Giáo án Tin học 6 bài 14: Soạn thảo văn bản đơn giản

Bùi Thế Hiển
Bùi Thế Hiển 14 Tháng mười hai, 2017

Giáo án Tin học 6 bài 14

Giáo án Tin học 6 bài 14: Soạn thảo văn bản đơn giản là tài liệu giáo án điện tử lớp 6 hay dành cho quý thầy cô tham khảo. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp quý thầy cô hoàn thành giáo án Tin học 6 nhanh chóng và hiệu quả nhất. Chúc quý thầy cô dạy tốt!

BÀI 14: SOẠN THẢO VĂN BẢN ĐƠN GIẢN

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

  • Biết các thành phần cơ bản của một văn bản.
  • Biết quy tắc soạn thảo văn bản bằng Word.

2. Kĩ năng: Nhận biết được con trỏ soạn thảo, vai trò của nó và cách di chuyển con trỏ soạn thảo.

3. Thái độ: Học tập nghiêm túc, có ý thức tự giác, tinh thần vươn lên vượt qua khó khăn.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Sách giáo khoa, phòng máy, giáo án, máy chiếu.

2. Học sinh: Vở ghi, sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

1. Ổn định lớp: (1’)

6A1:................................................................................................................

6A2:................................................................................................................

6A3:................................................................................................................

2. Kiểm tra bài cũ: (5’)

Câu 1: Thực hiện khởi động Word? Trình bày các thành phần chính trên cửa sổ Word?

Câu 2: Thực hiện các thao tác mở văn bản, lưu văn bản, kết thúc?

3. Bài mới:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung ghi bảng

Hoạt động 1: (13’) Tìm hiểu các thành phần của văn bản.

+ GV: Vận dụng liên hệ với kiến thức môn Văn.

+ GV: Yêu cầu HS nhắc lại các thành phần cơ bản của văn bản.

+ GV: Quan sát một văn bản, phân biệt các thành phần trên văn bản đó.

+ GV: Thế nào là kí tự, từ, dòng, đoạn, trang.

+ GV: Yêu cầu HS phân biệt kí tự, dòng, đoạn, trang.

+ GV: Đưa ra các ví dụ cho HS nhận biết và phân biệt kí tự, dòng, đoạn, trang.

+ GV: Kiểm tra khả năng hiểu bài của các em.

+ GV: Đưa ra các văn bản và yêu cầu HS phân biệt các nội dung kí tự, từ, dòng, đoạn, trang.

+ GV: Nhận xét, chốt nội dung.

+ HS: Ôn lại các kiến thức môn văn và trả lời yêu cầu.

+ HS: Các thành phần cơ bản của văn bản là từ, câu và đoạn văn.

+ HS: Cần phân biệt : kí tự, từ, dòng, đoạn, trang.

+ HS:

- Kí tự: Là các con chữ, số, kí hiệu,… là thành phần cơ bản.

- Từ: Là dãy các kí tự liên tiếp nằm giữa hai dấu cách hoặc dấu cách và dấu xuống dòng.

- Dòng: Tập hợp các kí tự nằm trên cùng một đường ngang.

- Đoạn: Nhiều câu liên tiếp, có liên quan với nhau.

- Trang: Phần văn bản trên một trang in.

+ HS: Thực hiện ghi bài.

1. Các thành phần của văn bản.

- Kí tự: chữ, số, kí hiệu,… là thành phần cơ bản.

- Từ: là dãy các kí tự liên tiếp nằm giữa hai dấu cách hoặc dấu cách và dấu xuống dòng.

- Dòng: các kí tự nằm trên cùng một đường ngang từ lề trái sang lề phải.

- Đoạn: Nhiều câu liên tiếp, có liên quan với nhau và hoàn chỉnh về ngữ nghĩa.

- Trang: Phần văn bản trên một trang in.

Hoạt động 2: (13’) Tìm hiểu con trỏ soạn thảo.

+ GV: Em sử dụng thiết bị nào để nhập (gõ) nội dung văn bản?

+ GV: Quan sát con trỏ soạn thảo.

+ GV: Đặc điểm con trỏ soạn thảo văn bản như thế nào?

+ GV: Vị trí con trỏ cho biết vị trí xuất hiện của cái gì?

+ GV: Con trỏ soạn thảo di chuyển như thế nào?

+ GV: Phân biệt cho HS giữa con trỏ soạn thảo và con trỏ chuột về sự khác nhau.

+ GV: Cách thực hiện chèn kí tự hay một đối tượng vào văn bản.

+ GV: Giới thiệu cách sử dụng nút lệnh bàn phím để di chuyển con trỏ.

+ GV: Giới thiệu cho HS cách sử dụng chuột để di chuyển con trỏ.

+ GV: Giới thiệu cho HS cách sử dụng các phím đặc biệt như Home, End,... để di chuyển con trỏ.

+ GV: Cho HS thực hiện rèn luyện thao tác nhập văn bản và quan sát sự thay đổi của con trỏ văn bản.

+ GV: Yêu cầu HS thực hiện di chuyển con trỏ soạn thao theo các nội dung các em đã được tìm hiểu.

+ HS: Sử dụng bàn phím để nhập nội dung văn bản.

+ HS: Quan sát vạch nhấp nháy.

+ HS: Là một vạch đứng nhấp nháy trên màn hình.

+ HS: Nó cho biết vị trí xuất hiện của kí tự được gõ vào.

+ HS: Di chuyển từ trái sang phải và tự động xuống dòng mới nếu nó đến vị trí cuối dòng.

+ HS: Chú ý theo dõi và tránh nhầm lẫn.

+ HS: Di chuyển con trỏ soạn thảo tới vị trí cần chèn.

+ HS: Quan sát và thực hiện theo sự hướng dẫn.

+ HS: Thực hiện theo sự hướng dẫn của GV.

+ HS: Thực hiện theo yêu cầu và quan sát sự thay đổi.

+ HS: Thực hiện theo các nhân, các thao tác mà GV yêu cầu.

+ HS: Thực hiện các thao tác theo sự hướng dẫn và yêu cầu của GV đưa ra.

2. Con trỏ soạn thảo.

- Con trỏ soạn thảo là một vạch đứng nhấp nháy trên màn hình.

Hoạt động 3: (12’) Tìm hiểu quy tắc gõ văn bản trong Word.

+ GV: Yêu cầu HS liên hệ kiến thức nhắc lại cách sử dụng các dấu câu.

+ GV: Minh họa một số cách gõ đúng và sai, yêu cầu HS chỉ ra quy tắc gõ.

+ GV: Lưu ý cho các em quy tắc gõ.

+ GV: Giới thiệu cho HS gõ phím Spacebar để phân cách và Enter để xuống hàng.

+ GV: Gọi một số HS lên bảng thực hiện các thao tác trên.

+ GV: Yêu cầu các bạn khác nhận xét bổ sung cho bạn.

+ GV: Củng cố lại các thao tác các em còn yếu và thực hiện chưa tốt.

+ HS: Nhắc lại cách sử dụng dấu câu trong văn bản.

+ HS: Quy tắc gõ HS nêu trong mục 3 SGK/72.

+ HS: Quan sát nhận biết.

+ HS: Thực hiện các thao tác theo sự hướng dẫn của GV.

+ HS: Một số em lên bảng thực hiện các thao tác.

+ HS: Nhận xét các thao tác bạn thực hiện chưa tốt.

+ HS: Rèn luyện các thao tác các em thực hiện còn yếu.

3. Quy tắc gõ văn bản trong Word.

Đọc SGK.

4. Củng cố:

Củng cố trong nội dung bài học.

5. Dặn dò: (1’)

Ôn lại các nội dung đã học. Xem trước nội dung phần tiếp theo của bài học.

IV. RÚT KINH NGHIỆM:

............................................................................................................................................

14 Tháng mười hai, 2017

Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!