Giáo án Tự nhiên xã hội 3 bài 35: Vệ sinh môi trường
Giáo án Tự nhiên xã hội 3
Giáo án Tự nhiên xã hội 3 bài 35: Vệ sinh môi trường giúp thầy cô hướng dẫn các em học sinh nắm vững kiến thức về môn Tự nhiên lớp 3 được TimDapAntổng hợp và sưu tầm giới thiệu tới quý thầy cô nhằm hỗ trợ giảng dạy được tốt nhất.
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Nêu được tầm quan trọng của việc xử lí nước thải hợp vệ sinh đối với đời sống con người và động vật, thực vật.
2. Kĩ năng: Nêu tác hại của rác thải và thực hiện đổ rác đúng nơi qui định. Nêu tác hại của việc người và gia súc phóng uế bừa bãi. Thực hiện đại tiểu tiện đúng nơi qui định.
3. Thái độ: Yêu thích môn học; rèn tính sáng tạo, tích cực và hợp tác.
* KNS:
- Rèn các kĩ năng: Kĩ năng quan sát, tìm kiếm và xử lí các thông tin để biết tác hại của rác và ảnh hưởng của các sinh vật sống trong rác tới sức khỏe con người. Kĩ năng quan sát và tìm kiếm xử lí thông tin để biết tác hại của phân và nước tiểu ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Kĩ năng quan sát và tìm kiếm xử lí các thông tin để biết tác hại của nước bẩn, nước ô nhiễm ảnh hưởng tới sinh vật và sức khỏe con người. Kĩ năng tư duy phê phán: Có tư duy phân tích, phê phán các hành vi, việc làm không đúng làm ảnh hưởng tới vệ sinh môi trường. Kĩ năng làm chủ bản thân: Đảm nhận trách nhiệm, cam kết thực hiện các hành vi đúng, phê phán và lên án các hành vi không đúng nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường. Kĩ năng ra quyết định: Nên và không nên làm gì để bảo vệ môi trường. Kĩ năng hợp tác: Hợp tác với mọi người xung quanh để bảo vệ môi trường.
- Các phương pháp: Chuyên gia, thảo luận nhóm, tranh luận, điều tra, đóng vai.
* MT: Biết rác, phân, nước thải là nơi chứa các mầm bệnh là hại sức khoẻ con người và động vật. Biết phân, rác thải nếu không xử lí hợp vệ sinh sẽ là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường. Biết một vài biện pháp xử lí phân, rác thải, nước thải hợp vệ sinh. Có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường (toàn phần).
* NL: Giáo dục học sinh biết phân loại và xử lý rác hợp vệ sinh: một số rác như rau, củ, quả, ... có thể làm phân bón, một số rác có thểtais chế thành các sản phẩm khác, như vậy là đã giảm thiểu sự lãng phí khi dùng các vật liệu, góp phần tiết kiệm năng lượng có hiệu quả (bộ phận).
* BĐ: Liên hệ với môi trường vùng biển nhằm giáo dục học sinh giữ vệ sinh môi trường biển đảo (liên hệ).
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- Giáo viên: Tranh, ảnh sưu tầm được về rác thải, cảnh thu gom và xử lý rác thải. Các hình trong SGK trang 68, 69.
- Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
1. Hoạt động khởi động (5 phút): - Kiểm tra bài cũ: gọi 2 học sinh lên trả lời 2 câu hỏi. - Nhận xét, đánh giá. - Giới thiệu bài mới: trực tiếp. 2. Các hoạt động chính: | Hát 2 em thực hiện |
a. Hoạt động 1: Thảo luận nhóm (17 phút) * Mục tiêu: HS biết được sự ô nhiễm và tác hại của rác thải đối với sức khoẻ con người. * Cách tiến hành: Bước 1: Thảo luận nhóm GV chia nhóm và yêu cầu các nhóm quan sát hình 1, 2 trang 68 SGK và trả lời theo gợi ý: - Hãy nói cảm giác của bạn khi đi ngang qua đống rác. Rác có hại như thế nào? - Những sinh vật thường sống trong đống rác, chúng có hại gì đối với sức khoẻ con người ? GV gợi ý để HS nêu được các ý sau: - Rác (vỏ đồ hộp, giáy gói thức ăn,…) nếu vứt bừa bãi sẽ là vật trung gian truyền bệnh. - Xác chết súc vật vứt bừa bãi sẽ bị thối rữa sinh nhiều mầm bệnh và còn là nơi để một số sinh vật sinh sản và truyền bệnh như: ruồi, muỗi, chuột, …. Bước 2: GV nêu thêm những hiện tượng về sự ô nhiễm của rác thải ở những nôi công cộng và tác hại đối với sức khoẻ con người. * MT: Biết rác, phân, nước thải là nơi chứa các mầm bệnh là hại sức khoẻ con người và động vật. Biết phân, rác thải nếu không xử lí hợp vệ sinh sẽ là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường. Biết một vài biện pháp xử lí phân, rác thải, nước thải hợp vệ sinh. Có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường. b. Hoạt động 2: Làm việc cặp đôi (10 phút) * Mục tiêu: HS nói được những việc làm đúng và những việc làm sai trong việc thu gom rác thải. * Cách tiến hành: Bước 1: Từng cặp HS quan sát các hình trong SGK trang 69 và tranh ảnh sưu tầm được, đồng thời trả lời theo gợi ý: chỉ và nói việc làm nào là đúng, việc làm nào sai. Bước 2: GV có thể gợi ý tiếp: - Em cần phải làm gì để giữ vệ sinh công cộng? - Em đã làm gì để giữ vệ sinh công cộng? - Hãy nêu cách xử lý rác ở địa phương em. * NL: Giáo dục học sinh biết phân loại và xử lý rác hợp vệ sinh: một số rác như rau, củ, quả, ... có thể làm phân bón, một số rác có thểtais chế thành các sản phẩm khác, như vậy là đã giảm thiểu sự lãng phí khi dùng các vật liệu, góp phần tiết kiệm năng lượng có hiệu quả. 3. Hoạt động nối tiếp (3 phút): * BĐ: Liên hệ với môi trường vùng biển nhằm giáo dục học sinh giữ vệ sinh môi trường biển đảo. - Nhận xét tiết học. - Dặn học sinh chuẩn bị tiết sau. |
- Các nhóm quan sát hình 1, 2 trang 68 SGK và trả lời theo gợi ý
- Một số nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung.
- Một số nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung.
- Các nhóm có thể liên hệ đến môi trường nơi các em đang sống: đường phố, ngõ xóm, bản làng,…
|