Giáo án môn Ngữ văn lớp 10 bài 86

Admin
Admin 20 Tháng một, 2021

Giáo án môn Ngữ văn lớp 10

Giáo án môn Ngữ văn lớp 10 bài 86: Lập luận trong văn nghị luận được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 10 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

A-MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức: Củng cố và nâng cao những hiểu biết về yêu cầu, cách thức xây dựng lập luận trong văn nghị luận.

2. Kĩ năng: Giúp học sinh biết cách xây dựng lập luận đề vận dụng vào viết bài văn nghị luận.

3. Tư duy, thái độ, phẩm chất: Có ý thức tư duy mạch lạc, rõ ràng khi viết văn nghị luận.

4. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực thẩm mỹ, năng lực tư duy; năng lực sử dụng ngôn ngữ.

B-CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

GV: SGK, SGV Ngữ văn 10, Tài liệu tham khảo, Thiết kế bài giảng

HS: SGK, vở soạn, tài liệu tham khảo

C- PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN

Gv tổ chức giờ dạy- học theo cách kết hợp các phương pháp: hướng dẫn hs trao đổi - thảo luận, trả lời các câu hỏi.

D- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức lớp:

2. Kiểm tra bài cũ

Phân tích tâm trạng của Kiều trong đoạn trích “Nỗi thương mình”?

3. Bài mới

Hoạt động 1. Khởi động

Đích của văn bản nghị luận là thuyết phục được người nghe, người đọc. Muốn vậy, văn bản nghị luận phải có hệ thống lập luận chặt chẽ, sắc sảo. Bài học hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về vấn đề này.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG CẦN ĐẠT

Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới

GV HD TÌM TIỂU PHẦN I - SGK:

Y/C hs đọc mục I/ - sgk và trả lời những câu hỏi a,b,c

Hãy cho biết, thế nào là một lập luận.

GV: Đoạn văn của Nguyễn Trãi chỉ sử dụng lí lẽ, không dùng dẫn chứng.

- Xuất phát từ chân lí tổng quát: “Người dùng binh giỏi là ở chỗ biết xét thời thế” " 2 hệ quả:

+ Được thời có thế biến mất thành còn, nhỏ thành lớn.

+ Mất thời không thế thì mạnh thành yếu, yên thành nguy.

Đó là các cơ sở để khẳng định bọn Vương Thông không hiểu thời thế, lại dối trá nên chỉ là “kẻ thất phu hèn kém”, cầm chắc thất bại.

I. KHÁI NIỆM LẬP LUẬN TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN:

1. Tìm hiểu ngữ liệu:

- Mục đích lập luận: thuyết phục đối phương từ bỏ ý chí xâm lược.

- Lí lẽ:

+ Người dùng binh giỏi là ở chỗ biết xét thời thế.

+ Được thời có thế thì biến mất làm còn, hóa nhỏ thành lớn.

+ Mất thời không thế thì mạnh quay thành yếu, yên thành nguy.

" Kết luận: “Nay các ông...được”.

2. Lập luận: là đưa ra các lí lẽ, bằng chứng nhằm dẫn dắt người nghe (đọc) đến một kết luận nào đó mà người nói (viết) muốn đạt tới.

GV HD HS TÌM HIỂU MỤC II – SGK:

Em hãy cho biết luận điểm là gì. Làm thế nào để xác định luận điểm.

GV: bài văn có thể có nhiều luận điểm lớn hoặc nhỏ. Các luận điểm nhỏ liên kết với nhau, soi sáng cho nhau để thuyết minh cho luận điểm lớn trong bài.

Y/ C hs đọc ngữ liệu và:

Hãy trả lời câu hỏi a,b trong SGK Tr 110

II. CÁCH XÂY DỰNG LẬP LUẬN

1. Xác định luận điểm

* Luận điểm là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của người viết xác định vấn đề (luận đề) được đặt ra.

* Tìm hiểu ngữ liệu:

Vấn đề: Thực trạng sử dụng tiếng nước ngoài lấn lướt tiếng Việt của người Việt " Cần có thái độ tự trọng trong viêc sử dụng tiếng mẹ đẻ (chữ ta).

- Quan điểm của tác giả:

+ Khi nào thật cần thiết mới dùng tiếng nước ngoài.

+ Thái độ tự trọng và đảm bảo quyền được thông tin của người đọc.

+ Phê phán bệnh sính tiếng nước ngoài của người Việt.

- Các luận điểm:

+ Tiếng nước ngoài (tiếng Anh) đang lấn lướt tiếng Việt trong các bảng hiệu, biển quảng cáo ở nước ta.

+ Một số trường hợp tiếng nước ngoài được đưa vào báo chí một cách không cần thiết, gây thiệt thòi cho người đọc.

Thế nào là luận cứ. Mối quan hệ giữa luận điểm và luận cứ ntn.

Em hãy trả lời câu hỏi a, b trong mục 2 SGK Tr 110? Tập trung vào ví dụ ở mục 2 phần II.

Em hiểu như thế nào là luận chứng.

GV: chốt ý.

2. Tìm luận cứ

* Luận cứ: là các tài liệu dùng làm cơ sở thuyết minh cho luận điểm. Nó bao gồm các lí lẽ ( các nguyên lí, chân lí, ý kiến đã được công nhận) và dẫn chứng thực tế (của đời sống và văn học).

* Câu a: Ví dụ “Chữ ta” có 02 luận điểm, 06 luận cứ.

- Luận điểm 1:Khắp nơi đều có quảng cáo, nhưng…danh lam thắng cảnh”

Các luận cứ: + “Chữ nước ngoài… ở phía trên”

+ “ Đi đâu, nhìn đâu… chữ Triều Tiên”

+ “ Trong khi đó … lạc sang một nước khác.”

- Luận điểm 2: “ Phải chăng… mà ta nên suy ngẫm”

Các luận cứ: + “Tôi không biết chữ… in rất đẹp”

+ “Nhưng các tờ báo… bài cần đọc”

+ “Trong khi đó… trang thông tin”

* Luận chứng. là sự phối hợp, tổ chức các lí lẽ và dẫn chứng để thuyết minh cho luận điểm.

Thế nào là phương pháp lập luận.

Tìm phương pháp lập luận trong đoạn văn của Nguyễn Trãi, Hữu Thọ.

GV: chốt ý.

3. Lựa chọn phương pháp lập luận:

- Phương pháp lập luận là cách thức lựa chọn, sắp xếp luận điểm , luận cứ sao cho lập luận chặt chẽ và thuyết phục.

- Đoạn văn của Nguyễn Trãi: phương pháp diễn dịch và quan hệ nhân- quả.

- Bài văn của Hữu Thọ: phương pháp quy nạp và so sánh đối lập.

- Ngoài ra còn có các phương pháp:

+ Phép loại suy: Dựa vào sự so sánh hai đối tượng, chúng ta có thể tìm ra những thuộc tính giống nhau nào đó, từ đó có thể suy ra chúng có cùng một thuộc tính giống nhau khác.

VD: + Gà là gia cầm, có lông vũ, đẻ trứng…

+ Ngan là gia cầm, có lông vũ, đẻ trứng, có thể bay ngắn trên mặt đất…

=> Gà cũng có thể bay ngắn trên mặt đất.

+ Phép phản đề: Là phương pháp xuất phát từ một kết luận có sẵn (sai hoặc đúng) để suy ra một kết luận khác (sai hoặc đúng). Kết luận chung có thể đúng, cũng có thể sai.

VD: Tiền đề 1: Cây nào cũng ra hoa để kết trái. Kết luận: kể cả hoa đào trong ngày tết (sai).

Tiền đề 2: Không phải cây nào cũng ra hoa để kết trái. Kết luận: Tất cả các cây đào đều như vậy (sai).

+ Nguỵ biện: Là phương pháp xuất phát từ một thực tế hiển nhiên nào đó để suy ra những kết luận chủ quan nhằm bác bỏ ý kiến của đối phương. Kết luận chung có thể đúng khi chỉ dừng lại ở bề mặt hiện tượng, sai khi xem xét một cách toàn diện và bản chất.

VD 1: Tiền đề: Một hạt cát chưa phải là sa mạc, nhiều hạt cát chưa phải là sa mạc, vô cùng nhiều hạt cát cũng chưa phải là sa mạc. Kết luận: Trên hành tinh này không hề có sa mạc.

Hoạt động 3. Hoạt động thực hành

Gv gọi HS đọc- ngữ liệu, bài tập – phần luyện tập và định hướng hs làm bài.

Sau đó GV nhận xét bài làm của hs, đánh giá, cho điểm, chốt ý đúng.

III. LUYỆN TẬP

1. Bài 1:

a. Luận điểm: Chủ nghĩa nhân đạo trong VHTĐ rất phong phú, đa dạng.

b. Luận cứ:

- Lí lẽ: Chủ nghĩa nhân đạo biểu hiện:

+ Lòng thương người.

+ Lên án, tố cáo các thế lực bạo tàn chà đạp lên con người.

+ Khẳng định, đề cao con người về các mặt phẩm chất, tài năng, những khát vọng chân chính,...

+ Đề cao những quan hệ đạo đức...

- Dẫn chứng:

+ Các tác phẩm văn học đời Lí- Trần.

+ VHVN thế kỉ XVIII- giữa thế kỉ XIX.

2. Bài 2:

a. Đọc sách mang lại cho ta nhiều điều bổ ích:

- Giúp ta tích lũy và mở rộng tri thức về tự nhiên và xã hội.

- Giúp ta khám phá ra bản thân mình.

- Chắp cánh ước mơ và sáng tạo.

- Giúp rèn khả năng diễn đạt.

b. Môi trường đang bị ô nhiễm nặng nề:

- Đất đai bị xói mòn, sa mạc hóa.

- không khí ô nhiễm.

- Nước bị nhiễm bẩn không thể tưới cây, ăn uống, tắm rửa.

- Môi sinh đang bị tàn phá, bị hủy diệt.

c. VHDG là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng:

- VHDG là những tác phẩm ngôn từ.

- VHDG là những tác phẩm truyền miệng.


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!