Giáo án Tự nhiên xã hội 3 bài 67: Bề mặt lục địa

Admin
Admin 14 Tháng bảy, 2018

Giáo án Tự nhiên xã hội 3

Giáo án Tự nhiên xã hội 3 bài 67: Bề mặt lục địa giúp thầy cô hướng dẫn các em học sinh nắm vững kiến thức về môn Tự nhiên lớp 3 được TimDapAntổng hợp và sưu tầm giới thiệu tới quý thầy cô nhằm hỗ trợ giảng dạy được tốt nhất.

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Nêu được đặc điểm bề mặt lục địa.

2. Kĩ năng: Biết so sánh một số dạng địa hình: giữa núi và đồi, giữa cao nguyên và đồng bằng, giữa sông và suối.

3. Thái độ: Yêu thích môn học; rèn tính sáng tạo, tích cực và hợp tác.

* KNS:

  • Rèn các kĩ năng: Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Biết xử lí các thông tin để có biểu tượng về suối, sông, hồ, núi, đồi, đồng bằng… Quan sát, so sánh để nhận ra điểm giống nhau và khác nhau giữa đồi và núi; giữa đồng bằng và cao nguyên.
  • Các phương pháp: Làm việc nhóm, quan sát tranh, sơ đồ và đưa ra nhận xét. Trò chơi nhận biết các dạng địa hình trên bề mặt lục địa.

* MT: Giúp học sinh biết các loại địa hình trên Trái Đất bao gồm: núi, sông, biển,… là thành phần tạo nên môi trường sống của con người và các sinh vật. Có ý thức giữ gìn môi trường sống của con người (bộ phận).

* BĐ: Giúp học sinh có thêm kiến thức về Đại dương, biển; liên hệ giáo dục chủ quyền Biển Đông và các quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa (liên hệ).

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

  • Giáo viên: Các hình minh hoạ trong Sách giáo khoa.
  • Học sinh: Đồ dùng học tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Hoạt động khởi động (5 phút):

- Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 học lên sinh trả lời 2 câu hỏi của tiết trước.

- Nhận xét.

- Giới thiệu bài mới: trực tiếp.

2. Các hoạt động chính:

a. Hoạt động 1 : Quan sát và thảo luận (12 phút)

- Hát đầu tiết.

- 2 em lên kiểm tra bài cũ.

- Nhắc lại tên bài học.

* Mục tiêu: Nhận biết được núi, đồi. Nhận ra sự khác nhau giữa núi và đồi.

* Cách tiến hành:

Bước 1:

- GV yêu cầu HS dựa vào vốn hiểu biết và quan sát hình 1, 2 trong SGK trang 130 hoặc tranh ảnh sưu tầm, thảo luận và hoàn thành bảng sau:

- HS thảo luận và hoàn thành bảng theo yêu cầu.

Đáp án:

Núi

Đồi

Núi

Đồi

Độ cao

Cao

Thấp

Độ cao

Đỉnh

Nhọn

Tương đối tròn

Đỉnh

Sườn

Dốc

Thoải

Sườn

Bước 2:

- GV yêu cầu các nhóm trình bày kết quả thảo luận cả nhóm mình trước lớp.

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.

- GV hoặc HS bổ sung và hoàn thiện phần trình bày của các nhóm.

b. Hoạt động 2: Quan sát tranh theo cặp (10 phút)

* Mục tiêu: Nhận biết được đồng bằêng và cao nguyên. Nhận ra sự giống nhau và khác nhau giữa đồng bằng và cao nguyên.

* Cách tiến hành:

Bước 1:

- GV hướng dẫn HS quan sát hình 3, 4, 5 trong SGK trang 131 và trả lời theo gợi ý sau:

- HS quan sát hình và trả lời theo gợi y.ù

+ So sánh độ cao giữa đồng bằng và cao nguyên.

+ Bề mặt đồng bằng và cao nguyên giống nhau ở điểm nào?

Bước 2:

- GV gọi một số HS trả lời câu hỏi trước lớp.

- HS trả lời câu hỏi trước lớp.

* MT: Giáo dục học sinh có ý thức giữ gìn môi trường sống của con người.

c. Hoạt động 3: Vẽ hình mô tả đồi, núi, đồng bằng và cao nguyên (7 phút)

* Mục tiêu: Giúp HS khắc sâu các biểu tượng về đồi, núi, đồng bằng và cao nguyên.

* Cách tiến hành:

Bước 1:

- GV yêu cầu HS vẽ hình mô tả đồi, núi, đồng bằng và cao nguyên vào giấy hoặc vở (chỉ cần vẽ đơn giản sao cho thể hiện được các dạng địa hình đó).

- HS vẽ hình theo yêu cầu.

Bước 2:

- GV yêu cầu HS đổi vở và nhận xét hình vẽ của bạn.

- HS đổi vở và nhận xét hình vẽ của bạn theo cặp.

Bước 3:

- GV trưng bày một số hình vẽ của HS trước lớp.

- GV cùng HS nhận xét hình vẽ của bạn.

3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):

* BĐ: Giúp học sinh có thêm kiến thức về Đại dương, biển; liên hệ giáo dục chủ quyền Biển Đông và các quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa.

- Nhận xét tiết học, liên hệ thực tiễn.

- Xem lại bài, chuẩn bị tiết sau.


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!