Giáo án môn Ngữ văn lớp 10 bài 91
Giáo án môn Ngữ văn lớp 10
Giáo án môn Ngữ văn lớp 10 bài 91: Thực hành các phép tu từ: phép điệp và phép đối được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 10 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
A-MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
LỚP 10A2, 10A3:
- Kiến thức về phép điệp: phép tu từ lặp lại một yếu tố ngôn ngữ trong văn bản (âm, vần, từ, ngữ, câu, nhịp, kết cấu ngữ pháp,...).
- Kiến thức về phép đối: phép sắp xếp từ ngữ, cụm từ, câu văn sao cho cân xứng nhau về âm thanh, nhịp điệu, về đặc điểm ngữ pháp và ngữ nghĩa.
LỚP 10A8:
- Kiến thức về phép điệp: phép tu từ lặp lại một yếu tố ngôn ngữ trong văn bản (âm, vần, từ, ngữ, câu, nhịp, kết cấu ngữ pháp,...) nhằm nhấn mạnh hoặc bộc lộ cảm xúc, hoặc tạo nên tính hình tượng cho ngôn ngữ nghệ thuật.
- Kiến thức về phép đối: phép sắp xếp từ ngữ, cụm từ, câu văn sao cho cân xứng nhau về âm thanh, nhịp điệu, về đặc điểm ngữ pháp và ngữ nghĩa nhằm mục đích tạo ra một vẻ đẹp hoàn chỉnh, hài hòa trong diễn đạt, phục vụ cho một ý đồ nghệ thuật nhất định.
2. Kĩ năng:
- Nhận diện, phân tích cấu tạo của phép điệp và phép đối.
- Cảm thụ, lĩnh hội và phân tích hiệu quả nghệ thuật của hai phép tu từ trên.
- Bước đầu biết sử dụng hai phép tu từ trên trong những ngữ cảnh cần thiết.
3. Tư duy, thái độ, phẩm chất: Có ý thức nghiêm túc khi sử dụng ngôn ngữ Tiếng Việt.Thấy được vẻ đẹp của tiếng Việt để yêu quý, tôn trọng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
4. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực thẩm mỹ, năng lực tư duy; năng lực sử dụng ngôn ngữ.
B-CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
GV: SGK, SGV Ngữ văn 10, Tài liệu tham khảo, Thiết kế bài giảng
HS: SGK, vở soạn, tài liệu tham khảo
C- PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
Gv kết hợp phương pháp đối thoại, trao đổi, nêu vấn đề, thảo luận, thực hành.
D- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Trình bày cấu trúc của văn bản văn học. Lấy ví dụ minh họa.
3. Bài mới
Hoạt động 1. Khởi động
Phép điệp và phép đối là hai biện pháp tu từ quan trọng góp phần tăng hiệu quả biểu đạt của văn bản văn học. Hôm nay chúng ta sẽ làm các bài tập thực hành nhận diện và phân tích hiệu quả biểu đạt của chúng
Hoạt động của GV&HS |
Nội dung kiến thức cơ bản |
Hoạt động 3. Hoạt động thực hành Yêu cầu hs đọc, thảo luận làm các bài tập: - “Nụ tầm xuân” được lặp lại nguyên vẹn nếu thay nó bằng “hoa tầm xuân” hay “hoa cây này” thì câu thơ sẽ ntn? Hs phát biểu thảo luận. Gv nhận xét, bổ sung. VD khác: Con bò đang gặm cỏ. Con bò ngẩng đầu lên. Con bò rống ò ò... Hs thảo luận, phát biểu định nghĩa về phép điệp. Gv nhận xét, khẳng định các kiến thức. VD: Khăn thương nhớ ai Khăn rơi xuống đất Khăn thương nhớ ai Khăn vắt lên vai. Yêu cầu hs về nhà làm bài tập số 2. GV: Việc lặp lại các từ có ý nghĩa gì? Đó có phải là phép điệp tu từ hay không? |
I. Luyện tập về phép điệp a. “Nụ tầm xuân” “Nụ” khác “hoa” " hai trạng thái khác nhau. - “Hoa cây này” " “hoa” " trạng thái khác. không xác định rõ “cây này” là cây nào. "Thay đổi hình ảnh " thay đổi ý nghĩa - Nhạc điệu thay đổi ở “nụ” (thanh trắc) " “hoa” (thanh bằng). * Việc lặp lại các cụm từ “chim vào lồng”, “cá mắc câu”: " nhấn mạnh thực trạng bất khả kháng. không lặp lại " chưa rõ ý “không thể thoát được”. - Cách lặp “nụ tầm xuân” " sự phát triển của sự vật, sự việc theo quy luật. - Cách lặp “cá mắc câu”, “chim vào lồng” " tính bi kịch của tình thế không thể giải thoát. b. Các câu đó chỉ có hiện tượng lặp từ, không phải phép điệp. Nó tạo tính đối xứng và nhịp điệu cho câu văn. c. Định nghĩa phép điệp - Là biệp pháp tu từ lặp lại một yếu tố diễn đạt (vần, nhịp, từ, cụm từ, câu) nhằm nhấn mạnh, biểu đạt cảm xúc và ý nghĩa, có khả năng gợi hình tượng như trên. - Phân loại: điệp nối tiếp, điệp cách quãng, điệp vòng tròn (điệp ngữ chuyển tiếp). 2. Bài tập về nhà - Phân tích các ví dụ trong mục (2). - Gần… thì: nhấn mạnh mối quan hệ giữa con người với môi trường sống. Đó là sự ảnh hưởng của con người trong các mối quan hệ. - Có… có: khẳng định sự kiên trì, bền bỉ thì có ngày thành đạt. - Vì… vì: khẳng định, nhấn mạnh mối quan hệ, nhấn mạnh đạo lý làm người. - Các từ được lặp lại: “gần, thì, có, vì”. - Tác dụng: để nhấn mạnh hay để so sánh, không gợi hình ảnh và biểu cảm => Là lặp từ, không phải điệp tu từ. Bài 2: a. Tìm 3 VD về phép điệp không có giá trị tu từ: - Anh ta ăn nhiều bữa hơn, uống nhiều rượu hơn và đọc sách nhiều hơn. - Tác giả viết bài thơ này khi tác giả đi thực tế ở chiến trường. Vui là vui gượng kẻo là Ai tri âm đó mặn mà với ai (Nguyễn Du – Truyện Kiều) |