Giáo án môn Ngữ văn lớp 10 bài 99
Giáo án môn Ngữ văn lớp 10
Giáo án môn Ngữ văn lớp 10 bài 99: Ôn tập phần Tiếng Việt được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 10 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
I. MỤC TIÊU KIỂM TRA
1. Kiến thức:
LỚP 10A2, 10A3:
- Khái quát về lịch sử tiếng Việt: nguồn gốc, quan hệ họ hàng, lịch sử phát triển và chữ viết của tiếng Việt.
- Những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt : sử dụng đúng chuẩn mực và sử dụng hay.
LỚP 10A8:
- Khái quát về lịch sử tiếng Việt: nguồn gốc, quan hệ họ hàng, lịch sử phát triển và chữ viết của tiếng Việt.
- Những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt : sử dụng đúng chuẩn mực và sử dụng hay.
- Củng cố kiến thức về một số lỗi thường gặp trong sử dụng tiếng Việt, cách sửa lỗi.
2. Kĩ năng:
- Kĩ năng tổng hợp, hệ thống hóa kiến thức: so sánh, đối chiếu, khái quát hóa.
- Kĩ năng lập bảng tổng kết để hệ thống hóa kiến thức.
- Kĩ năng luyện tập thực hành để củng cố, nâng cao kiến thức.
3. Tư duy, thái độ, phẩm chất:
- Nghiêm túc, chủ động khi củng cố, ôn tập kiến thức phần tiếng Việt.
- Yêu quí, trân trọng, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực thẩm mỹ, năng lực tư duy; năng lực sử dụng ngôn ngữ.
B-CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
GV: SGK, SGV Ngữ văn 10, Tài liệu tham khảo, Thiết kế bài giảng
HS: SGK, vở soạn, tài liệu tham khảo
C- PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
Gv kết hợp phương pháp đối thoại, trao đổi, nêu vấn đề, thảo luận, thực hành.
D- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: So sánh phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và phong cách ngôn ngữ nghệ thuật? Lấy ví dụ minh họa.
3. Bài mới
Hoạt động 1. Khởi động
Tiết ôn tập Tiếng Việt hôm nay tiếp tục giúp các em hệ thống hóa nội dung kiến thức về phần tiếng Việt trong năm học để củng cố và nâng cao nhận thức đồng thời tiếp tục rèn luyện và nâng cao những kĩ năng cần thiết liên quan đến nội dung kiến thức về tiếng Việt đã được hình thành trong năm học.
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới
Hoạt động của GV&HS |
Nội dung kiến thức cơ bản |
Câu 5: Trình bày khái quát về: - Nguồn gốc tiếng Việt? - Quan hệ họ hàng của tiếng Việt? - Lịch sử phát triển của tiếng Việt? 3 loại chữ viết tiếng Việt: + Chữ Việt cổ. + Chữ Nôm. + Chữ quốc ngữ. - Kể tên các tác phẩm đã học bằng chữ Hán, chữ Nôm và chữ quốc ngữ? |
Câu 5: a. Các vấn đề lịch sử tiếng Việt: * Nguồn gốc tiếng Việt: - Bản địa (ra đời và phát triển cùng với quá trình hình thành và phát triển của dân tộc Việt). - Thuộc họ ngôn ngữ Nam Á. * Quan hệ họ hàng: Có quan hệ họ hàng với tiếng Mường. * Lịch sử phát triển: - Tiếng việt trong thời kì Bắc thuộc và chống Bắc thuộc: có sự tiếp xúc, ảnh hưởng sâu rộng, vay mượn nhiều từ ngữ gốc Hán bằng nhiều cách: + Vay mượn trọn vẹn từ ngữ hán, Việt hóa âm đọc, giữ nguyên nghĩa. + Rút gọn. + Đảo lại vị trí các yếu tố. + Đổi yếu tố (trong các từ ghép). + Mở rộng (thu hẹp) nghĩa. - Tiếng Việt trong thời kì phong kiến độc lập tự chủ: + Việc học ngôn ngữ- văn tự hán được đẩy mạnh " Việc vay mượn chữ Hán theo hướng Việt hóa làm tiếng Việt càng thêm phong phú, uyển chuyển. + Chữ Nôm ra đời vào thế kỉ XIII- thứ chữ ghi âm tiếng Việt trên cơ sở chữ Hán. - Tiếng Việt trong thời kì Pháp thuộc: + Chữ quốc ngữ dần trở nên thông dụng, có sự tiếp xúc, ảnh hưởng tích cực của ngôn ngữ, văn hóa phương Tây (chủ yếu là ngôn ngữ, văn hóa Pháp). + Một nền văn xuôi tiếng Việt hiện đị đã nhanh chóng hình thành và phát triển. Báo chí, sách xuất bản ngày càng nhiều. Nó có khả năng thích ứng trong lĩnh vực KHTN, xây dựng hệ thống thuật ngữ khoa học ngày càng hoàn chỉnh. - Tiếng Việt từ sau cách mạng Tháng 8-1945 đến nay: + Công cuộc xây dựng hệ thống thuật ngữ khoa học nói riêng và chuẩn hóa tiếng Việt được đẩy mạnh. + Tiếng Việt trở thành ngôn ngữ quốc gia. |