Giáo án môn Ngữ văn lớp 10 bài 81
Giáo án môn Ngữ văn lớp 10
Giáo án môn Ngữ văn lớp 10 bài 81: Truyện Kiều được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 10 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
A-MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
Giúp học sinh:
- Nắm được một số phương diện tiểu sử tác giả.
- Nắm vững những điểm chính yếu trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du.
- Nắm được một số đặc điểm cơ bản của nội dung và nghệ thuật “Truyện Kiều” (Nguyễn Du).
2. Kĩ năng: Tìm hiểu một văn bản thuyết minh về tác giả VH
3. Tư duy, thái độ, phẩm chất: Yêu quý, trân trọng và tự hào về Nguyễn Du - một danh nhân văn hóa và một di sản văn học vô giá của dân tộc và tự tìm hiểu thêm về tác phẩm của ông.
4. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực thẩm mỹ, năng lực tư duy; năng lực sử dụng ngôn ngữ.
B-CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
GV: SGK, SGV Ngữ văn 10, Tài liệu tham khảo, Thiết kế bài giảng
HS: SGK, vở soạn, tài liệu tham khảo
C- PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
Gv kết hợp phương pháp đọc sáng tạo, đối thoại, trao đổi, nêu vấn đề, thảo luận, tích hợp.
D- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức lớp:
2. Kiểm tra bài cũ
- Nỗi sầu muộn triền miên và nỗi nhớ thương đau đáu của người chinh phụ được thể hiện như thế nào trong đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ”?
3. Bài mới
Hoạt động 1. Khởi động
Trong bài “Kính gửi cụ Nguyễn Du” nhà thơ Tố Hữu lắng sâu cảm xúc của mình:
Nỗi niềm xưa, nghĩ mà thương
Dẫu lìa ngó ý còn vương tơ lòng
Nhân tình nhắm mắt chưa xong
Biết ai hậu thế khóc cùng Tố Như.
Nhà thơ Huy Cận cũng gửi lòng mình tới Nguyễn Du:
Lòng ai thức trắng giữa đêm dài
Yêu nước non yêu vạn cảnh đời
Đời khổ mà không phương cứu khổ
Càng đau biết mấy Tố Như ơi!
Để hiểu rõ ông là con người như thế nào, sự nghiệp vĩ đại của ông ra sao, chúng ta tìm hiểu về tác gia văn học Nguyễn Du.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS |
NỘI DUNG CẦN ĐẠT |
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới GV HD HS TÌM VỀ CUỘC ĐỜI ND: Gọi hs đọc phần cuộc đời SGK. |
I. CUỘC ĐỜI: Nguyễn Du (1765- 1802), tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên. |
Gia đình Nguyễn Du có gì đặc biệt? Nó tác động tích cực đến ông ntn. Gv: Dòng họ, gia đình Nguyễn Du có nhiều người tài hoa, đỗ đạt cao. Dân gian tương truyền câu ca dao ngợi ca: Bao giờ Ngàn Hống hết cây/ Sông Rum hết nước họ này hết quan. Quê cha, quê mẹ, nơi sinh ra và lớn lên của Nguyễn Du có tác động đến ông ntn ? |
1.Gia đình và quê hương: a. Gia đình: - Cha: Nguyễn Nghiễm (1708- 1775), tài hoa, từng giữ chức tể tướng. - Mẹ: Trần Thị Tần (1740-1778), người con gái xứ Kinh Bắc. - Dòng họ Nguyễn Tiên Điền có hai truyền thống: + Khoa bảng " danh vọng lớn. + Văn hóa, văn học. b. Quê hương: - Quê cha: Hà Tĩnh- vùng đất thuộc khúc ruột miền trung khổ nghèo, nơi có sông Lam, núi Hồng, sơn thủy hữu tình. - Quê mẹ: xứ Kinh Bắc hào hoa, cái nôi của dân ca quan họ. - Nơi sinh ra và lớn lên: kinh thành Thăng Long nghìn năm văn hiến. " Nguyễn Du có điều kiện tiếp nhận truyền thống văn hóa quý báu của gia đình và của nhiều vùng quê khác nhau. Đó là tiền đề cho sự phát triển tài năng nghệ thuật của ông sau này. |
Trong khoảng thời gian 1765 - 1820, XHVN có gì đặc biệt. (Hay XHVN tk 18 – 19 có gì đặc biệt?). Gv:Một phen thay đổi sơn hà/ Mảnh thân chiếc lá biết là về đâu? |
2. Thời đại và xã hội: - Cuối thế kỉ XVIII- đầu thế kỉ XIX: + XHPKVN khủng hoảng trầm trọng đầy bóng tối, khổ đau: loạn lạc, khởi nghĩa nông dân, kiêu binh nổi loạn (tính chất bi kịch). + Diễn ra nhiều biến cố lớn: Tây Sơn thay đổi sơn hà diệt Lê, Trịnh, diệt Xiêm, đuổi Thanh, huy hoàng một thuở; Nhà Nguyễn lập lại chính quyền chuyên chế và thống nhất đất nước, thiết lập chế độ cai trị hà khắc (1802). |
Nêu những nét lớn về cuộc đời Nguyễn Du? Tác động của chúng đến sự nghiệp văn học của ông. Gv nhận xét, bổ sung: Trong phủ Nguyễn Nghiễm, ngựa xe quan lại đi lại tấp nập, kẻ nô bộc cũng được mặc gấm, ăn thịt. Nguyễn Khản (người anh cùng cha khác mẹ với Nguyễn Du) làm quan to trong phủ chúa Trịnh. Ông là người say mê âm nhạc, trong phủ ko lúc nào ngừng tiếng tơ tiếng trúc. - Nguyễn Du từng được thăng qua các chức: Tri huyện Phù Dung (Khoái Châu- Hưng Yên), tri phủ Thường Tín (Hà Tây), Đông Các điện học sĩ, Cai bạ Quảng Bình, Cần tránh điện học sĩ, Chánh sứ đi sứ Trung Quốc. - Tương truyền, trước khi mất Nguyễn Du yêu cầu người nhà xem chân tay ông đã lạnh chưa. Khi người nhà trả lời đã lạnh cả rồi. Nguyễn Du chỉ nói “được” rồi mất, ko trối lại một điều gì. |
3. Cuộc đời Nguyễn Du: - Thời thơ ấu và niên thiếu: +Tuổi thơ sung túc nhưng sớm mồ côi cha mẹ. -> Đk dùi mài kinh sử, tích lũy vốn vh, vhọc. + Đến sống với anh: (chứng kiến sự xa hoa của quan lại) à dấu ấn trong sáng tác..=> đồng cảm thân phận nhỏ bé. - Thời thanh niên: thi đỗ tam trường (1783); sau đó làm quan võ ở Thái Nguyên (họ Hà). - Biến cố lịch sử: gia đình li tán, cuộc sống khó khăn: + 10 năm phiêu bạt: (1786- 1796): đất Bắc. “Ngạo với trời xanh chống kiếm dài Bùn lầy lăn lóc tuổi 30” + về ở ẩn tại Hà Tĩnh (1796 – 1802). -> vốn sống thực tế phong phú, nắm vững ngôn ngữ dân gian, có dịp suy ngẫm nhiều về xã hội và là tiền đề quan trọng để hình thành tài năng, bản lĩnh sáng tạo văn chương và phong cách ngôn ngữ. - 1802: làm quan cho nhà Nguyễn: -> con đường công danh khá suôn sẻ - 1813: giữ chức Chánh sứ sang Trung Quốc à từng trải, tiếp xúc với nền văn hoá TQ rực rỡ =>thêm hiểu biết, nâng tầm tư tưởng. - Bị ốm, mất ở Huế ngày 18/9/1820. -> Với cuộc đời, con người, với tấm lòng yêu thương nhân dân như yêu chính bản thân mình và với những đóng góp về mặt nội dung và Nt về thơ ca vào kho tàng VH đồ sộ đó nên ND được phong tặng là thiên tài văn học, nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn, danh nhân văn hóa. -> Là con người kết hợp hài hòa giữa tâm và tài. “ Thiên tài trước hết là một trái tim vĩ đại” (Victo Hugo) “ ND có con mắt trông thấu sáu cõi, có tấm lòng nghĩ suốt ngàn đời”. (Mộng Liên Đường Chủ Nhân). - 1965: Hội đồng hòa bình thế giới tổ chức kỉ niệm 200 ngày sinh và công nhận là danh nhân vh; xây nhà tưởng niệm ND tại xã Tiên Điền. |
GV HD HS TÌM HIỂU SỰ NGHIỆP VÀ ĐẶC ĐIỂM THƠ CỦA ND: Dựa vào sgk cũng như phần chuẩn bị ờ nhà, em hãy kể tên các sáng tác bằng chữ Hán của Nguyễn Du? Nêu những nội dung chính của tập Bắc hành tạp lục. Gv: Thơ chữ Hán Nguyễn Du chủ yếu là những vần thơ tâm tình, khắc họa hình tượng chủ thể trữ tình Nguyễn Du, một tâm trạng rất động trước mọi biến cố của cuộc đời. Đọc thơ ông, người đọc cảm nhận được một cõi lòng đau thwng, tê tái, sâu kín, như ông từng nói: “Ta có một tấc lòng ko biết ngỏ cùng ai”. Bên trong tâm sự đau thương ấy là những suy ngẫm của nhà thơ về con người, xã hội, những chiêm nghiệm sâu sắc đầy trắc ẩn về những biến động của cuộc sống đang diễn ra trước mắt. Làm thơ là cách ông đặt vấn đề trực tiếp về số phận con người trong tương giao với vận mệnh của thời đại, nhất là thời đại ông đang sống. |
II. SỰ NGHIỆP VĂN HỌC: 1. Các sáng tác chính: a. Bằng chữ Hán: - Nam trung tạp ngâm: gồm 40 bài thơ ngâm khi ở phương Nam (thời gian làm quan ở Huế và Quảng Bình- những địa phương ở phía nam Hà Tĩnh, quê hương ông). - Thanh Hiên thi tập: gồm 78 bài viết trong thời gian lưu lạc. - Bắc hành tạp lục: gồm 131 bài được viết trong thời kì đi sứ Trung Quốc. Những nội dung chính của tập Bắc hành tạp lục: + Ca ngợi, đồng cảm với các nhân cách cao thượng và phê phán những nhân vật phản diện. VD: Phản chiêu hồn. + Phê phán XHPK chà đạp quyền sống của con người. + Cảm thông với những thân phận nhỏ bé dưới đáy xã hội, bị đày đọa hắt hủi. VD: Độc Tiểu Thanh kí, Sở kiến hành. " Nội dung thơ chữ Hán nói chung: thể hiện trực tiếp tư tưởng, tình cảm và nhân cách Nguyễn Du. |
Nêu các sáng tác bằng chữ Nôm của Nguyễn Du?... Thử khái quát một số đặc điểm và nội dung chính về tác phẩm xuất sắc – vĩ đại của ND – “TK”. (Nguồn gốc tp,(kết cấu, nội dung, nhân vật, đặc điểm nghệ thuật, giá trị tp…). Gv bổ sung: Trong Văn chiêu hồn, Nguyễn Du cất tiếng khóc than cho mười kiếp người nhỏ bé, đáng thương nhất trong xã hội (những tiểu nhi tấm bé, những phụ nữ, kĩ nữ tài hoa bạc mệnh, những học trò nghèo, những người hành khất, những người dân lao động lam lũ “đòn gánh tre chín dạn hai vai”,... |
b. Bằng chữ Nôm: - Truyện Kiều (Đoạn trường tân thanh): + Nguồn gốc: Gồm 3254 câu thơ lục bát, bắt nguồn từ Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc). + Sáng tạo: Bằng tài năng và tâm huyết của mình, Nguyễn Du đã sáng tạo nên một tác phẩm mới, với một cảm hứng mới, một cách nhận thức và lí giải hiện thực mới và gửi gắm vào đó tâm sự của con người thời đại ông. Truyện Kiều được coi là kiệt tác của VHTĐVN. + Tóm tắt: + Giá trị ND và NT: - Văn chiêu hồn (Văn tế thập loại chúng sinh): + Thể thơ: song thất lục bát. + Nội dung: thể hiện một cách cảm động, thấm thía tình thương con người của Nguyễn Du. |
Nêu những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật thơ văn Nguyễn Du? Nêu dẫn chứng minh họa? Gv: “Tiếng thơ ai động đất trời Nghe như non nước vọng lời ngàn thu Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày” (Kính gửi cụ Nguyễn Du - Tố Hữu) |
2. Một vài đặc điểm về giá trị nội dung và nghệ thuật thơ văn ND: a. Đặc điểm giá trị nội dung: * Giá trị hiện thực: Văn thơ ND phản ánh sâu sắc: - Bộ mặt của XHPK suy tàn: “Hậu thế nhân nhân giai Thượng Quan Đại địa xứ xứ giai Mịch La” (Phản “Chiêu hồn”) - Số phận đau thương của những con người bé nhỏ, bị XH chà đạp, coi rẻ: + Người phụ nữ tài hoa bạc mệnh: Kiều, Tiểu Thanh… “Đau đớn thay phận đàn bà Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung” (Truyện Kiều) +Người nghèo khổ: mẹ con người ăn xin; ông già mù hát rong; ngứời phu xe, trẻ con.. … - Lên án thế lực đồng tiền: “Trong tay đã sẵn đồng tiền Dầu lòng đổi trắng thay đen khó gì” (TK) “Còn bạc còn tiền, còn đệ tử, Hết tiền hết bạc, hết ông tôi”. * Giá trị nhân đạo: - Cảm thông sâu sắc với những đau khổ của con nguời, cho tài hoa nhan sắc bị vùi dập: “Tài tình chi lắm cho trời đất ghen” “Chữ tài liền với chữ tai một vần” (TK) - Tố cáo các thế lực bạo tàn, những bất công của XH (DC thơ) - Trân trọng, đề cao tài sắc, nhân phẩm và những khát vọng chân chính của con người: + tình yêu tự do, trong sáng, chung thuỷ “Bấy lâu đáy bể mò kim Là nhiều vàng đá, phải tìm trăng hoa” + giấc mơ về tự do, công lý. b. Giá trị nghệ thuật: - Thơ chữ Hán sử dụng linh hoạt nhiều thể thơ. - Thơ chữ Nôm: + Việt hoá nhiều từ Hán à làm TV thêm giàu đẹp + Thể thơ lục bát đạt đến đỉnh cao + Lời thơ trau chuốt, giàu sức biểu cảm. |
Đánh giá về vị trí của ND trong nền VH dân tộc. Hoạt động 3: Hoạt động thực hành. Hs thảo luận, phát biểu làm các bài tập. Hãy nêu nguồn gốc, những sáng tạo và giá trị của Truyện Kiều. Gv nhận xét, khẳng định đáp án. ? Nguồn gốc Truyện Kiều? ? Sự sáng tạo của Nguyễn Du trong Truyện Kiều ? ? Tóm tắt Truyện Kiều ? ? Giá trị nội dung tư tưởng của Truyện Kiều ? ? Giá trị nghệ thuật của Truyện Kiều? |
III. TỔNG KẾT: Vị trí của Nguyễn Du trong nền VH dân tộc: là một thiên tài VH, đại thi hào dân tộc, đồng thời là danh nhân văn hóa thế giới. Câu 1: Nguồn gốc Truyện Kiều Từ cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc) với tài năng nghệ thuật bậc thầy, nhất là với tấm lòng nhân đạo bao la, ND đã sáng tạo ra một kiệt tác văn chương bất hủ: Đoạn trường tân thanh Câu 2: Sự sáng tạo của Nguyễn Du trong Truyện Kiều - Về nội dung: Từ câu chuyện tình của Thanh Tâm Tài Nhân, ND đã tạo nên một "Khúc ca mới đứt ruột" (Đoạn trường tân thanh), nhấn vào nỗi đau bạc mệnh và gửi gắm những xúc cảm về nhân sinh của nhà thơ trước "những điều trông thấy". - Về nghệ thuật: Lược bỏ các tình tiết về mưu mẹo, về báo oán,... (trong tác phẩm của Thanh Tâm Tài Nhân), bằng thể lục bát truyền thống, với một ngôn ngữ trau chuốt tinh vi, chính xác đến trình độ cổ điển, trong một truyện thơ Nôm, Nguyễn Du tập trung thể hiện nội tâm nhân vật một cách tài tình. Câu 3: Tóm tắt 3 phần: - Gặp gỡ và đính ước. - Gia biến và lưu lạc. - Đoàn tụ. Câu 4: Giá trị Truyện Kiều 1/ Nội dung tư tưởng: - Giá trị hiện thực: TK là bức tranh hiện thực về 1 XH bất công, tàn bạo. - Giá trị nhân đạo: + Tiếng nói cảm thương trước số phận bi kịch của con người. + Tiếng nói lên án, tố cáo những thế lực xấu xa, tàn bạo. + Tiếng nói khẳng định, đề cao tài năng, nhân phẩm và những khát vọng chân chính của con người như khát vọng về quyền sống, khát vọng tự do, công lí, khát vọng tình yêu, hạnh phúc... 2/ Nghệ thuật: + Nghệ thuật khắc họa tính cách và miêu tả tâm lí nhân vật. + Nghệ thuật kể chuyện. + Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ: thể thơ lục bát đã đạt tới đỉnh cao rực rỡ. => Kết luận: Truyện Kiều là kiệt tác số một của văn học dân tộc Việt Nam, di sản văn học của nhân loại, là một "tập đại thành" của truyền thống nghệ thuật, văn hoá Việt Nam, tiêu biểu cho cảm hứng nhân đạo chủ nghĩa, vừa là niềm thương cảm sâu sắc, là tấm lòng "nghĩ tới muôn đời", vừa là thái độ nâng niu, trân trọng những giá trị nhân bản cao đẹp của con người. |