Giáo án Ngữ văn 10 bài: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ

Admin
Admin 20 Tháng tám, 2018

Giáo án Ngữ văn lớp 10 tuần 1

Giáo án Ngữ văn 10: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ được biên soạn theo chương trình chuẩn kiến thức kỹ năng giúp học sinh hiểu các hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ. Đồng thời, bài giáo án điện tử lớp 10 này còn giúp các em biết được các nhân tố giao tiếp như: nhân vật, hoàn cảnh, nội dung, mục đích, phương tiện, cách thức giao tiếp về hai quá trình trong hoạt động giao tiếp. Sau đây mời các thầy cô và các bạn học sinh cùng tham khảo.

HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

  • Khái niệm cơ bản về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ: mục đích (trao đổi thông tin về nhận thức, tư tưởng tình cảm, hành động,...).
  • Hai quá trình trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ: tạo lập văn bản (nói hoặc viết) và lĩnh hội văn bản (nghe hoặc đọc).
  • Các nhân tố giao tiếp: nhân vật, hoàn cảnh, nội dung, mục đích, phương tiện và cách thức giao tiếp.

2. Kĩ năng:

  • Xác định đúng các nhân tố trong hoạt động giao tiếp.
  • Những kĩ năng trong các hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ: nghe, nói, đọc, viết, hiểu.

3. Thái độ:

Hiểu rõ các nhân tố của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ và sử dụng đạt mục đích giao tiếp.

II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:

SGK, giáo án, hình ảnh hội nghị Diên Hồng (nếu có)

III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ

3. Giới thiệu bài mới: Trong cuộc sống hàng ngày để đạt được kết quả cao trong quá trình giao tiếp thì con người cần sử dụng phương tiện ngôn ngữ. Bởi giao tiếp luôn phụ thuộc vào hoàn cảnh, nhân vật giao tiếp. Vậy, để hiểu rõ hơn về điều đó chúng ta tìm hiểu bài: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT

* GV gọi một HS để hỏi:

- Tên họ, tuổi, quê quán, sở thích, nghề nghiệp tương lai

- Cuộc nói chuyện giữa GV và bạn A có phải là một hoạt động giao tiếp hay không?

- Vậy nhân vật giao tiếp có những ai?

- Hai bên có cương vị và quan hệ ntn? giữa GV / trò có đổi vai cho nhau không

Lần lượt trả lời các câu hỏi:

- Hoàn cảnh giao tiếp

- Mục đích giao tiếp

- Phương tiện và cách thức giao tiếp

Khi trả lời xong các câu hỏi thì chúng ta cũng đã tiếp thu các phần quan trọng nhất của bài học (GV nói sơ phần ghi nhớ).

Hoạt động 1: Tìm hiểu VB

HS đọc to VB1 (nhóm 1 & 2 chuẩn bị phần trả lời câu hỏi của mình).

- Trong đoạn VB trên, có các nhân vật nào tham gia hoạt động giao tiếp?

- Hai bên có quan hệ và cương vị ntn?

- Trong hoạt động giao tiếp trên, các nhân vật giao tiếp lần lượt đổi vai ntn? (Người nói/ viết đgl người tạo lập VB, người nghe / đọc đgl người tiếp nhận VB).

- Hoạt động giao tiếp diễn ra trong hoàn cảnh giao tiếp nào?

- Hoạt động giao tiếp trên hướng vào nội dung gì

- Mục đích của hội nghị là gì? Có đạt được không?

I. Thế nào là hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ:

1. Văn bản 1:

- Nhân vật: vua và các bô lão.

- Mỗi bên có cương vị khác nhau: vua là người lãnh đạo tối cao của đất nước, các bô lão thì đại diện cho các tầng lớp nhân dân.

- Hai bên lần lượt đổi vai giao tiếp cho nhau, khi thì vua nhà Trần nói, khi thì các bô lão tranh nhau nói.

- Ở điện Diên Hồng, lúc này quân Nguyên Mông đang ồ ạt kéo 50 vạn đại quân xâm lược nước ta?

- Nội dung: giặc xâm lược đất nước, ta nên hòa hay đánh Nhân dân đồng lòng đánh.

- Mục đích: bàn bạc để tìm và thống nhất cách đối phó giặc. Cuối cùng mục đích đã đạt được.

2. Củng cố:

  • Các nhân tố giao tiếp.
  • Quá trình của hoạt động giao tiếp.

3. Dặn dò:

  • Đọc kĩ phần ghi nhớ và nắm vững khái niệm hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, 2 quá trình và các nhân tố của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ?
  • Vận dụng kiến thức trên để làm BT 4 và 5.
  • Soạn bài khái quát văn học dân gian; sưu tầm các cầu ca dao/ truyện dân gian,...có tính dị bản.

IV. RÚT KINH NGHIỆM

.................................................................................................................

.................................................................................................................

.................................................................................................................

.................................................................................................................

..................................................................................................................

Bài tiếp theo: Giáo án Ngữ văn 10: Khái quát văn học dân gian Việt Nam

Bài liên quan:

  • Soạn bài lớp 10: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
  • Soạn văn 10 bài: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
  • Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 10: Bài - Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ

Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!