Giáo án Văn 9: Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt) theo Công văn 5512

Bùi Thế Hiển
Bùi Thế Hiển 03 Tháng hai, 2021

Giáo án Văn 9 Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt)

Giáo án Văn 9: Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt) theo Công văn 5512 được TimDapAnsưu tầm đăng tải có nội dung chi tiết, sắp xếp và phân bổ lượng kiến thức hợp lý nhằm giúp các em học sinh nhanh chóng nắm bắt được trọng tâm bài học cũng như cảm thấy hứng thú với buổi học hơn.

Ngoài ra, Tìm Đáp Án đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 9. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

TUẦN 27- BÀI 26- TIẾT:

CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG

(Phần Tiếng Việt)

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức:

- Nhận biết một số từ ngữ địa phương, mà không kém phần quan trọng là hướng dẫn các em có thái độ đối với việc sử dụng từ ngữ địa phương trong đời sống cũng như nhận xét về cách sử dụng từ ngữ địa phương trong những văn bản phổ biến rộng rãi (như trong văn chương nghệ thuật ).

- Ôn tập củng cố các kiến thức về từ ngữ địa phương.

- Tích hợp với các văn bản Văn và Tập làm văn đó học.

2. Năng lực:

a. Các năng lực chung:

- Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy; năng lực giao tiếp; năng lực hợp tác; năng lực sử dụng ngôn ngữ.

b. Các năng lực chuyên biệt:

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.

Năng lực nghe, nói, đọc, viết, phân tích, tổng hợp vấn đề, tạo lập văn bản

3. Phẩm chất:

- Yêu quê hương đất nước, yêu Tiếng Việt.

- Tự lập, tự tin, tự chủ.

- GD hs có thái độ trân trọng phương ngữ, có ý thức sử dụng đúng ngữ cảnh.

+ Phương ngữ là 1 bộ phận quan trọng của tiếng Việt.

- Rèn luyện kĩ năng xác định và giải nghĩa các từ địa phương có trong các văn bản đó học ở chương trình Ngữ văn THCS.

- Nhận diện và sử dụng phương ngữ phù hợp.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Kế hoạch dạy học

- Học liệu: bảng phụ, tài liệu tham khảo, phiếu học tập.

2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc Sách ngữ văn địa phương & trả lời các câu hỏi .

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HĐ của thầy và trò

ND (ghi bảng)

HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU (2p)

1/Mục tiêu: giúp HS có tâm thế và định hướng chú ý với bài học.

2/ Phương thức thực hiện: đàm thoại, nêu & giải quyết vấn đề.

3/ Sản phẩm hoạt động: bài thuyết trình của hs

4/ Phương án kiểm tra, đánh giá: lớp, gv cùng đánh giá, nhận xét.

5/ Tiến trình hoạt động:

?Hãy kể một số phương ngữ em biết?

- HS nghiên cứu làm & trình bầy bài.

- lớp nhận xét, đánh giá.

- GV chốt, gieo vấn đề cần tìm tìm hiểu trong bài học..

Nhận biết một số từ ngữ địa phương, mà không kém phần quan trọng là chúng ta có thái độ đúng đối với việc sử dụng từ ngữ địa phương trong đời sống cũng như nhận xét về cách sử dụng từ ngữ địa phương trong những văn bản phổ biến rộng rãi (như trong văn chương nghệ thuật )…

HOẠT ĐỘNG 2: LUYỆN TẬP

Hoạt động 1: Ôn tập lí thuyết

1/Mục tiêu: giúp HS củng cố kiến thức, hiểu biết về phương ngữ & từ ngữ toàn dân tương ứng- cách sử dụng.

2/ Phương thức thực hiện: đàm thoại, nêu & giải quyết vấn đề, gợi tìm.

3/ Sản phẩm hoạt động: bài thuyết trình của hs.

4/ Phương án kiểm tra, đánh giá: lớp, gv cùng đánh giá, nhận xét.

5/ Tiến trình hoạt động:

? Em hiểu như thế nào về phương ngữ?

? Trong ngôn ngữ tiếng Việt, có những phương ngữ nào?

- HS làm bài tập.

- Dự kiến sản phẩm:

+ PN là từ ngữ chỉ dùng trong một địa phương nhất định.

+ Có 3 phương ngữ chính: Bắc- Trung- Nam

Hoạt động 2: Luyện tập

1/Mục tiêu: giúp HS củng cố kiến thức, hiểu biết về phương ngữ & từ ngữ toàn dân tương ứng - sử dụng- nhận diện.

2/ Phương thức thực hiện: đàm thoại, nêu & giải quyết vấn đề. HĐ nhóm, gợi tìm.

3/ Sản phẩm hoạt động: phiếu học tập của hs.

4/ Phương án kiểm tra, đánh giá: lớp, gv cùng đánh giá, nhận xét.

5/ Tiến trình hoạt động:

Bài 1: Xác định yêu cầu bài tập?

-HS xác định yêu cầu bài tập: tìm PN trong VD, và tìm tư ngữ toàn dân tương ứng

- Lớp chia 2 nhóm làm bài. N1- ý a, N2- ý b.

- Dự kiến sản phẩm:

Ý

Phương ngữ

Từ ngữ toàn dân tương ứng

a

- thẹo

- lặp bặp

- ba

- sẹo

- lắp bắp

- bố/cha

b

- ba

- má

- kêu.

- đâm.

- đũa bếp

- (nói) trổng

- vô

- bố/cha

- mẹ

- gọi

- trở thành

- đũa cả

- nói trống không

- vào

- Các nhóm trình bầy sản phẩm, chữa bài cho nhau.

- GV nhận xét, đánh giá, chốt đúng.

2/ Bài 2: tìm PN & từ ngữ ngữ toàn dân trong VD, chứng minh sự khác biệt giữa chúng?

- HS làm việc theo nhóm: N1- bài 2. N2- bài 3

- GV quan sát, trợ giúp những hs khó khăn trong thực hiện nhiệm vụ

- Dự kiến sản phẩm:

* Bài của nhóm 1:

ý

Phương ngữ

TNTD

Cách diễn đạt khác/ từ đồng nghĩa

a

 

Kêu

Nói to

b

Kêu

 

Gọi

*Bài của nhóm 2:

I- Lí thuyết:

- PN là từ ngữ chỉ dùng trong một địa phương nhất định.

- Có phương ngữ chính: Trung- Nam

II. Luyện tập

1/ Từ ngữ toàn dân & phương ngữ

a/

b/

2/ Sự khác biệt từ toàn dân và từ địa phương

3/ Những PN em biết:

4/ Bình luận cách dùng PN:

a/ Không nên để bé Thu dùng từ toàn dân vì bộ Thu sinh ra tại địa phương đó, chưa có điều kiện học tập hoặc quan hệ xã hội rộng rãi, do đó chưa có thể có đủ một vốn từ ngữ toàn dân cần thiết thay thế cho từ ngữ địa phương.

b/ Trong lời kể của tác giả có một số từ ngữ địa phương để tạo sắc thái địa phương cho câu chuyện. Tuy nhiên, mức độ sử dụng của tác giả là vừa phải.

Giáo án vẫn còn dài mời quý thầy cô tải về để tham khảo trọn nội dung

Bài tiếp theo: Giáo án Văn 9: Viết bài tập làm văn số 7 theo Công văn 5512

Mời quý thầy cô tham khảo thêm: Thư viện Giáo Án điện tử Tìm Đáp Án

03 Tháng hai, 2021

Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!