Giáo án Ngữ văn 10: Khái quát văn học dân gian Việt Nam

Admin
Admin 22 Tháng tám, 2018

Giáo án Ngữ văn 10 tuần 2: Khái quát văn học dân gian Việt Nam

Giáo án Ngữ văn 10: Khái quát văn học dân gian Việt Nam được biên soạn theo chuẩn kiến thức, kỹ năng và có nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng nhớ được những đặc trưng cơ bản của Văn học Dân gian. Đồng thời, nắm được khái niệm về các thể loại của Văn học Dân gian.

Soạn bài lớp 10: Khái quát văn học dân gian Việt Nam

Giáo án Ngữ văn 10 bài: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ

Tiết 4 Ngày soạn: …..

KHÁI QUÁT VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

  • Nắm được những nét khái quát về văn học dân gian cùng với những giá trị to lớn, nhiều mặt của bộ phận văn học này.
  • Biết yêu mến, trân trọng, giữ gìn, phát huy văn học dân gian.

II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG

1. Kiến thức

  • Khái niệm văn học dân gian
  • Các đặc trưng cơ bản của văn học dân gian
  • Những thể loại chính của văn học dân gian
  • Những giá trị chính của văn học dân gian

2. Kĩ năng

  • Nhận thức khái quát về văn học dân gian
  • Có cái nhìn tổng quát về văn học dân gian Việt Nam

3. Phương tiện dạy học:

SGK, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, giáo án, bảng phụ.

III. NỘI DUNG LÊN LỚP

1. Kiểm tra bài cũ: (0 phút)

2. Bài mới: (43 phút)

Văn học dân gian là một bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam. Bài học hôm nay giúp ta hiểu các đặc trưng cơ bản của văn học dân gian và khái niệm về các thể loại của văn học dân gian Việt Nam; hiểu được vị trí, vai trò và những giá trị to lớn của văn học dân gian trong mối quan hệ với văn học viết và đời sống văn hoá dân tộc.

Hoạt động của GV và HS

Nội dung bài học

Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đặc trưng cơ bản của văn học dân gian

- GV: Văn học dân gian là gì?

- HS: trả lời

- GV: Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng được tập thể sáng tạo, nhằm mục đích phục vụ trực tiếp cho những sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng.

Ví dụ: Chuồn chuồn bay thấp thì mưa

Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm

*Thao tác 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu tính truyền miệng của văn học dân gian

- GV: Tại sao nói văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ?

- GV: Tính truyền miệng của văn học dân gian được hiểu như thế nào?

- HS thảo luận và trả lời, GV phân tích để thấy tính nghệ thuật thể hiện qua ngôn từ có hình ảnh, có cảm xúc.

- GV đọc bài ca dao:

“Trèo lên cây bưởi hái hoa

Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân

Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc

Em có chồng anh tiếc lắm thay…”

*Thao tác 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu tính tập thể của văn học dân gian

- GV: Tại sao nói văn học dân gian là sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể ?

- HS: trả lời

- GV giảng: tập thể là một nhóm người (lao động) hoặc cả cộng đồng.

- GV nói thêm về sự bảo lưutính sáng tạo trong tác phẩm VH dân gian (tạo ra dị bản)

Ví dụ: “Râu tôm nấu với ruột bầu

Chồng chang vợ hú gật gù khen ngon”

Dị bản: “Râu tôm nấu với ruột bù

Chồng chang vợ húp gật gù khen ngon”

(người Nghệ Tĩnh gọi “bầu” là “bù”, lục bát hiệp vần nên câu sau là “gật gù”→ phù hợp với địa phương)

I. Đặc trưng cơ bản của văn học dân gian

1. Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng (tính truyền miệng)

- Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ tồn tại và lưu hành theo phương thức truyền miệng (qua nhiều thế hệ, nhiều địa phương), kể cả khi có chữ viết.

- Quá trình truyền miệng được thực hiện thông qua hình thức diễn xướng dân gian: kể, hát, diễn tác phẩm văn học dân gian.

2. Văn học dân gian là sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể (tính tập thể)

Quá trình sáng tác tập thể: một người khởi xướng (tác phẩm hình thành), tập thể tiếp nhận " những người khác lưu truyền, sáng tác lại làm cho tác phẩm biến đổi (phong phú, hoàn thiện hơn).

=> Tính truyền miệng, tính tập thể là những đặc trưng cơ bản chi phối quá trình sáng tác, lưu truyền và thể hiện sự gắn bó của văn học dân gian với đời sống cộng đồng.

Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu hệ thống thể loại của văn học dân gian Việt Nam

*Thao tác 1: GV yêu cầu học sinh làm việc theo 2 nhóm và sử dụng bảng phụ:

+ Lập sơ đồ hệ thống các thể loại văn học dân gian với các đặc điểm của chúng

+ Chọn ví dụ tiêu biểu cho từng thể loại

Nhóm 1: Thần thoại, sử thi, truyền thuyết, ruyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười

Nhóm 2: Tục ngữ, câu đố, ca dao – dân ca, vè, truyện thơ, các loại hình sân khấu

- HS: thảo luận nhóm và sử dụng bảng phụ

*Thao tác 2: GV yêu cầu HS trình bày kết hợp nhận xét, bổ sung

- HS: đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác lắng nghe và bổ sung

- GV đúc kết kiến thức

Thể loại

Đặc điểm cơ bản

Ví dụ

Thần thoại

tự sự dân gian – vị thần, giải thích tự nhiên

Sơn Tinh, Thủy Tinh

Sử thi

Tự sự dân gian – biến cố lớn của cộng đồng

Sử thi Đăm Săn

Truyền thuyết

Tự sự dân gian – nhân vật lịch sử

An Dương Vương

Cổ tích

Tự sự dân gian – số phận và ước mơ của nhân dân lao động

Tấm cám

Ngụ ngôn

Tự sự dân gian ngắn – hình tượng loài vật → bài học kinh nghiệm và triết lí nhân sinh

Thỏ và rùa

Truyện cười

Tự sự dân gian ngắn, kết cấu chặt chẽ, kể về sự việc xấu, trái tự nhiên → gây cười, phê phán cái xấu

Tam đại con gà

Tục ngữ

Câu nói ngắn gọn, hàm súc, có hình ảnh, nhịp, vần → đúc kết kinh nghiệm, thực tiễn

Ăn vóc học hay

Câu đố

Câu nói vần → giải trí, rèn luyện tư duy

Mẹ gai cóc, con trọc đầu

Ca dao

Thơ trữ tình dân gian + nhạc → thế giới nội tâm của con người

Thân em…

Tự sự dân gian bằng văn bản nói về sự việc, sự kiện có tính liên quan

Vè chàng Lía

Truyện thơ

Tự sự dân gian bằng thơ → số phận, khát vọng của con người

Tiễn dặn người yêu

Các loại

hình sân khấu: chèo, tuồng…

Sân khấu dân gian → ngợi ca tấm gương đạo đức và phê phán cái xấu

Quan âm Thị Kính

II. Hệ thống thể loại của văn học dân gian Việt Nam

1. Thần thoại

2. Sử thi dân gian

3. Truyền thuyết

4. Truyện cổ tích

5. Truyện ngụ ngôn

6. Truyện cười

7. Tục ngữ

8. Câu đố

9. Ca dao - dân ca

10. Vè

11. Truyện thơ

12. Các loại hình sân khấu

Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu những giá trị cơ bản của văn học dân gian.

- GV: Hãy chứng minh rằng văn học dân gian là kho trí thức vô cùng phong phú về đời sống các dân tộc?

- HS: chứng minh

- GV nhận xét, phân tích một số tác phẩm văn học dân gian để minh họa.

VD:

-Thần trụ trời: giải thích về nguồn gốc của vũ trụ

-Lúa chiêm lấp ló đầu bờ. Hễ nghe tiếng trống phất cờ mà lên: kinh nghiệm sản xuất;

- Chim khôn hót tiếng rảnh rang. Người khôn ăn nói dịu dàng dễ nghe: kinh nghiệm đối nhân xử thế của con người,…

-GV: Hãy chứng minh rằng văn học dân gian có giá trị giáo dục sâu sắc về đạo lí làm người?

-HS: chứng minh

- GVnhận xét, phân tích một số tác phẩm minh họa như:

+ Nhiễu điều phù lấy giá gương

+ Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ

- GV: Hãy chứng minh rằng văn hóa dân gian có giá trị thẩm mĩ to lớn góp phần quan trọng tạo nên bản sắc riêng cho nền văn học dân tộc ?

- HS: chứng minh

- GV bổ sung: Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Bác Hồ,… kế thừa di sản văn hóa dân gian

III. Những giá trị cơ bản của văn học dân gian

1. Văn học dân gian là kho trí thức vô cùng phong phú về đời sống các dân tộc

- Văn học dân gian là kho tri thức phong phú và đa dạng (của 54 dân tộc anh em) thuộc đủ mọi lĩnh vực về tự nhiên, xã hội và con người.

- Là những kinh nghiệm lâu đời được đúc kết từ thực tiễn, được trình bày bằng ngôn ngữ nghệ thuật → dễ phổ biến, có sức sống lâu bền.

- Thể hiện trình độ và quan điểm nhận thức của nhân dân (khác với nhận thức của giai cấp thống trị cùng thời)

2. Văn học dân gian có giá trị giáo dục sâu sắc về đạo lí làm người

- Tinh thần nhân đạo và lạc quan: lòng yêu thương đối với đồng loại, tinh thần đấu tranh để bảo vệ và giải phóng con người khỏi những bất công, niềm tin vào chiến thắng của chính nghĩa, của cái thiện.

- Góp phần hình thành những phẩm chất tốt đẹp: yêu quê hương đất nước, tinh thần bất khuất,, đức kiên trung và vị tha, tính cần kiệm, óc thực tiễn,…

3. Văn học dân gian có giá trị thẩm mĩ to lớn góp phần quan trọng tạo nên bản sắc riêng cho nền văn học dân tộc

- Nhiều tác phẩm trở thành mẫu mực về nghệ thuật, làm say đắm lòng người bao đời nay.

- Khi văn học viết phát triển thì văn hóa dân gian vẫn là nguồn nuôi dưỡng, là cơ sở của văn học viết làm cho văn học Việt Nam phong phú, đa dạng và đậm đà bản sắc dân tộc.

Hoạt động 4: Ghi nhớ (SGK/19)

- GV cho học sinh đọc phần Ghi nhớ

- HS: Đọc phần ghi nhớ

Hoạt động 5: Củng cố, kiểm tra, đánh giá

- GV: Hãy phát biểu cảm nhận của bản thân về một tác phẩm dân gian mà mình yêu thích?

- HS: phát biểu cảm nhận

IV. Ghi nhớ: SGK/19



V. Luyện tập

Hãy phát biểu cảm nhận của bản thân về một tác phẩm dân gian mà mình yêu thích?

3. Hướng dẫn HS học bài ở nhà (2 phút)

  • Dặn dò:
    • Hoàn thành bài tập về nhà
    • Học bài
  • Chuẩn bị bài mới: “Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ” (tiếp theo)

RÚT KINH NGHIỆM

.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
........................................................................................................................

Tài liệu liên quan tới bài Khái quát văn học dân gian Việt Nam:

  • Soạn bài lớp 10: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
  • Soạn văn 10 bài: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ

Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!