Giáo án Tự nhiên xã hội 3 bài 58: Trái đất - Quả địa cầu

Bùi Thế Hiển
Bùi Thế Hiển 14 Tháng bảy, 2018

Giáo án Tự nhiên xã hội 3

Giáo án Tự nhiên xã hội 3 bài 58: Trái đất - Quả địa cầu giúp thầy cô hướng dẫn các em học sinh nắm vững kiến thức về môn Tự nhiên lớp 3 được TimDapAntổng hợp và sưu tầm giới thiệu tới quý thầy cô nhằm hỗ trợ giảng dạy được tốt nhất.

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Biết Trái Đất rất lớn và có hình cầu. Biết cấu tạo của quả địa cầu.

2. Kĩ năng: Quan sát và chỉ được trên quả địa cầu cực Bắc, cực Nam, Bắc bán cầu, Nam bán cầu, đường xích đạo.

3. Thái độ: Yêu thích môn học; rèn tính sáng tạo, tích cực và hợp tác.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

  • Giáo viên: Các hình minh hoạ trong Sách giáo khoa.
  • Học sinh: Đồ dùng học tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Hoạt động khởi động (5 phút):

- Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 học lên sinh trả lời 2 câu hỏi của tiết trước.

- Nhận xét.

- Giới thiệu bài mới: trực tiếp.

2. Các hoạt động chính:

a. Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận (10 phút)

- Hát đầu tiết.

- 2 em lên kiểm tra bài cũ.

- Nhắc lại tên bài học.

* Mục tiêu: Nhận biết được hình dạng của Trái Đất trong không gian.

* Cách tiến hành:

Bước 1 :

- GV yêu cầu HS quan sát hình 1trong SGK trang 112.

- GV nói: Quan sát hình 1, em thấy Trái Đất có hình gì ?

- GV chính xác hoá câu trả lời của HS: Trái Đất có hiình cầu, hơi dẹt ở hai đầu.

- HS quan sát hình 1trong SGK trang 112.

- HS có thể trả lời: hình tròn, quả bóng, hình cầu.

Bước 2:

- GV tổ chức cho HS quan sát quả địa cầu và giới thiệu: Quả địa cầu là mô hình thu nhỏ của Trái Đất và phân biệt cho các em thấy các bộ phận: quả địa cầu, trục gắn, giá đỡ, trục gắn quả địa cầu với giá đỡ.

- Đối với lớp có nhiều HS khá giỏi, GV có thể mở rộng cho HS biết : Quả địa cầu được gắn tren mộtgiá đỡ có trục xuyên qua. Nhưng trong thực tế không có trục xuyên qua và cũng không phải đặt trên giá đỡ nào cả. Trái Đất nằm lơ lửng trong không gian.

- GV chỉ cho HS vị trí của nước Việt Nam nằm tên quả địa cầu nhằm giúp các em hình dung được Trái Đất mà chúng ta đang ở rất lớn.

- HS quan sát quả địa cầu và nghe giới thiệu.

b. Hoạt động 2 : Thực hành theo nhóm (12 phút)

* Mục tiêu: Biết chỉ cực Bắc, cực Nam, xích đạo, Bắc bán cầu và Nam bán cầu trên quả đạ cầu. Biết tác dụng của quả địa cầu.

* Cách tiến hành:

Bước 1:

- GV chia nhóm và yêu cầu HS quan sát hình 2 trong SGK và chỉ trên hình: cực Bắc, cực Nam, xích đạo, Bắc bán cầu và Nam bán cầu.

- HS quan sát hình 2 trong SGK và chỉ trên hình: cực Bắc, cực Nam, xích đạo, Bắc bán cầu và Nam bán cầu.

Bước 2:

Bước 3:

- GV yêu cầu các nhóm lên chỉ trên quả địa cầu

- GV cho HS nhận xét về màu sắc trên bề mặt quả địa cầu tự nhiên và giải trích sơ lược về sự thể hiện màu sắc. Từ đó giúp HS hình dung được bề mặt Trái Đất không bằng phẳng.

3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):

- Nhận xét tiết học, liên hệ thực tiễn.

- Xem lại bài, chuẩn bị tiết sau.

- HS trong nhóm lần lượt chỉ cho nhau xem: cực Bắc, cực Nam, xích đạo, Bắc bán cầu, Nam bán cầu trên địa cầu.

- HS đặt quả địa cầu trên bàn, chỉ trục của quả địa cầu và nhận xét trục của nó đứng thẳng hay nghiêng so với mặt bàn.

- Đại diện các nhóm lên chỉ trên quả địa cầu theo yêu cầu của GV.

14 Tháng bảy, 2018

Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!