Giáo án Tự nhiên xã hội 3 bài 40: Thân cây

Admin
Admin 20 Tháng một, 2021

Giáo án Tự nhiên xã hội 3

Giáo án Tự nhiên xã hội 3 bài 40: Thân cây giúp thầy cô hướng dẫn các em học sinh nắm vững kiến thức về môn Tự nhiên lớp 3 được TimDapAntổng hợp và sưu tầm giới thiệu tới quý thầy cô nhằm hỗ trợ giảng dạy được tốt nhất.

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Biết một số kiến thức cơ bản về thân cây theo cách mọc và theo cấu tạo.

2. Kĩ năng: Phân biệt được các loại cây theo cách mọc (thân đứng, thân leo, thân bò) và theo cấu tạo (thân gỗ, thân thảo).

3. Thái độ: Yêu thích môn học; rèn tính sáng tạo, tích cực và hợp tác.

* KNS:

  • Rèn các kĩ năng: Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Quan sát và so sánh đặc điểm một số loại thân cây. Tìm kiếm, phân tích, tổng hợp thông tin để biết giá trị của thân cây với đời sống của cây, đời sống động vật và con người.
  • Các phương pháp: Thảo luận, làm việc nhóm. Trò chơi.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

  • Giáo viên: Các hình minh hoạ trong Sách giáo khoa.
  • Học sinh: Đồ dùng học tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Hoạt động khởi động (5 phút):

- Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 học lên sinh trả lời 2 câu hỏi của tiết trước.

- Nhận xét.

- Giới thiệu bài mới: trực tiếp.

2. Các hoạt động chính:

- Hát đầu tiết.

- 2 em lên kiểm tra bài cũ.

- Nhắc lại tên bài học.

a. Hoạt động 1: Làm việc với sách giáo khoa theo nhóm (12 phút)

* Mục tiêu: Nhận dạng và kể tên một số cây có thân mọc đứng, thân leo, thân bò; thân gỗ, thân thảo.

* Cách tiến hành:

Bước 1: Làm việc theo cặp

- Hai học sinh ngồi cạnh nhau cùng quan sát các hình trang 78, 79 SGK và trả lời theo gợi ý : Chỉ và nói tên các cây có thân mọc đứng, thân leo, thân bò trong các hình. Trong đó, cây nào có thân gỗ (cứng), cây nào có thân thảo (mềm)?

- GV có thể hướng dẫn các em điền kết quả làm việc vào bảng.

- GV đi đến nhóm giúp đỡ, nếu HS không nhận ra các cây, GV có thể chỉ dẫn.

Bước 2: Làm việc cả lớp

- GV gọi một số HS lên trình bày kết quả làm việc theo cặp (mỗi HS chỉ nói đặc điểm về cách mọc và cấu tạo thân của 1 cây).

- Tiếp theo GV đặt câu hỏi: Cây su hào có điểm gì đặc biệt?

@ Kết luận:

- Các cây thường có thân mọc đứng; một số cây có thân bò, thân leo.

- Có loại cây thân gỗ, có loại cây thân thảo.

- Cây su hào có thân phình to thành củ.

b. Hoạt động 2: Chơi trò chơi bingo (15 phút)

* Mục tiêu: Phân loại một số cây theo cách mọc của thân và theo cấu tạo của thân.

* Cách tiến hành:

Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn cách chơi.

- GV chia lớp thành 2 nhóm.

- Gắn lên bảng hai bảng câm theo mẫu.

- Phát cho mỗi nhóm một bộ phiếu rời. Mỗi phiếu viết tên một cây như ví dụ dưới đây (GV có thể thêm, bớt hoặc thay đổi tên cây cho phù hợp với các cây phổ biến ở địa phương).

- Yêu cầu cả hai nhóm xếp hàng dọc trước bảng câm của nhóm mình. Khi GV hô “bắt đầu” thì lần lượt từng người bước lên gắn tấm biển phiếu ghi tên cây vào cột phù hợp theo kiểu trò chơi tiếp xúc. Người cuối cùng sau khi gắn xong thì hô “bingo”.

Bước 2: Chơi trò chơi.

GV làm trọng tài hoăc cử HS làm trọng tài điều khiển cuộc chơi .

Bước 3: Đánh giá

Sau khi các nhóm đã gắn xong các tấm phiếu viêt tên cây vao các cột tương ứng, GV yêu cầu cả lớp cùng chữa bài.

- Hai học sinh ngồi cạnh nhau cùng quan sát các hình trang 78, 79 SGK và trả lời theo gợi ý

- Một số HS lên trình bày kết quả làm việc theo cặp (mỗi HS chỉ nói đặc điểm về cách mọc và cấu tạo thân của 1 cây).

- HS trả lời

- Nhóm trưởng phát cho mỗi nhóm từ 1-3 phiếu tùy theo số lượng thành viên của mỗi nhóm

- Nhóm nào gắn xong trước và đúng là thắng cuộc.


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!