Giáo án Vật Lý 6 cả năm

Bùi Thế Hiển
Bùi Thế Hiển 20 Tháng một, 2021

Giáo án Vật Lý 6 cả năm

Giáo án Vật Lý 6 cả năm gồm nhiều bài giáo án bài học trong chương trình môn Vật Lý lớp 6 được thiết kế khoa học, chi tiết bám sát nội dung các bài học giúp thầy cô tham khảo soạn giáo án Vật lý 6 hiệu quả. Chúc thầy cô và các em có những tiết học hay.

Giáo án dạy thêm Lý 6

Giáo án Vật lý 6 bài 3: Đo thể tích chất lỏng

Chương 1: CƠ HỌC
Bài 1 + 2:
ĐO ĐỘ DÀI

I/ MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

  • Biết cách xác định GHĐ và ĐCNN của dụng cụ đo.
  • Biết đo độ dài một số trường hợp thông thường theo qui tắc sau :
  • Ước lượng chiều dài cần đo.
  • Chọn thước đo thích hợp.
  • Đặt thước đo đúng.
  • Biết tính giá trị trung bình.

2. Kĩ năng:

  • Biết ước lượng gần đúng độ dài cần đo , độ dài trong một số trường hợp thường dùng.
  • Biết tính giá trị trung bình kết quả cần đo.
  • Đo chính xác các độ dài cần thiết.

3. Thái độ :

  • Rèn luyện tính tập trung, độc lập của học sinh.

II/ CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

  • Tranh vẽ một thước kẻ có GHĐ 20cm và ĐCNN 2mm .Tranh vẽ phóng lớn bảng 1.1

2. Học sinh:

  • Thước kẻ có GHĐ 1mm và thước dây.

III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định lớp: (1 phút)

2. Kiểm tra: sự chuẩn bị của học sinh cho bài mới (2 phút)

3. Bài mới:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ

NỘI DUNG

Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh về nhà tự tìm hiểu lại đơn vị đo độ dài. (1 phút)

Hoạt động 2 : Tìm hiểu về đo độ dài (20 phút)

HS :Quan sát và trả lời câu hỏi C1: Người thợ mộc , học sinh , người bán vải dùng thước nào để đo ?

GV: Em hãy cho biết sự khác nhau giữa các loại thước ? và đưa ra khái niệm GHĐ và ĐCNN cho học sinh biết.

HS: Khác nhau giữa hình dạng và công dụng.

GV: Cho hs đọc C5 và gọi học sinh khác trả lời.

GV: Có 3 loại thước ghi ở C6 , nên chọn loại thước nào để đo chiều dài sách vật lí 6 và chiều dài bàn học ?

HS: Trả lời

Hoạt động 3: Tiến hành đo độ dài (7 phút)

GV: Yêu cầu hs nghiên cứu kĩ bước tiến hành đo.

HS: Nghiên cưú trong 3 phút.

GV: Chia hoc sinh làm 4 nhóm và tiến hành đo.

HS: Đo 3 lần sau đó lấy trung bình.

GV: Hướng dẫn hs thực hiện.

Hoạt động 4: Thảo luận để đưa ra cách đo độ dài (10 phút)

GV: yêu cầu học sinh nhắc lại các bước đo độ dài.

HS: Nêu 4 bước.

GV: Dựa vào phần thực hành bài trước, em hãy cho biết độ dài ước lượng và độ dài thực tế có khác nhau không ?
- Em đặt thước như thế nào để đo ?
- Em đặt mắt theo hướng nào để đọc kết quả đo.
- Nếu đầu kia của vật không trùng với vạch nào của thước ,ta đọc như thế nào ?

GV: Hướng dẫn hs điền vào chỗ trống câu C6.
HS: Lần lược thực hiện.

I / ĐƠN VỊ ĐO ĐỘ DÀI:
  • Học sinh về nhà tự đọc

II / ĐO ĐỘ DÀI:

1. Tìm hiểu dụng cụ đo độ dài:

C4:
- Người thợ mọc dùng thuớc cuộn.
- Hs dùng thước thẳng.
- Người bán vải dùng thước dây.

C6: - Dùng thước có GHĐ 20cm và ĐCNN 1mm để đo chiều rộng quyển sách vật lí 6.
- Dùng thước GHĐ 30cm và ĐCNN 1mm để đo chiều dài quyển sách vật lí 6.
- Dùng thước có GHĐ 1m và ĐCNN 1cm để đo chiều dài bàn học.

C7 : Người thợ may dùng thước thẳng để đo.

2 . Đo độ dài:

III/ CÁCH ĐO ĐỘ DÀI:

C2: - Chọn thước kẻ để đo quyển sách vật lí 6 vì thước kẻ có GHĐ 20cm và ĐCNN 1mm.

- Chọn thước thẳng để đo chiều dài cạnh bàn vì thước thẳng có GHĐ 1m và ĐCNN 1cm.

C3: Đăt thước đo dọc theo chiều dài cần đo, vạch số O trùng với một đầu của vật.

C4: Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu kia của vật.

C5: Đọc kết quả đo theo vạch chia gần nhất với đâù kia của vật.

20 Tháng một, 2021

Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!

Xem thêm