Giáo án Tự nhiên xã hội 3 bài 59: Sự chuyển động của Trái đất
Giáo án Tự nhiên xã hội 3
Giáo án Tự nhiên xã hội 3 bài 59: Sự chuyển động của Trái đất giúp thầy cô hướng dẫn các em học sinh nắm vững kiến thức về môn Tự nhiên lớp 3 được TimDapAntổng hợp và sưu tầm giới thiệu tới quý thầy cô nhằm hỗ trợ giảng dạy được tốt nhất.
Giáo án Tự nhiên xã hội 3 bài 57: Thực hành đi thăm thiên nhiên
Giáo án Tự nhiên xã hội 3 bài 58: Trái đất - Quả địa cầu
Giáo án Tự nhiên xã hội 3 bài 60: Trái đất là một hành tinh trong hệ Mặt Trời
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Biết Trái Đất vừa tự quay quanh mình nó, vừa chuyển động quanh Mặt Trời.
2. Kĩ năng: Biết sử dụng mũi tên để mô tả chiều chuyển động của Trái Đất quanh mình nó và quanh Mặt Trời. Biết cả hai chuyển động của Trái Đất theo hướng ngược kim đồng hồ.
3. Thái độ: Yêu thích môn học; rèn tính sáng tạo, tích cực và hợp tác.
* KNS:
- Rèn các kĩ năng: Kĩ năng hợp tác và kĩ năng làm chủ bản thân: Hợp tác và đảm nhận trách nhiệm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Kĩ năng giao tiếp: Tự tin khi trình bày và thực hành quay quả địa cầu. Phát triển kĩ năng tư duy sáng tạo.
- Các phương pháp: Thảo luận nhóm. Trò chơi. Viết tích cực.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- Giáo viên: Các hình minh hoạ trong Sách giáo khoa.
- Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Hoạt động khởi động (5 phút): - Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 học lên sinh trả lời 2 câu hỏi của tiết trước. - Nhận xét. - Giới thiệu bài mới: trực tiếp. 2. Các hoạt động chính: a. Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận (10 phút) |
- Hát đầu tiết. - 2 em lên kiểm tra bài cũ.
- Nhắc lại tên bài học. |
* Mục tiêu: Biết Trái Đất không ngừng quay quanh mình nó. Biết quay quả địa cầu theo đúng chiều quay của Trái Đất quanh mình nó. |
|
* Cách tiến hành: |
|
Bước 1: |
|
- GV chia nhóm (số nhóm tuỳ thuộc vào số lượng quả địa cầu chuẩn bị được). |
|
- GV nêu câu hỏi: Trái Đất quay quanh trục của nó theo hướng cùng chiều hay ngược chiều kim đồng hồ? |
- HS trong nhóm quan sát hình 1 trong SKG trang 114 và trả lời câu hỏi : Nếu nhìn từ cực Bắc xuống Tráu Đất quay ngược chiều kim đồng hồ. |
- HS trong nhóm lần lượt quay quả địa cầu như hướng dẫn ở phần thực hành trong SGK. |
|
Bước 2: |
|
- GV gọi vài HS lên quay quả địa cầu theo đúng chiều quay của Trái Đất quanh mình nó. |
- HS thực hành quay. |
- Vài HS nhận xét phần thực hành của bạn. |
|
b. Hoạt động 2: Quan sát tranh theo cặp (12 phút) |
|
* Mục tiêu: Biết Trái Đất đồng thời tự quay quanh mình nó vừa chuyển động quanh Mặt Trời. Biết chỉ hướng chuyển động của Trái Đất quanh mình nó và quanh Mặt Trời trong hình 3 ở SGK trang 115. |
|
* Cách tiến hành: |
|
Bước 1: |
|
- GV yêu cầu HS quan sát hình 3 trong SGK trang 115. |
- Từng cặp HS chỉ cho nhau xem hướng chuyển động của Trái Đất quanh mình nó và hướng chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời. |
- GV gợi ý cho HS trả lời các câu hỏi sau: |
- HS trả lời các câu hỏi |
+ Trái Đất tham gia đồng thời mấy chuyển động? Đó là những chuyển động nào? |
+ 2 chuyển động: chuyển động tự quay quanh mình nó và chuyển động quanh Mặt Trời. |
+ Nhận xét về hướng chuyển động của Trái Đất quanh mình nó và chuyển động quanh Mặt Trời. |
+ Cùng hướng và đều ngược chiều kim đồâng hồ nếu nhìn từ cực Bắc xuống. |
Bước 2: |
|
- GV gọi vài HS trả lời trước lớp. |
- HS trả lời. |
- GV bổ sung, hoàn thiện câu trả lời của HS. |
|
Kết luận: Trái Đất đồng thời tham gia hai chuyển động: chuyển động tự quay quanh mình nó và chuyển động quanh Mặt Trời. |
|
3. Hoạt động nối tiếp (3 phút): - Nhận xét tiết học, liên hệ thực tiễn. - Xem lại bài, chuẩn bị tiết sau. |