phân biệt ra, da và gia
Cả ra, da và gia đều đúng chính tả. Hai từ này mang ý nghĩa khác nhau nên có cách sử dụng khác nhau
Ra:
-
(động từ) Di chuyển đến một nơi, một vị trí ở phía ngoài (ra khơi, ra trận)
-
(động từ) Tách khỏi, không còn sinh hoạt, hoạt động,... ở trong một môi trường, tổ chức nào đó nữa (ra viện)
-
(động từ) Nói cho người khác biết, thường là với yêu cầu phải chấp hành, phải thực hiện (ra lệnh, ra đề)
-
(động từ) Qua khỏi một thời gian nào đó, bước sang một đơn vị thời gian mới (ra Tết, ra Giêng)
-
(phụ từ) Biểu thị xu hướng phát triển tăng thêm của một tính chất, trạng thái (khỏe ra, đẹp ra)
-
(phụ từ) Biểu thị một điều kiện giả thiết hay một sự đánh giá mà nội dung do từ (thường là tính từ) đứng ngay trước nó biểu đạt (đúng ra, ít ra)
-
(phụ từ) Biểu thị sự đột nhiên nhận thấy, đột nhiên nhận thức điều trước đó không ngờ tới (hóa ra, thì ra)
Da:(danh từ) lớp mô bọc ngoài cơ thể người và một số động vật (da dẻ, da báo)
Gia:(động từ) cho thêm vào, tăng thêm (gia tăng)
Đặt câu với các từ:
-
Chiếc thuyền của chú Bảy đã ra khơi.
-
Hôm nay, bà em đã được ra viện.
-
Cậu ta ra lệnh cho chú chó của mình đi nhặt chiếc xương về.
-
Mẹ hứa ra Giêng sẽ đưa em đi chơi hội.
-
Dạo này trông chị đẹp ra đấy!
-
Ít ra thì hắn ta cũng phải chào hỏi một câu chứ!
-
Hóa ra bấy lâu nay chúng ta bị lừa.
-
Bác ấy mặc một chiếc áo có họa tiết da báo.
-
Tệ nạn xã hội ở khu phố ngày càng gia tăng.