 14 được không? Cúng Rằm tháng Giêng thế nào cho chuẩn? là bài viết được TimDapAntổng hợp nhằm hướng dẫn các bạn chuẩn bị lễ cúng rằm tháng Giêng năm 2022 được đầy đủ, chi tiết nhất.

Cúng rằm tháng Giêng thế nào cho đúng

1. Ý nghĩa của ngày Rằm tháng Giêng

Trong dân gian, Rằm tháng Giêng hiểu một cách đơn giản là một trong những ngày Rằm lớn. Ngày này có 3 lễ cúng:

  • Một là lễ cúng khởi năm đón lộc cầu may.
  • Hai là Tết ăn lại (Tết bù) cho nhà nào dịp Tết Nguyên đán có người đau yếu, tang ma không kịp ăn Tết, nay khỏe mạnh trở lại, mọi người thư thả thì ăn bù, đi chúc Tết lại nhau một cách cởi mở, không phải kiêng khem gì. Trước đây Rằm tháng Giêng còn thường gọi là Tết muộn, để những nhà khá giả tiếp tục ăn Tết, thưởng mai - đào nở muộn.
  • Lễ thứ 3 là cúng sao giải hạn.

Ở một số nước châu Á, Rằm tháng Giêng là ngày đức Phật giáng lâm tại các chùa. Với một số nhà tâm linh, ngày này còn là ngày vía thiên quan nên các đền chùa làm lễ cầu an, dâng sao giải trừ tai ách cho năm mới. Do đó, từ sau Tết Nguyên đán, ngày 14, hoặc chính Rằm người dân đã tấp nập đến chùa lễ Phật, cầu bình an, khoẻ mạnh, hạnh phúc... cho cả năm.

Nhưng theo Phật giáo thì Rằm tháng Giêng không phải là lễ quan trọng so với Rằm tháng Tư (Phật đản) và Rằm tháng Bảy (Vu lan), nhưng là ngày rằm đầu tiên của năm mới thích hợp nhất để cầu nguyện an lành cho cả năm nên đông đảo người dân đi lễ.

2. Cúng Rằm tháng Giêng vào ngày 14 được không?

Năm nay, cúng Rằm tháng Giêng 2022 diễn ra vào ngày 15 tháng 1 năm Nhâm Dần, tức thứ ba ngày 15/2/2022.

Đối với người Việt, lễ cúng Rằm tháng Giêng có ý nghĩa rất quan trọng. Người xưa quan niệm rằng "Lễ Phật quanh năm không bằng ngày Rằm tháng Giêng" để nói về vị trí của ngày lễ này trong đời sống. Các cụ xưa còn quan niệm đây rằm tháng Giêng như ăn Tết lần 2.

Tuy nhiên, không phải ai cũng thuận lợi để cúng Rằm tháng Giêng vào đúng ngày 15. Vậy cúng Rằm tháng Giêng vào ngày 14 được không?

Thông thường, lễ cúng rằm tháng Giêng sẽ được tiến hành vào ngày chính rằm (15 tháng 1 âm lịch). Theo phong tục xưa, cúng đúng ngày là tốt nhất bởi đây là thời điểm trăng sáng nhất năm. Người ta quan niệm, vào thời điểm trang mọc, Đức Phật giáng lâm, gia ân độ trì chúng sinh. Nếu thành tâm cầu khấn ắt sở cầu như nguyện, cả năm bình an, may mắn.

Tuy nhiên, không phải gia đình nào cũng có điều kiện để tổ chức lễ cúng Rằm tháng Giêng đúng ngày. Do đó, nhiều người thắc mắc liệu có thể làm lễ sớm hơn không.

Nhiều chuyên gia cho rằng, gia chủ không nhất thiết phải cùng Rằm tháng Giêng vào đúng ngày 15 âm lịch. Các gia đình có thể cúng sớm từ từ ngày 14 nhưng không được cúng sau ngày 15. Quan trọng nhất là thành tâm.

3. Dọn dẹp ban thờ ngày Rằm tháng Giêng

Dọn dẹp ban thờ là một trong những nghi lễ cần phải làm vào ngày Rằm tháng Giêng, được tiến hành trước khi chuẩn bị dâng lễ. Trong văn hóa tâm linh của người Việt, ban thờ là nơi linh thiêng, vì thế luôn cần được giữ sạch sẽ, gọn gàng để biểu thị lòng thành, sự tôn kính với thần linh và gia tiên.

Lưu ý khi lau dọn ban thờ, không được xê dịch bát hương. Trước khi tiến hành, nên thắp 1 nén hương khấn xin tổ tiên về việc sẽ lau dọn ban thờ để chuẩn bị lễ cúng Rằm tháng Giêng. Việc lau dọn cần cẩn thận, tỉ mỉ, thành tâm để tránh đổ vỡ đồ thờ, vật phẩm. Vật dụng lau dọn đơn giản chỉ cần khăn sạch, nước sạch, nếu có điều kiện thì dùng nước bưởi, rượu cũng rất sạch và thơm.

Ngoài ra, cần chú ý, khi thắp hương, nên thắp theo số lẻ. Người Việt quan niệm số lẻ tượng trưng cho phần âm, vậy nên theo phong tục, hỉ nên thắp từ 1 đến 3 nén hương trên mỗi bát hương.

Chú ý khi thắp hương cần phải ăn mặc chỉnh tề, không mặc quần đùi, áo cộc hay ăn mặc luộm thuộm... Đặc biệt khi khấn vái cần thành tâm, thể hiện sự tôn trọng với các vị Phật và tổ tiên.

4. Chuẩn bị đồ cúng Rằm tháng Giêng

Mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng được chuẩn bị sạch sẽ, bày biện gọn gàng, đơn giản hay cầu kỳ phụ thuộc vào điều kiện của gia đình. Điều quan trọng hơn cả là lòng thành khi chuẩn bị cũng như khi dâng cúng. 

>>>> Tham khảo chi tiết Mâm lễ cúng Rằm Tháng Giêng đầy đủ 

5. Rằm tháng Giêng cúng chay hay mặn

Theo Thượng tọa Thích Thanh Duệ, Rằm tháng Giêng các gia đình sắm 2 lễ:

  • Lễ cúng Phật
  • Lễ cúng gia tiên.

Lễ cúng Phật là mâm lễ chay tinh khiết cùng hương hoa đèn nến. Lễ cúng gia tiên có hương hoa, đèn nến, trầu cau, một ít vàng mã, rượu. Tùy theo tín ngưỡng và ngành nghề, có nhà lễ bái chư Phật, có nhà cúng Thổ công, Thần tài... nhưng luôn có cúng gia tiên, bày tỏ lòng hiếu kính với ông bà, cha mẹ, tạ ơn trên đã phù hộ cho con cháu an lành, làm ăn khá giả. Rằm tháng Giêng nhà nào theo đạo Phật cúng chay và ăn chay. Lễ vật dâng cúng thường dùng rau quả, trầu cau, chè xôi, các món đậu, canh xào... chay, tránh chế biến thức ăn chay hình dạng tôm kho, thịt nướng... vì cho rằng thế là cái tâm vẫn còn hướng về mặn. Nhà không theo đạo Phật thì Rằm tháng Giêng cúng chè xôi và cúng mặn (không thịnh soạn như Tết Nguyên đán).

Cúng rằm tháng Giêng thế nào cho đúng

Ngày nay nhiều người dân cúng Rằm tháng Giêng có món bánh trôi nước, với ý nghĩa cầu mong mọi việc quanh năm được hanh thông, trôi chảy, hạnh phúc tròn đầy... Nếu là phật tử khi cúng lễ sẽ ngồi trước bàn thờ Phật tụng một thời kinh Phổ Môn, kinh Dược Sư để cầu bình an cho gia đạo. Nếu không phải là phật tử có thể dâng hương và đọc bài ca tụng công đức của Đức Phật. Phần lớn đàn ông trong nhà làm chủ lễ. Nhưng nhiều ông chủ trẻ bây giờ không thuộc bài cúng, đã tìm trên mạng lấy các bài khấn lễ và cầm điện thoại, iPad đọc với ý nghĩ không phải tìm mua sách, sớ khấn, hay học thuộc lòng nữa. Có người còn đọc và dùng điện thoại ghi âm trước, đến lúc làm lễ thì chỉ bật đoạn ghi âm lên rồi chắp tay vái. Các bài khấn về rằm tháng giêng trên mạng giúp mọi người dễ tiếp cận, nhưng bạn cũng không nên nặng về bài khấn quá. Cái tâm của mình thế nào thì thờ cúng như thế, việc tìm và cầm điện thoại đọc bài khấn khi cúng bái là điều không cần thiết. Phật ở trong tâm, thờ cúng tổ tiên cần thành tâm là chính. Bài văn khấn chỉ là hình thức, cái tâm mới quan trọng. Lễ cúng Rằm tháng Giêng nhằm tinh thần lễ Phật, sám hối và phát nguyện vì không có "quả" nào là không do từ cái "nhân" mình gieo hôm nay. Tinh thần "nhân - quả" được khẳng định trong tinh thần của đạo Phật chứ không phải do cúng, cầu mà đạt được.

6. Bài cúng Rằm tháng Giêng

Sau khi dọn dẹp ban thờ, bày biện mâm lễ cúng rằm tháng Giêng xong xuôi thì việc chuẩn bị bài cúng Rằm tháng Giêng để hoàn tất nghi lễ cúng rằm tháng Giêng là không thể thiếu được.

Chi tiết bài cúng rằm tháng Giêng các bạn có thể tham khảo theo đường dẫn bên dưới:

7. Lưu ý khi làm mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng

Không dùng hoa giả, trái cây giả

Các cụ xưa vẫn có câu ''Cúng cả năm không bằng Rằm tháng Giêng'', chỉ vậy đã đủ cho ta thấy dân ta coi trọng lễ cúng này như thế nào.

Rất nhiều gia đình sử dụng hoa giả, trái cây giả đặt trên ban thờ để làm cảnh cho đẹp, vì những loại hoa, quả giả này mẫu mã rất bắt mắt, dùng được lâu mà không lo hỏng, héo.

Tuy nhiên, việc bày hoa, quả giả trên bàn thờ hay trong mâm lễ cúng là việc làm không đúng. Thờ cúng phải tịnh tâm, nhà có sao dâng lên vậy, nên dùng hoa tươi, trái cây tươi để dâng cúng thần Phật, tổ tiên.

Gia chủ có thể chọn các loại hoa như cúc vàng, cúc trắng, hoa hồng, lay ơn... để dâng lên bàn thờ, vừa đẹp lại giàu ý nghĩa. Các loại quả trong mâm cúng cũng phong phú, mùa nào thức nấy, miễn là tránh những loại quả độc, có mùi vị khó chịu hoặc có gai góc...

Không dùng tiền giả, tiền có nguồn gốc bất chính

Gia đình Việt thường có thói quen đặt tiền thật lên bàn thờ khi cúng tế, ngụ ý muốn cầu xin tài lộc, may mắn.

Tuy nhiên cần lưu ý, tiền này nên là tiền thật, do chính sức mình làm ra. Tuyệt đối không dâng lên tiền giả hay tiền có nguồn gốc bất chính, có được từ những hành vi phạm pháp hay trái với đạo đức.

Đồng thời, chúng ta cũng cần hiểu rõ, việc thờ cúng vốn tùy tâm, không phải dâng lên nhiều tiền là tốt, mà chưa hẳn không dâng tiền đã là xấu. Quan trọng là giữ tâm trong sáng, nhất tâm tin tưởng.

Không cúng thủ lợn

Theo quan niệm dân gian từ xưa tới nay, mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng có thể cúng cả đồ chay và đồ mặn. Tuy nhiên, nếu gia chủ cúng mâm cỗ mặn thì nên nhớ, chớ nên cúng thủ lợn.

Thông thường các gia đình vẫn làm mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng tương đối giống với mâm cỗ ngày Tết với những món truyền thống, trong đó có thịt gà, thịt lợn, giò chả, măng miến…

Người ta cho rằng cúng thủ lợn không tốt, ngày đầu năm đã sát sinh, có thể ảnh hưởng đến vận phúc của cả gia đình trong năm, vì thế vẫn nên hạn chế là hơn.

Gia chủ có thể thay bằng các món ăn khác, trước là dâng cúng tổ tiên, sau là cả nhà thụ lộc.

Không dùng đồ chay giả mặn

Rất nhiều gia đình tránh sát sinh trong ngày Rằm nên thường chọn mâm cỗ chay để dâng lên bàn thờ Phật và gia tiên, mong trong năm gia đình bình an, gặp nhiều điều may mắn, đây là một việc làm tốt.

Tuy nhiên, gia chủ lưu ý, khi làm mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng là đồ chay thì nên làm đồ thuần chay.

Sở dĩ nói vậy vì chúng ta dâng đồ chay là phát tâm hành thiện, nếu dâng đồ chay được làm dưới hình dáng của đồ mặn, ví dụ như giả tôm, giả thịt, giả cá… thì tức là tâm vẫn còn vọng tục, vẫn còn sân si.

Khi dâng cúng cốt ở thành tâm, nhưng cũng cần phải hiểu rõ ý nghĩa đồ thờ cúng là gì. Làm đồ chay vốn khó hơn đồ mặn, cầu kỳ mất thời gian hơn, nhưng nếu làm sai thì e rằng dễ bị thần Phật quở trách đó.

12 Tháng hai, 2022

Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!