Giáo án Tự nhiên xã hội 3 bài 65: Bề mặt Trái Đất

Admin
Admin 14 Tháng bảy, 2018

Giáo án Tự nhiên xã hội 3

Giáo án Tự nhiên xã hội 3 bài 65: Bề mặt Trái Đất giúp thầy cô hướng dẫn các em học sinh nắm vững kiến thức về môn Tự nhiên lớp 3 được TimDapAntổng hợp và sưu tầm giới thiệu tới quý thầy cô nhằm hỗ trợ giảng dạy được tốt nhất.

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Biết trên bề mặt Trái Đất có 6 châu lục và 4 đại dương.

2. Kĩ năng: Nói tên và chỉ được vị trí của 6 châu lục và 4 đại dương trên bản đồ.

3. Thái độ: Yêu thích môn học; rèn tính sáng tạo, tích cực và hợp tác.

* MT: Giúp học sinh biết các loại địa hình trên Trái Đất bao gồm: núi, sông, biển,… là thành phần tạo nên môi trường sống của con người và các sinh vật. Có ý thức giữ gìn môi trường sống của con người (bộ phận).

* BĐ: Giúp học sinh có thêm kiến thức về Đại dương, biển; liên hệ giáo dục chủ quyền Biển Đông và các quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa (liên hệ).

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

  • Giáo viên: Các hình minh hoạ trong Sách giáo khoa.
  • Học sinh: Đồ dùng học tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Hoạt động khởi động (5 phút):

- Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 học lên sinh trả lời 2 câu hỏi của tiết trước.

- Nhận xét.

- Giới thiệu bài mới: trực tiếp.

2. Các hoạt động chính:

a. Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận (12 phút)

- Hát đầu tiết.

- 2 em lên kiểm tra bài cũ.

- Nhắc lại tên bài học.

* Mục tiêu: Nhận biết được thế nào là lục địa, đại dương.

* Cách tiến hành:

Bước 1:

- GV yêu cầu HS chỉ đâu là nước, đâu là đất trong hình 1 SGK trang 126.

- HS chỉ theo yêu cầu.

Bước 2:

- GV chỉ cho HS biết phần đất và phần nước trên quả địa cầu (màu xanh lơ hoặc xanh lam thể hiện phần nước).

- HS theo dõi.

- GV hỏi: Nước hay đất chiếm phần lớn trên bề mặt Trái Đất?

- HS trả lời.

Bước 3:

- GV giải thích một cách đơn giản kết hợp với minh hoạ bằng tranh ảnh để HS biết thế nào là lục địa, thế nào là đại dương.

- HS nghe giải thích.

- Lục địa: Là những khối đất liền lớn trên bề mặt Trái Đất.

- Đại dương: Là những khoảng nước rộng mênh mông bao bọc phần lục địa.

* MT: Giúp học sinh biết các loại địa hình trên Trái Đất bao gồm: núi, sông, biển,… là thành phần tạo nên môi trường sống của con người và các sinh vật. Có ý thức giữ gìn môi trường sống của con người.

b. Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm (12 phút)

* Mục tiêu: Biết tên của 6 châu lục và 4 đại dương trên thế giới. Chỉ được 6 châu lục và 4 đại dương trên lược đồ.

* Cách tiến hành:

Bước 1:

- GV yêu cầu HS làm việc với nhau theo gợi ý:

- HS làm việc trong nhóm theo gợi ý.

+ Có mấy châu lục? Chỉ và nói tên các châu lục trên lược đồ hiình 3.

+ Có mấy đại dương? Chỉ và nói tên các đại dương trên lược đồ hình 3.

+ Chỉ vị trí của Việt Nam trên lược đồ . Việt Nam ở châu lục nào?

Bước 2:

- GV gọi một số nhóm lên trình bày kết quả làm viêc của nhóm mình.

- Đại diện các nhóm trình bày.

- GV hoặc HS sửa chữa và hoàn chỉnh phần trình bày.

* BĐ: Giúp học sinh có thêm kiến thức về Đại dương, biển; liên hệ giáo dục chủ quyền Biển Đông và các quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa.

3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):

- Nhận xét tiết học, liên hệ thực tiễn.

- Xem lại bài, chuẩn bị tiết sau.


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!