Giáo án Ngữ văn 10 bài: Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy theo CV 5512

Bùi Thế Hiển
Bùi Thế Hiển 29 Tháng chín, 2021

Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy

Giáo án Ngữ văn 10 bài: Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy được TimDapAnchọn lọc từ các giáo viên đang giảng dạy với nội dung cột phù hợp quy định Bộ GD và súc tích giúp các bạn học sinh hiểu được giá trị, ý nghĩa của truyện. Qua bài giáo án điện tử lớp 10 môn ngữ văn này, các bạn học sinh sẽ biết rèn luyện kĩ năng phân tích truyện dân gian, để có thể hiểu đúng những ý nghĩa của những hư cấu nghệ thuật trong truyền thuyết. Hi vọng sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho quý thầy cô.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Ngoài ra, Tìm Đáp Án đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THPT miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 10. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Giáo án Ngữ văn 10 theo CV 5512

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này HS

- Nhận biết:

- Nắm được đặc trưng cơ bản của truyền thuyết.

- Hiểu được bài học giữ nước, nguyên nhân mất nước mà người xưa gửi gắm trong câu chuyện về thành Cổ Loa và mối tình Mỵ Châu - Trọng Thủy

- Thông hiểu: Làm rõ hiệu quả của các từ ngữ, hình ảnh và các biện pháp tu từ nghệ thuật được sử dụng trong văn bản.

- Vận dụng thấp: Hiểu được bài học giữ nước, nguyên nhân mất nước mà người xưa gửi gắm trong câu chuyện về thành Cổ Loa và mối tình Mỵ Châu - Trọng Thủy

- Vận dụng cao: Phân tích được hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng những sáng tạo về hình ảnh, ngôn ngữ độc đáo trong văn bản

2. Năng lực

- Phát triển năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực thẩm mĩ, năng lực hợp tác, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông.

- Năng lực riêng: Năng lực đọc hiểu văn bản, năng lực cảm thụ thơ văn, năng lực tự nhận thức, năng lực giải quyết một số vấn đề đặt ra từ văn bản.

3. Phẩm chất

- Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

GV: SGK, SGV Ngữ văn 10, Tài liệu tham khảo, Thiết kế bài giảng

HS: SGK, vở soạn, tài liệu tham khảo

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

a) Mục đích: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

b) Nội dung: Hs dựa vào hiểu biết để trả lời câu hỏi.

c) Sản phẩm: HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV cho HS xem phim về Loa Thành.

Em hãy cho biết nội dung của đoạn phim?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Hoạt động cá nhân: Mỗi cá nhân đọc SGK, quan sát thông tin trên máy chiếu.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

Ca dao có câu:

“Ai về qua huyện Đông Anh,

Ghé thăm phong cảnh Loa Thành, Thục Vương”

Đó là những địa danh, những di tích gắn liền với một truyền thuyết mà mỗi người Việt Nam không thể nào quên: Truyện An Dương Vương và Mỵ Châu - Trọng Thủy

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.

Trên cơ sở câu trả lời của học sinh, giáo viên dẫn dắt vào bài học: Ca dao có câu:

“Ai về qua huyện Đông Anh,

Ghé thăm phong cảnh Loa Thành, Thục Vương”

Đó là những địa danh, những di tích gắn liền với một truyền thuyết mà mỗi người Việt Nam không thể nào quên: Truyện ADV và Mỵ Châu - Trọng Thủy. Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về truyền thuyết này

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu chung (10 phút):

a) Mục đích:Giúp học sinh tìm hiểu thể loại văn bản.

b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành 4 nhóm, chuyển giao nhiệm vụ học tập:

Các nhóm đọc SGK và thảo luận trả lời các câu hỏi.

GV: Chia lớp thành 4 nhóm

Nhóm 1: Nêu định nghĩa về loại truyền thuyết? Thể loại truyền thuyết có sự kết hợp giữa những yếu tố nào? Truyền thuyết ghi nhận, phản ánh những gì? Các truyền thuyết thường được diễn xướng tại đâu? Vào những dịp nào?

Nhóm 2: Nêu xuất xứ của văn bản

Nhóm 3: Có thể chia văn bản làm mấy đoạn, nội dung chính của mỗi đoạn là gì?

Nhóm 4: Nêu chủ đề của văn bản?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

* HS: suy nghĩ, ghi câu trả lời vào giấy nháp.

 

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

HS trả lời câu hỏi.

GV quan sát, hỗ trợ, tư vấn

Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

GV: nhận xét đánh giá kết quả của các cá nhân, chuẩn hóa kiến thức.

I. Tìm hiểu chung:

1. Thể loại: Truyền thuyết

- Định nghĩa: Là truyện kể dân gian về sự kiện có ảnh hưởng lớn lao đến lịch sử dân tộc.

- Đặc trưng: có sự kết hợp

+ Yếu tố lịch sử

+ Yếu tố hư cấu

- Giá trị, ý nghĩa:

+ Phản ánh những vấn đề nổi bật của lịch sử dân tộc

+ Phản ánh theo quan điểm, tư tưởng tình cảm của nhân dân.

- Môi trường diễn xướng:

+ Tại các địa danh có liên quan

+ Trong các dịp sinh hoạt văn hoá (lễ hội)

-> Muốn hiểu rõ tác phẩm phải đặt nó trong mối quan hệ giữa lịch sử và đời sống.

2. Văn bản:

a. Xuất xứ:

Truyện được trích từ Truyện Rùa Vàng trong Lĩnh Nam trích quái. Đây là 1 tập truyện ra đời vào cuối thế kỉ XV.

b. Bố cục:

* Phần 1: Từ đầu …. “bèn xin hòa”-> Quá trình xây thành chế nỏ của An Dương Vương

* Phần 2: Còn lại -> Bi kịch nước mất nhà tan và bi kịch tình yêu tan vỡ.

c. Chủ đề:

- Miêu tả quá trình xây thành chế nỏ bảo vệ đất nước và bi kịch của An Dương Vương

- Thái độ, tình cảm của nhân dân đối với từng nhân vật.

Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu quá trình xây thành, chế nỏ, đánh thắng Triệu Đà (20 phút)

a) Mục đích: Giúp học sinh hiểu được quá trình xây thành, chế nỏ, đánh thắng Triệu Đà.

b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV đặt câu hỏi:

· Quá trình xây thành của An Dương Vương được tác giả miêu tả như thế nào ? Từ quá trình xây thành, em có cảm nhận như thế nào về nhân vật An Dương Vương ?

· Sau khi xây thành xong, nhà vua còn băn khoăn điều gì? Nỗi băn khoăn đó được đáp lại như thế nào?

· Khi Triệu Đà sang xâm lược, An Dương Vương chiến thắng là do những yếu tố nào? Theo em , đây là một vị vua như thế nào?

· Ý nghĩa việc An Dương Vương được thần linh giúp đỡ ? Nhận xét về nghệ thuật kể truyện ?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

* HS: suy nghĩ, ghi câu trả lời vào giấy nháp.

 

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

HS trả lời câu hỏi.

GV quan sát, hỗ trợ, tư vấn

Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

GV: nhận xét đánh giá kết quả của các cá nhân, chuẩn hóa kiến thức.

II. Đọc hiểu văn bản

1. Quá trình xây thành, chế nỏ, đánh thắng Triệu Đà:

a . Xây thành:

+ Thành xây tới đâu lở tới đó.

+ Lập đàn trai giới, giữ mình trong sạch, cầu đảo bách thần.

+ Nhờ cụ già mách bảo, sứ Thanh Giang - tức Rùa Vàng giúp nhà vua xây thành công Lao Thành.

-> có lòng kiên trì quyết tâm xây dựng đất nước, có ý thức đề cao cảnh giác với kẻ thù

b. Chế nỏ:

+ Nỗi băn khoăn:

“Nhờ ơn thần, thành đã được xây xong. Nay nếu có giặc ngoài biết lấy gì mà chống?”

-> được Rùa Vàng tặng móng vuốt làm lẫy nỏ thần

c. Đánh thắng Triệu Đà:

+ Nhờ có thành ốc kiên cố

+ Nhờ có nỏ thần lợi hại

+ Nhờ có ý thức đề cao cảnh giác với kẻ thù

-> ADV là vị vua anh minh sáng suốt, có lòng yêu nước sâu sắc.

=> ADV được thần linh giúp đỡ vì đã có ý thức đề cao cảnh giác, lo xây thành, chuẩn bị vũ khí từ khi giặc chưa đến. Tưởng tượng ra sự giúp đỡ của thần linh là cách để nhân dân ca ngợi nhà vua, tự hào về chiến công xây thành, chế nỏ, chiến thắng ngoại xâm của dân tộc

-> Nghệ thuật: Kể với giọng tự nhiên, các chi tiết được sắp xếp logic, có sự xen lẫn yếu tố hoang đường với yếu tố hiện thực.

Hoạt động 3: Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu Bi kịch nước mất, nhà tan và bi kịch tình yêu tan vỡ (30 phút)

a) Mục đích:Giúp học sinh hiểu được Bi kịch nước mất, nhà tan và bi kịch tình yêu tan vỡ

b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV chia lớp thành 3 nhóm

Nhóm 1: Hãy tìm những nguyên nhân khiến cho An Dương Vương rơi vào bi kịch mất nước

Nhóm 2: Chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến bi kịch làm mất nước của Mị Châu?

Nhóm 3: Kết quả mà vua ADV và MC gặp phải là gì?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

* HS: suy nghĩ, ghi câu trả lời vào giấy nháp.

 

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

HS trả lời câu hỏi.

GV quan sát, hỗ trợ, tư vấn

Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

GV: nhận xét đánh giá kết quả của các cá nhân, chuẩn hóa kiến thức.

2. Bi kịch nước mất, nhà tan và bi kịch tình yêu tan vỡ

a. Bi kịch nước mất nhà tan:

* Nguyên nhân:

- Do ADV:

+ Nhận lời cầu hòa của Triệu Đà

+ Nhận lời cầu hôn và cho con trai Trọng Thủy của Triệu Đà ở rể ngay trong thành

+ Trọng Thủy tráo lẫy thần, nỏ thần mất công hiệu mà ADV không biết

+ Cho Trọng Thủy về thăm cha mà không nghi vấn

-> ADV mơ hồ về bản chất ngoan cố và âm mưu thâm độc của kẻ thù.

+ Quân Đà đã tiến sát thành, ADV vẫn ung dung ngồi chơi cờ, ỷ thế có nỏ thần, không lo lắng tìm kế đánh giặc

- Do Mị Châu:

+ Tin Trọng Thủy cho Trọng Thủy xem nỏ thần, Trọng Thủy tráo lẫy thần mà không biết

+ Mị Châu chưa ý thức được đầy đủ vị thế một công chúa, về bí mật quốc gia.

* Kết quả:

- ADV mất nước, chém đầu con gái, cầm sừng tê 7 tấc đi sâu vào lòng biển.

- MC chết dưới lưỡi gươm của cha trong tâm trạng đau khổ dằn vặt.

-> Như vậy nguyên nhân dẫn đến mất nước nhà tan là do cả 2 cha con ADV và MC đều chủ quan, mất cảnh giác với kẻ thù, không nhận ra dã tâm nham hiểm của kẻ thù. Hậu quả là ADV tự đánh mất mình, không còn là nhà vua anh minh. Còn MC bị trừng trị nghiêm khắc, đích đáng và rất đau đớn.

=>Tóm lại: 1 người có công lớn trong việc dựng nước và giữ nước nhưng do lơ là, thiếu cảnh giác đã để mất nước, nhưng nhân dân Âu Lạc đời sau vẫn kính trọng, biết ơn điều này chứng tỏ ADV đã được nhân dân tha thứ, ông vẫn bất tử trong lòng dân chúng.

b. Bi kịch tình yêu tan vỡ:

- Một mối tình éo le, chứa đầy bi kịch.

+ Mị Châu tin tưởng chồng nên đã để lộ và làm mất vũ khí linh thiêng của quốc gia dẫn đến mất nước-> Mị Châu phải chết dưới lưỡi gươm của vua cha.

+ Trọng Thủy rất yêu Mị Châu nhưng buộc phải lừa Mị Châu, vì âm mưu chính trị mà Triệu Đà - cha chàng đã giao phó -> chàng đã đẩy vợ mình vào chỗ chết và chàng cũng phải chết bi thảm trong sự dày vò, nhung nhớ Mị Châu.

=> KL: Cả 2 nhân vật đều có cái chết bi thảm. Tình yêu éo le của họ được nảy mầm trên mảnh đất chứa đầy âm mưu và thù hận, họ là những nạn nhân của những âm mưu chiến tranh.

Hoạt động 4: Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu thái độ của nhân dân

a) Mục đích:Giúp học sinh hiểu được thái độ của nhân dân

b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV đặt câu hỏi:

+ Nhân dân ta có thái độ như thế nào với cả 3 nhân vật trong truyện, thể hiện ở chi tiết nào?

+ Thái độ của nhân dân thể hiện truyền thống nào của dân tộc ta?

+ Bài học lịch sử được rút ra?

 

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

* HS: suy nghĩ, ghi câu trả lời vào giấy nháp.

 

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

HS trả lời câu hỏi.

GV quan sát, hỗ trợ, tư vấn

Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

GV: nhận xét đánh giá kết quả của các cá nhân, chuẩn hóa kiến thức.

c. Thái độ của nhân dân

- Nhân dân không đồng tình với sự chủ quan, mất cảnh giác của ADV và MC.

- Phê phán hành động vô tình phản quốc của MC, đồng thời rất độ lượng với nàng, hiểu nàng là con gái nhẹ dạ cả tin, ngây thơ nên bị lợi dụng.

- Nhân dân vừa nghiêm khắc, vừa độ lượng, nhân ái đối với các nhân vật trong truyện.

- Nhân dân đã đưa ra bài học lịch sử về việc giữ nước, cùng cách xử lí đúng đắn mối quan hệ giữa nước với nhà, riêng với chung, cá nhân với cộng đồng

 

 

 

 

 

 

 

Hình ảnh ngọc trai – giếng nước:

- Không nhằm ca ngợi kẻ thù cũng như tình yêu chung thủy

- Là sự minh oan cho tấm lòng trong sáng của Mị Châu

- Nhân dân mong muốn hóa giải tội lỗi cho Trọng Thủy

-> Cách ứng xử thấu lí đạt tình của nhân dân

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a) Mục đích:Luyện tập củng cố nội dung bài học

b) Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi

Có ý kiến cho rằng hình ảnh ngọc trai - giếng nước dùng để ca ngợi mối tình chung thủy của hai người. Ý kiến của em như thế nào?

c) Sản phẩm: HS hoàn thành các bài tập

Gợi ý: Mị Châu giới thiệu được về mình và kể lại câu chuyện tình yêu và hôn nhân vì nền hòa bình của hai nước.

- Câu chuyện tình nghĩa vợ chồng: tâm trạng cả tin khi tiết lộ bí mật nỏ thần, sự nhớ nhung đợi chờ khi xa chồng và nỗi lo lắng khi nhớ tới lời chồng dặn.

- Câu chuyện về cuộc chiến giữa hai quốc gia và niềm đau xót khi phải cùng cha chạy trốn.

- Sự thức tỉnh theo tiếng thét của rùa vàng: Hiểu mình đã là nạn nhân của âm mưu chiến tranh thôn tính, không còn cơ hội để làm lại, chấp nhận cái chết vì tội lỗi với gia đình, đất nước quê hương, nhưng vẫn khẳng định tình cảm và tâm hồn trong sáng của mình qua lời nguyền

d) Tổ chức thực hiện:

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a) Mục đích: Học sinh được củng cố lại kiến thức thông qua bài tập ứng dụng.

b) Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.

Từ câu chuyện của các nhân vật trong tác phẩm, em rút ra cho mình bài học gì trong việc giữ gìn và bảo vệ đất nước hiện nay?

c) Sản phẩm: HS làm các bài tập

d) Tổ chức thực hiện: Làm bài tập vận dụng

* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

  • Học và hoàn thành BT.
  • Soạn: Lập dàn ý bài văn tự sự

Giáo án Ngữ văn 10

I. Mục tiêu:

  • Hiểu được bài học giữ nước, nguyên nhân mất nước mà người xưa gửi gắm trong câu truyện về thành Cổ Loa và mối tình Mị Châu - Trọng Thủy
  • Nắm được đặc trưng cơ bản của truyền thuyết.

II. Trọng tâm kiến thức- kĩ năng:

1. Kiến thức:

  • Bi kịch nước mất nhà tan và bi kịch tình yêu tan vỡ được phản ánh trong truyền thuyết ADV và MC- TT
  • Bài học lịch sử về tinh thần cảnh giác với kẻ thù và cách xử lí đứng đắn mqh giữa riêng với chung, nhà với nước, cá nhân với cộng đồng
  • Sự kết hợp hài hòa giữa “cốt lõi lịch sử“ với tưởng tượng, hư cấu NT của dân gian

2. Kĩ năng:

  • Đọc (kể) diễn cảm truyền thuyết dân gian
  • Phân tích văn bản truyền thuyết theo đặc trưng thể loại

3. Thái độ:

Tự hào với lịch sử cha ông. Chín chắn khi xử lí mqh giữa riêng và chung…

III. Phương tiện và cách thức thực hiện:

  • GV: SGK+ SGV+ tài liệu chuẩn KT-KN + Bài soạn của GV
  • HS: Đọc kĩ SGK, soạn văn
  • Phương pháp: phát vấn, thảo luận, trả lời câu hỏi

IV. Tiến trình lên lớp:

1. Ổn định tổ chức lớp, kiểm tra bài cũ (4ph)

2. Giới thiệu bài mới: (1ph)

3. Bài dạy:

TG

Hoạt động của GV- HS

Nội dung cần đạt

 

 

5’

HĐ 1: Tìm hiểu tiểu dẫn

? Với sự chuẩn bị bài ở nhà, hãy cho biết truyền thuyết là gì?

? Truyền thuyết có những đặc trưng nào về đề tài, nhân vật, cốt truyện?

? Giá trị của truyền thuyết?

I. Tìm hiểu chung:

1. Thể loại

- Khái niệm: TP tự sự dân gian kể về sự kiện và nhân vật lịch sử theo xu hướng lí tưởng hóa, qua đó thể hiện sự ngưỡng mộ và tôn vinh của nhân dân đối với những người có công với đất nước, dân tộc hoặc cộng đồng dân cư.

- Đặc trưng:

+ Đề tài: lấy từ lịch sử, thường là những vấn đề có tính chất trọng đại

+ Sử dụng nhiều yếu tố tưởng tượng, hư cấu

+ Nhân vật được xây dựng hết sức đơn giản

+ Cốt truyện đơn giản, ít tình tiết, được tổ chức theo hướng thắt nút, mở nút

+ Gắn với lễ hội dân gian, phong tục, các di tích lịch sử…

- Giá trị:

+ Phản ánh những vấn đề nổi bật của lịch sử dân tộc

+ Phản ánh theo quan điểm, tư tưởng tình cảm của nhân dân

 

10’

 

 

GV giới thiệu

? Truyện có xuất xứ ntn?

Gọi 1 HS đọc TP. Yêu cầu đọc rõ ràng, lưu loát

? Hãy cho biết nội dung chính của TP?

 

? Có thể chia bố cục tp ntn cho hợp lí?

2. Văn bản:

a. Xuất xứ:

- Cụm di tích lịch sử về thành Cổ Loa nay thuộc làng Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội giữ một quần thể di tích lịch sử: Đền thờ An Dương Vương, Am thờ Mị Châu, Giếng ngọc - minh chứng cho sự sáng tạo và lưu truyền chuỗi truyền thuyết ra đời và suy vong của nhà nước Âu Lạc.

- Trích “ Rùa Vàng” trong tác phẩm “ Lĩnh Nam chích quái”, bộ sưu tập truyện dân gian ra đời vào cuối TK XV.

b. Nội dung: kể về quá trình xây thành chế nỏ của ADV dưới sự giúp sức của rùa vàng và bi kịch mối tình MC- TT gắn với thất bại của nước Âu Lạc

c. Bố cục: 2 phần

- P1: từ đầu đến "…bèn xin hòa": Quá trình xây thành, chế nỏ của ADV dưới sự giúp đỡ của Rùa vàng

- P2: Còn lại: Bi kịch tình yêu của MC và TT gắn với thất bại của nước Âu Lạc

 

 

15’

 

 

HĐ 2: Hướng dẫn HS đọc- hiểu tác phẩm

 

 

GV giới thiệu định hướng cho về nhân vật lịch sử ADV

 

 

 

 

 

 

 

? Quá trình xây thành diễn ra ntn?

 

 

 

 

 

?Thông qua đó, em hiểu gì về tòa thành này và con người ADV?

 

 

? Sau khi xây thành, ADV có nỗi băn khoăn nào?

 

? Rùa Vàng giúp gì cho vua?

? Nhận xét về ADV và h/a nỏ thần?

 

? Ý nghĩa của các chi tiết kì ảo trong truyền thuyết là gì?

 

? Vì sao ADV chiến thắng quân Triệu Đà?

 

? Rút ra bài học kinh nghiệm?

 

? Từ sự nghiệp dựng và giữ nước, ADV hiện lên là một vị vua ntn?

 

? Thái độ của nhân dân đối với vua?

II. Đọc- hiểu:

1. Nhân vật An Dương Vương

a. An Dương Vương trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước:

- Nhân vật lịch sử An Dương Vương:

+ Tên thật Thục Phán, là vị vua lập nên và cai trị duy nhất của nhà nước Âu Lạc

+ Thời gian trị vì 50 năm (257 TCN- 208 TCN)

+ Quyết định dời đô từ vùng núi Nghĩa Lĩnh về đồng bằng (thành Cổ Loa) để phát triển và mở rộng lưu thông

-> Ban đầu, có thể nhân định ADV là vị vua sáng suốt, bản lĩnh vững vàng, tầm nhìn xa rộng

- Quá trình Xây thành:

+ Thành lấp tới đâu lở tới đó.

+ Lập bàn thờ, giữ mình trong sạch, cầu bách thần.

+ Nhờ cụ già mách bảo, sứ Thanh Giang, tức Rùa Vàng giúp nhà vua xây thành công Loa Thành.

+ Thành rộng ngàn trượng, xoắn như hình trôn ốc (GV giới thiệu: gồm 3 vòng thành, tường đất cao dày và hào sâu, dễ thủ khó công)

-> thành Cổ Loa là căn cứ phòng thủ vững chắc, là sự sáng tạo độc đáo của người Việt cổ

=> ADV có lòng kiên trì quyết tâm, có ý thức đề cao cảnh giác

- Việc Chế nỏ:

+ Nỗi băn khoăn:

“Nhờ ơn của thần, thành đã được xây xong. Nay nếu có giặc ngoài biết lấy gì mà chống?”

+ Được Rùa Vàng tặng móng vuốt làm lẫy nỏ thần

à ADV được giúp đỡ vì có ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ đất nước, h/a nỏ thần cũng khẳng định niềm tự hào của cha ông về trình độ sản xuất vũ khí

- Sự xuất hiện của chi tiết kì ảo: cụ già bí ẩn, rùa vàng, nỏ thần đã khẳng định việc làm của ADV là chính nghĩa, hợp lòng trời, được lòng dân.

- Chiến thắng Triệu Đà:

+ Nhờ thành ốc kiên cố

+ Nhờ nỏ thần lợi hại

+ Nhờ có ý thức đề cao cảnh giác

-> Nêu cao bài học cảnh giác, tinh thần trách nhiệm và sự sáng suốt của ADV.

→ ADV mang phẩm chất của vị vua anh hùng, tầm nhìn xa trông rộng, có ý thức đề cao cảnh giác, bản lĩnh vững vàng, biết trọng người tài, có lòng yêu nước sâu sắc, có công lao với dân tộc, được thần và dân đồng lòng.

→ Nhân dân ca ngợi nhà vua, tự hào về những thành quả và chiến công của dân tộc.

 

10’

 

? Thất bại của ADV do những điều gì tạo nên?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

? Kết cục của ADV là gì? Đó là vị vua ntn?

 

 

 

? Chi tiết ADV tự tay chém đầu Mị Châu có ý nghĩa gì?

 

 

 

 

? H/a ADV xuống biển thể hiện điều gì?

 

 

GV khái quát

b. Bi kịch nước mất- nhà tan:

- Nguyên nhân thất bại:

+ Nhận lời cầu hòa, gả con gái cho con trai kẻ thù, cho Trọng Thủy ở rể ngay trong Loa Thành

-> k nhận thấy bản chất ngoan cố và âm mưu thâm độc của kẻ thù

+ Khi giặc đến chân thành: vẫn mãi lo chơi cờ, cười nhạo kẻ thù

-> chủ quan, ỷ lại vào vũ khí hiện đại mà không lo phòng bị, xem thường địch

=> ADV tự chuốc lấy thất bại do tự phạm nhiều điều sai.

- Kết cục: thất bại, bỏ chạy, giết con, sự nghiệp tiêu vong

-> Vua có trách nhiệm với đất nước nhưng mất cảnh giác nên rơi vào bi kịch.

* Ý nghĩa các chi tiết hư cấu:

- Nhờ tiếng thét của Rùa Vàng, ADV tỉnh ngộ, tự tay chém đầu con gái:

+ hành động quyết liệt, dứt khoát đứng về phía công lí và quyền lợi của dân tộc

+ sự thức tỉnh muộn màng của nhà vua

+ sự thảm khốc của chiến tranh

-> chi tiết mang tính bi kịch

- ADV cầm sừng tê bảy tấc rồi theo gót Rùa vàng xuống biển

+ thể hiện sự ngưỡng mộ đối với vị anh hùng dân tộc

+ niềm thương tiếc khi huyền thoại hoá, bất tử hoá người anh hùng

=> Những chi tiết hư cấu thể hiện quan điểm và thái độ kính trọng, mến phục của nhân dân; đồng thời giúp xoa dịu nỗi đau mất nước. Tuy mất cảnh giác để mất nước nhưng trong tâm thức người dân, ADV mãi là nhà vua yêu nước, có công với nước.

 

 

15’

TIẾT 2

? Nhận vật MC đã phạm những sai lầm nào? Nhận xét

 

 

GV bình

 

? Theo em, cái chết của MC là kết quả của điều gì?

 

 

 

? Tại sao MC lại có kết cục đó?

 

 

 

 

? Ở cuối truyện, MC đã được minh oan, hãy phân tích những chi tiết thể hiện điều đó?

 

 

 

GV khái quát

2. Nhân vật Mị Châu:

- Sai lầm:

+ vô tình tiết lộ bí mật về nỏ thần, tạo điều kiện cho Trọng Thủy đánh tráo nỏ thần-> ngây thơ, cả tin, mất cảnh giác làm lộ bí mật quốc gia

+ Nghe lời chồng: rắc lông ngỗng đánh dấu, giúp kẻ thù truy đuổi theo hai cha con -> bị tình cảm làm cho lu mờ lí trí, đặt tc vợ chồng lên trên lợi ích quốc gia

=> Mị Châu đã thuận theo tc vợ chồng mà quên đi nghĩa vụ đối với đất nước

- Kết cục: Bị Rùa Vàng kết tội là giặc và bị vua cha chém đầu -> MC phải trả giá cho sự cả tin đến mù quáng của mình

Tôi nghe ngày xưa truyện MC/ Trái tim lầm chỗ…biển sau

-> Nhân dân muốn phê phán Mị Châu– bằng bản án tử hình– vì những lỗi lầm gây tổn hại cho đất nước -> Xuất phát từ truyền thống yêu nước, thiết tha đối với độc lập, tự do của dân ta.

- MC được minh oan:

+ Lời nguyền trước khi chết:

“nếu có lòng phản nghịch mưu hại cha…nhục thù”-> minh chứng cho tấm lòng trung hiếu, giãi bày cho nỗi oan bị lừa dối.

+ Hóa thân kiểu phân thân: máu biến thành ngọc trai -> lời nguyền linh ứng

=> Sự bao dung, cảm thông của nhân dân đối với sự trong trắng, thơ ngây của Mị Châu khi phạm tội một cách vô tình.

* Bài học lịch sử: phải đặt đúng đắn mối quan hệ giữa cái chung với cái riêng, giữa tình nhà với nợ nước.

 

10’

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

7’

 

 

? Trọng Thủy trong giai đoạn đầu có những hành động gì?

 

? Nhận xét về tội của nv này?

 

 

 

? Sau khi MC chết, TT đã có những hành động nào?

 

? Cái chết của TT thể hiện điều gì?

 

Gv bình về Hiếu và Tình trong quan điểm XHPK

 

Thảo luận trên lớp (7’). Phát vấn HS

 

? Cảm nhận của em về h/a ngọc trai, giếng nước?

 

GV nhận xét

3. Nhân vật Trọng Thủy

a. Giai đoạn đầu:

- Nghe lời vua cha lợi dụng MC lấy cắp nỏ thần

- Tấn công nước Âu Lạc và đuổi theo cha con ADV

-> TT phản bội tc của MC, là tên gián điệp nguy hiểm, kẻ thù của dân tộc, trực tiếp gây ra bi kịch mất nước và cái chết của hai cha con An Dương Vương.

b. Khi Mị Châu chết:

- Khóc lóc, ôm xác vợ về táng ở Loa Thành

- Lao đầu xuống giếng tự tử

-> Tình cảm thực sự với vợ xuất hiện đã quá muộn màng. Cái chết của TT thể hiện:

+ sự bế tắc giữa hai tham vọng: có được nước Âu Lạc và có ty của MC

+ sự trả giá tất yếu của giả dối và phản bội

=> đứng giữa Hiếu và Tình, TT cũng là nạn nhân của chiến tranh xâm lược.

* Hình ảnh ngọc trai – giếng nước:

- Là hình ảnh có giá trị nghệ thuật, thẩm mĩ cao.

- Hình ảnh ngọc trai: phù hợp với lời ước nguyện của Mị Châu -> chứng minh cho tấm lòng trong sáng của nàng

- Chi tiết nước giếng có hồn Trọng Thuỷ -> là chứng nhận cho sự hối hận và ước muốn hoá giải tội lỗi của Trọng Thuỷ

- Chi tiết ngọc trai đem rửa nước giếng lại càng sáng đẹp hơn -> Trọng Thuỷ đã tìm được sự hoá giải của Mị Châu ở thế giới bên kia.

=> Sự phán xét thấu lí đạt tình, vừa nghiêm khắc vừa nhân ái của nhân dân (rộng lòng tha thứ cho những người vô tình phạm tội như Mị Châu hay những kẻ biết ăn năn hối hận như Trọng Thuỷ)

 

3’

 

? Cốt truyện có sự kết hợp giữa những yếu tố nào?

 

 

 

 

? Em có nhận xét gì về các hình ảnh trong câu chuyện?

4. Nghệ thuật đặc sắc của câu chuyện:

- Cốt truyện:

+ Cốt lõi lịch sử: xây thành, chế tạo vũ khí hiện đại, chiến thắng giặc, mất nước, bi kịch bi thảm…

+ Yếu tố hư cấu: sứ Thanh Giang, móng Rùa Vàng làm lẫy nỏ thần, sư hóa thân của các nhân vật…

-> sự đan xen tạo yếu tố li kì, hấp dẫn cho câu chuyện kể

- Hình ảnh:

+ Giàu chất tư tưởng thẩm mĩ

+ Có sức sống lâu bền

3’

Gọi 1 HS rút ra những nét chính về nội dung và nghệ thuật

III. Tổng kết: SGK

4. Củng cố (6’)

  • ADV tự tay chém đầu con gái nhưng dân gian lại dựng đền và am thờ cạnh nhau. Cách xử lí vậy nói lên điều gì trong đạo lí tt của dân tộc?
  • Tìm một số TP viết về MC-TT

5. Dặn dò (1’)

Soạn bài: Uy-lit-xơ trở về

Mị Châu, Trọng Thủy (Vân thê)

Một đôi kẻ Việt người Tần
Nửa phần ân ái, nửa phần oán thương
Vuốt rùa chàng đổi máy
Lông ngỗng thiếp đưa đường
Thề nguyền phu phụ
Lòng nhi nữ
Việc quân vương
Duyên nọ tình kia dở dở dang!
Nệm gấm vó câu
Trăm năm giọt lệ
Ngọc trai nước giếng
Nghìn thu khói nhang

Nguồn: Tản Đà, Khối tình con - Quyển thứ nhất (1916)

Tâm sự

Tôi kể ngày xưa chuyện Mỵ Châu

Trái tim lầm chỗ, để trên đầu

Nỏ thần vô ý trao tay giặc

Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu.

Tố Hữu (Trích bài thơ Tâm sự)

Thành Cổ Loa

Thành quách còn mang tiếng Cổ Loa

Trải bao gió táp với mưa sa

Nỏ thiêng hờ hững dây oan buộc

Giếng Ngọc vơi đầy hạt lệ pha

Cây cỏ vẫn cười ai bạc mệnh

Cung đình chưa sạch bụi phồn hoa

Hưng vong biết chửa, người kim cổ

Tiếng cuốc năm canh bóng nguyệt tà.

Á Nam Trần Tuấn Khải

Trên đây TimDapAnđã chia sẻ Giáo án Ngữ văn 10 bài: Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy. Đây là tài liệu hay cho quý thầy cô tham khảo, chuẩn bị tốt cho bài giảng sắp tới

  • Soạn bài lớp 10: Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy
  • Soạn văn 10 bài: Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy
  • Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy
  • Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 10: Bài - Truyện An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy
  • Văn mẫu lớp 10: Phân tích ý nghĩa của hình ảnh ngọc trai - giếng nước trong Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy
  • Văn mẫu lớp 10: Phân tích Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ

-----------------------------

Trên đây Tìm Đáp Án đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Giáo án Ngữ văn 10 bài: Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy. Để học tốt môn Ngữ văn lớp 10. Cùng chủ đề này, Tìm Đáp Án mời bạn đọc tham khảo bài soạn bài lớp 10: Chiến thắng Mtao-Mxây và bài văn mẫu lớp 10: Phân tích nhân vật người anh hùng Đăm Săn trong đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây mà Tìm Đáp Án đã sưu tầm, tổng hợp.

29 Tháng chín, 2021

Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!