Giáo án Văn 9: Tổng kết ngữ pháp (tiếp theo) theo Công văn 5512
Giáo án Văn 9 Tổng kết ngữ pháp (tiếp theo)
Giáo án Văn 9: Tổng kết ngữ pháp (tiếp theo) theo Công văn 5512 được TimDapAnsưu tầm và đăng tải để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
- Tổng hợp giáo án Văn 9 theo Công văn 5512
- Kế hoạch giảng dạy môn Âm nhạc từ lớp 6-9 theo công văn 5512
- Kế hoạch giảng dạy môn Âm nhạc từ lớp 6-9 theo công văn 5512
Ngoài ra, Tìm Đáp Án đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 9. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.
Bài 30 -Tiết 155: TỔNG KẾT NGỮ PHÁP (tiếp theo)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Ôn tập, hệ thống hoá các kiến thức đã học về câu các kiểu câu, biến đổi câu đã học trong chương trình THCS.
2. Năng lực:
a. Các năng lực chung:
- Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy; năng lực giao tiếp; năng lực hợp tác; năng lực sử dụng ngôn ngữ.
b. Các năng lực chuyên biệt:
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực nghe, nói, đọc, viết, phân tích, tổng hợp vấn đề, tạo lập văn bản, Hệ thống hóa kiến thức
3. Phẩm chất:
- Yêu quê hương đất nước, yêu Tiếng Việt.
- Tự lập, tự tin, tự chủ.
- Có ý thức sử dụng từ, câu đúng ngữ pháp trong khi viết.
II. CHUẨN BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
1. Chuẩn bị của giáo viên: Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn kế hoạch bài học
2. Chuẩn bị của học sinh: ôn lại kiến thức đã học phần ngữ pháp, tìm hiểu nội dung của bài học.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Mô tả phương pháp thực hiện chuỗi các hoạt động học trong bài học và kĩ thuật dạy học thực hiện trong các hoạt động.
Tên hoạt động |
Phương pháp thực hiện |
Kĩ thuật dạy học |
HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU |
Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề. |
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
|
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI |
- Dạy học theo nhóm - Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề. - Thuyết trình, vấn đáp. |
- Kĩ thuật đặt câu hỏi - Kĩ thuật học tập hợp tác
|
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP |
- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề. |
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
|
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG |
- Đàm thoại, dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề. |
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
|
HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG, SÁNG TẠO |
- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề |
- Kĩ thuật đặt câu hỏi |
2. Tổ chức các hoạt động
Tiến trình hoạt động
Hoạt động của GV và HS |
Nội dung bài học |
HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU (3-5 phút) - Mục đích: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho HS - Phương thức: nêu vấn đề - Phát triển năng lực: tư duy - Thời gian: 3 phút - Sản phẩm: Câu trả lời của hs ? Sử dụng câu khi nói và viết phải lưu ý điều gì? HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI (30->35 phút) - Mục đích: HS nắm được, nhắc lại các kiểu câu xét theo cấu tạo và các kiểu câu phân theo mục đích nói - Phương thức: nêu & giải quyết vấn đề - Phát huy năng lực: tư duy, giải quyết vấn đề, nhóm - Thời gian: 30 phút. - Sản phẩm: Vở ghi của hs GV giới thiệu bài - Ở tiết ôn tập tuần trước, các em đã được học... Nội dung I: * Hoạt động 1: Lí thuyết(3-5 phút) - Mục đích: Nắm được các kiến thức về kiểu câu xét theo cấu tạo ngữ pháp - Phương thức: Vấn đáp kết hợp thực hành, thảo luận nhóm. - Sản phẩm: Vở ghi của Hs ? Em nào có thể nhắc lại các kiểu câu đã học xét theo cấu tạo ngữ pháp? ? Thế nào là câu đơn ? Câu ghép là kiểu câu có cấu tạo như thế nào ? Nhắc lại 9 mối quan hệ giữa các vế câu trong câu ghép? ? Phân biệt câu đặc biệt và câu rút gọn ? Phân biệt câu chủ động và câu bị động * Hoạt động 2: Luyện tập - Mục đích: HS vận dụng kiến thức vào làm các bài tập thực hành - Phương thức: nêu & giải quyết vấn đề - Phát huy năng lực: tư duy, giải quyết vấn đề - Thời gian: 15 phút. - Sản phẩm: Bài làm của HS Gv hướng dẫn HS làm bài tập ? HS đọc đề bài và xác định yêu cầu - HS trao đổi thảo luận nhóm làm bài tập - Đại diện nhóm trình bầy và nhận xét lẫn nhau. GV nhận xét, bổ sung, kết luận. Gọi HS đọc bài tập 2. Gọi 1 em lên bảng xác định ở từng câu. Nhận xét, chữa bài. Gọi HS đọc, xác định yêu cầu của bài tập 3. Gọi 1 HS lên bảng làm bài. Yêu cầu lớp nhận xét. Chữa bài. Gọi HS đọc, xác định yêu cầu của bài tập 4. Cho HS thảo luận bài. Gọi các nhóm trình bày, lớp nhận xét bài. Chữa bài. Gọi HS đọc bài tập 1. Yêu cầu HS tự suy nghĩ, làm bài. Gọi 1 em phát biểu, lớp nhận xét. Chữa bài. Gọi HS đọc bài tập 2, xác định các yêu cầu của bài tập. Cho HS thảo luận bài. Gọi các nhóm trình bày. Nhận xét, chữa bài. Gọi HS đọc bài tập 3. Gọi 3 em lên bảng làm bài. Gọi lớp nhận xét, chữa bài Nội dung II: * Hoạt động 1: Lí thuyết(3 phút) - Mục đích: Nắm được kiến thức về các kiểu câu ứng với mục đích giao tiếp. - Phương thức: Vấn đáp kết hợp thực hành, thảo luận nhóm. - Sản phẩm: Câu trả lời của HS ? Em nào có thể nhắc lại các kiểu câu ứng với mục đích giao tiếp là những kiểu câu nào? ? Nội dung của từng kiểu câu? Cho ví dụ? * Hoạt động 2: Luyện tập - Mục đích: HS vận dụng kiến thức vào làm các bài tập thực hành - Phương thức: nêu & giải quyết vấn đề - Phát huy năng lực: tư duy, giải quyết vấn đề - Thời gian: 10 phút. - Sản phẩm: Vở ghi của hs Gọi HS đọc bài tập a. Yêu cầu HS tự suy nghĩ làm bài. Gọi HS trình bày bài, nhận xét. Chữa bài. |
D- Ôn tập về các kiểu câu I. Câu xét về cấu tạo 1. Lí thuyết: Có các kiểu câu - Câu đơn - Câu ghép * Lưu ý: - Câu đặc biệt - Câu rút gọn - Câu chủ động - Câu bị động - Cách chuyển câu CĐ ->câu BĐ 2. Bài tập: 2.1/ Câu đơn Bài tập 1/146. Xác định chủ ngữ và vị ngữ trong các câu đơn sau:(SGK) a) - Chủ ngữ: nghệ sĩ - Vị ngữ: ghi lại cái dã có rồi, muốn nói một điều gì mới mẻ b)- Chủ ngữ: lời gửi của một Nguyễn Du, một Tôn-xtôi cho nhân loại - Vị ngữ: phức tạo hơn, phong phú và sâu sắc hơn c)- Chủ ngữ: nghệ thuật -Vị ngữ: là tiếng nói của tình cảm d) - Chủ ngữ: tác phẩm -Vị ngữ: là kết tinh của tâm hồn người sáng tác, là sợi dây truyền cho mọi người sự sống mà nghệ sĩ mang trong lòng e) - Chủ ngữ: anh -Vị ngữ: thứ sáu và cũng tên Sáu Bài tập 2/147: Nhận diện câu đặc biệt trong các đoạn trích: vở GBT 2.2/ Câu ghép Bài tập 1/147: Xác định các câu ghép a. Anh gửi.. b. Nhưng vì… c. Ông lão vừa nói… d. Những nét… e. Để người… Bài tập 2/148: GBT Bài tập 3/148 Xác định quan hệ về nghĩa giữa các vế trong những câu ghép sau: - Câu a: quan hệ tương phản - Câu b: quan hệ bổ sung - Câu c: quan hệ điều kiện - giả thiết Tạo câu ghép theo yêu cầu. Bài tập 4/149 a) Nguyên nhân - Kết quả: -Vì quả bom tung lên và nổ trên không nên hầm của Nho bị sập. -Quả bom tung lên và nổ trên không hầm của Nho bị sập. b) Điều kiện - Kết quả: Nếu quả bom tung lên và nổ trên không thì hầm của Nho bị sập. c) Tương phản: -Quả bom nổ khá gần, nhưng hầm của Nho không bị sập. d) Nhượng bộ: Hầm của Nho không bị sập, tuy quả bom nổ khá gần. 2.3/ Biến đổi câu Bài tập 1: Câu rút gọn - Quen rồi. - Ngày nào ít: ba lần Bài tập 2: Câu vốn là một bộ phận của câu đứng trước được tách ra: a) Và làm việc có khi suốt đêm. b) Thường xuyên. c) Một dấu hiệu chẳng lành. Tách như vậy để nhấn mạnh nội dung của bộ phận được tách ra. Bài tập 3: Tạo câu bị động từ các câu cho sẵn: a) -Đồ gốm được người thợ thủ công Việt Nam làm ra khá sớm b) -Một cây cầu lớn sẽ được tỉnh ta bắc tại khúc sông này c) -Những ngôi đền ấy đã được người ta dựng lên từ hàng trăm năm trước II. Các kiểu câu ứng với mục đích giao tiếp 1. Lí thuyết: - Câu trần thuât - Câu cầu khiến - Câu nghi vấn - Câu cảm thán 2. Bài tập: a. Xác định câu nghi vấn và tác dụng của nó *Trả lời: Các câu nghi vấn dùng để hỏi: - Ba con, sao con không nhận? - Sao con biết là không phải? b.Xác định câu cầu khiến và nêu tác dụng của chúng: *Trả lời: |
Giáo án vẫn còn dài mời quý thầy cô tải về để tham khảo trọn nội dung
Bài tiếp theo: Giáo án Văn 9: Luyện tập viết hợp đồng theo Công văn 5512
Mời quý thầy cô tham khảo thêm: Thư viện Giáo Án điện tử Tìm Đáp Án