Giáo án môn Ngữ văn lớp 10 bài 21
Giáo án môn Ngữ văn lớp 10 bài 21: Tấm Cám được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 10 này được soạn theo CV 5512 của Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
Giáo án môn Ngữ văn lớp 10 theo CV 5512
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này HS
- Nhận biết: + Nêu được các thông tin về tác phẩm
- Thông hiểu: Hiểu được ý nghĩa của những mâu thuẫn, xung đột và sự biến hóa của Tấm trong truyện Tấm Cám.
- Nắm được giá trị nghệ thuật của truyện.
- Vận dụng thấp: Hiểu được bài học mà văn bản muốn truyền tải.
- Vận dụng cao: Phân tích được hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng những sáng tạo về hình ảnh, ngôn ngữ độc đáo trong văn bản
2. Năng lực
- Năng lực chung:
+ Năng lực tự học, năng lực tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mỹ, năng lực thể chất, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tính toán, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông
- Năng lực riêng:
+ Năng lực tái hiện và vận dụng kiến thức,
+ Năng lực đọc – hiểu, giải mã văn bản,
+ Năng lực sáng tạo, năng lực tạo lập văn bản,
+ Năng lực vận dụng kiến thức văn học vào cuộc sống…
3. Phẩm chất
- Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Giáo viên: SGK + SGV + TLTK + GA
- Học sinh: Chuẩn bị bài theo câu hỏi hướng dẫn trong SGK.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a) Mục đích: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
b) Nội dung: GV chiếu hình ảnh, video về Truyện Kiều và dẫn dắt tình huống dẫn đến đoạn trích. Từ đó, giáo viên giới thiệu Vào bài.
c) Sản phẩm: HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
* GV: Đưa những bức tranh về truyện Tấm Cám
* HS: Xem tranh để nhận biết thể loại truyện dân gian
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
+ Xem tranh
+ Lắp ghép được tác phẩm với nội dung bức tranh đã xem
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.
GV nhận xét. Trên cơ sở câu trả lời của học sinh, giáo viên dẫn dắt vào bài học: Là người Việt Nam chắc hẳn trong thời ấu thơ của mình, ai cũng đã từng hơn một lần được nghe kể truyện cổ tích Tấm Cám. Như cây đa trăm tuổi trước sân đình, như dòng nước sông quê dịu mát và trong lành, như mái rơm mái rạ hiền hòa và ấm áp, truyện cổ tích Tấm Cám đã song hành cùng bao thế hệ người Việt để an ủi, nâng đỡ, khích lệ mỗi con người trước cuộc sống bấp bênh, nhiều rủi ro, bất công và oan trái. Bài học hôm nay, cô và các em cùng một lần nữa trở về miền cổ tích xưa để gặp lại cô Tấm, để hiểu hơn những đắng cay mà người con gái ấy đã đi qua trên con đường tìm đến hạnh phúc và gìn giữ hạnh phúc.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu chung về tác phẩm (10 phút)
a) Mục đích: Giúp học sinh hiểu rõ khái niệm và đặc điểm của truyện cổ tích, bố cục của truyện cổ tích Tấm Cám.
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS |
Sản phẩm dự kiến |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV chuyển giao nhiệm vụ: GV đặt câu hỏi: + Em hiểu thế nào là truyện cổ tích? Có mấy loại truyện cổ tích? Trình bày những đặc điểm của truyện cổ tích thần kì. + Truyện cổ tích Tấm Cám thuộc loại truyện cổ tích nào? Em hãy tóm tắt khái quát và nêu bố cục của truyện cổ tích này. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ * Hoạt động cá nhân: Mỗi cá nhân đọc SGK, suy nghĩ, trả lời câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận HS trả lời câu hỏi. GV quan sát, hỗ trợ, tư vấn Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV: nhận xét đánh giá kết quả của các cá nhân, chuẩn hóa kiến thức. |
I. Tìm hiểu chung 1. Khái niệm và đặc điểm truyện cổ tích - Truyện cổ tích là tác phẩm tự sự dân gian mà cốt truyện và hình tượng được hư cấu có chủ định, kể về số phận con người bình thường trong xã hội, thể hiện tinh thần nhân đạo và lạc quan của nhân dân lao động. - Có ba loại truyện cổ tích: + Truyện cổ tích về loài vật. + Truyện cổ tích thần kì. + Truyện cổ tích sinh hoạt. - Truyện cổ tích thần kì: + Là loại truyện cổ tích có nội dung phong phú và số lượng nhiều nhất. + Đặc trưng quan trọng của cổ tích thần kì là sự tham gia của các yếu tố thần kì vào tiến trình phát triển của câu chuyện. + Thể hiện ước mơ cháy bỏng của nhân dân lao động về hạnh phúc gia đình, về lẽ công bằng trong xã hội, về phẩm chất và năng lực tuyệt vời của con người.
2. Truyện cổ tích Tấm Cám - Thuộc loại truyện cổ tích thần kì. - Tóm tắt: - Bố cục: + Tấm ở nhà và đi dự hội => Thân phận và con đường tìm đến hạnh phúc của Tấm. + Tấm vào cung vua, gặp nạn, trở lại cuộc đời và gặp lại nhà vua => Cuộc đấu tranh giành lại hạnh phúc của cô gái mồ côi. |
Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản (55 phút)/ Tìm hiểu thân phận và con đường tìm đến hạnh phúc của Tấm
a) Mục đích: Giúp học sinh nắm được ý nghĩa của những mâu thuẫn, xung đột và sự biến hóa của Tấm.
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS |
Sản phẩm dự kiến |
||||||||||||||||||
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV chuyển giao nhiệm vụ: GV: Chia học sinh thành 4 nhóm. Nhóm 1: Tìm hiểu hoàn cảnh sống, thân phận của Tấm. Nhóm 2: Tìm hiểu những thủ đoạn của mẹ con Cám và cách ứng xử của Tấm trước khi vào cung. Nhóm 3: Nhận xét về những thủ đoạn của mẹ con Cám và cách ứng xử của Tấm. Nhóm 4: Nêu ý nghĩa của yếu tố thần kì trên con đường tìm đến hạnh phúc của Tấm. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ * Hoạt động cá nhân: Mỗi cá nhân đọc SGK, suy nghĩ, trả lời câu hỏi về: + Vị trí đoạn trích, tình huống dẫn đến đoạn trích, nội dung và bố cục đoạn trích? + Nhận xét khái quát về nội dung và nghệ thuật đoạn trích? - Hoạt động nhóm: Nhóm thảo luận, thống nhất ý kiến và ghi vào bảng phụ. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận HS trả lời câu hỏi. Gv quan sát, hỗ trợ, tư vấn Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV: nhận xét đánh giá kết quả của các cá nhân, chuẩn hóa kiến thức. |
II. Đọc hiểu văn bản 1. Thân phận và con đường tìm đến hạnh phúc của Tấm a. Hoàn cảnh, thân phận - Cuộc sống nghèo khó. - Mồ côi mẹ từ nhỏ. - Sau mấy năm cha cũng mất => Tấm ở với dì ghẻ là mẹ của Cám. => Hoàn cảnh đáng thương, côi cút, cô đơn. b. Mâu thuẫn, xung đột giữa Tấm và mẹ con Cám.
=> Tấm là nhân vật đại diện cho cái thiện, mẹ con Cám là nhân vật đại diện cho cái ác. Mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ con Cám không chỉ là mâu thuẫn, xung đột giữa dì ghẻ và con chồng trong gia đình mà còn là mâu thuẫn, xung đột giữa cái thiện và cái ác. c. Con đường tìm đến hạnh phúc - Tấm: thụ động, chỉ biết khóc khi gặp khó khăn, cản trở. - Nhờ sự giúp đỡ của Bụt, Tấm bắt đầu tìm đến hạnh phúc, được trở thành hoàng hậu => Biểu hiện của triết lí “ở hiền gặp lành”, thể hiện khát vọng và mơ ước hạnh phúc và tinh thần lạc quan, yêu đời của người bình dân xưa. => Tấm nhờ chăm chỉ, lương thiện mà được Bụt giúp đỡ, từ cô gái mồ côi nghèo trở thành hoàng hậu. Con đường tìm đến hạnh phúc của Tấm dù có nhiều khó khăn, trắc trở nhưng cuối cùng, Tấm đã tìm được hạnh phúc cho bản thân mình. Đó cũng là con đường đến với hạnh phúc của các nhân vật lương thiện trong truyện cổ tích Việt Nam nói chung, truyện cổ tích thế giới nói riêng. d. Vai trò của yếu tố thần kì - Yếu tố thần kì => sự trợ giúp của Bụt: + Luôn xuất hiện đúng lúc. + An ủi, nâng đỡ mỗi khi Tấm gặp khó khăn hay đau khổ. - Vai trò: + Thúc đẩy sự phát triển của cốt truyện. + Thể hiện khát vọng thay đổi cuộc đời, thay đổi số phận cho những con người bé nhỏ, bất hạnh trong xã hội. + Biểu hiện cho triết lí ở hiền gặp lành. |
Hoạt động 3: Tìm hiểu cuộc đấu tranh giành lại hạnh phúc của Tấm (25 phút)
a) Mục đích: Giúp học sinh nắm được ý nghĩa của những mâu thuẫn, xung đột và sự biến hóa của Tấm.
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS |
Sản phẩm dự kiến |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV chuyển giao nhiệm vụ: GV: Chia học sinh thành 4 nhóm. Nhóm 1: Tìm hiểu quá trình hóa thân của Tấm. Nhóm 2: Tìm hiểu ý nghĩa của những sự vật mà Tấm đã hóa thân. Nhóm 3: Nhận xét về thái độ của Tấm trong quá trình đấu tranh giành lại hạnh phúc. Nhóm 4: Tìm hiểu ý nghĩa phần kết thúc truyện. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh suy nghĩ, ghi câu trả lời vào giấy nháp. - Giáo viên quan sát, hỗ trợ học sinh Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận HS trả lời câu hỏi. Gv quan sát, hỗ trợ, tư vấn Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV: nhận xét đánh giá kết quả của các cá nhân, chuẩn hóa kiến thức. |
2. Cuộc đấu tranh giành lại hạnh phúc của Tấm - Sau khi đã vào cung, dù đã trở thành hoàng hậu nhưng Tấm vẫn không quên ngày giỗ cha => Người con gái hiếu thảo. - Quá trình hóa thân: + Tấm trèo lên cây cau => bị dì ghẻ giết hại => hóa thành chim vàng anh. + Chim vàng anh bay vào cung, báo hiệu sự có mặt của mình bằng lời cảnh cáo đanh thép: “Giặt áo chồng tao/ thì giặt cho sạch/ phơi áo chồng tao/ phơi lao phơi sào/ chớ phơi bờ rào/ rách áo chồng tao” => hai mẹ con Cám bắt chim vàng anh, ăn thịt. + Tấm tiếp tục hóa thân vào cây xoan đào => tuyên chiến trực tiếp với hai mẹ con Cám: “Kẽo cà kẽo kẹt/ lấy tranh chồng chị/ chị khoét mắt ra” => Hai mẹ con Cám đốt khung cửi. + Từ đống tro tàn, Tấm tiếp tục hóa thân vào quả thị => trở lại với cuộc đời. - Ý nghĩa của quá trình hóa thân: + Khẳng định sự bất diệt của cái thiện. Cái thiện không chịu chết một cách oan ức trong im lặng, không chịu khuất phục trước cái ác. + Sự hóa thân của Tấm cũng thể hiện tính chất gay gắt, quyết liệt của cuộc chiến đấu giữa cái thiện và cái ác. Trong cuộc chiến đấu ấy, chiến thắng sẽ luôn thuộc về cái thiện. - Những sự vật mà Tấm hóa thân đều là những sự vật bình dị, thân thương, gắn bó với người dân lao động. Đó cũng là những hình ảnh đẹp đẽ của làng quê Việt Nam xưa. - Nếu như lúc đầu, trong quá trình tìm đến hạnh phúc, Tấm có phần thụ động, thì đến đây, Tấm đã mạnh mẽ đứng dậy, chủ động, quyết liệt giành lại hạnh phúc cho mình. - Sau bao lần hóa thân chống lại kẻ thù, Tấm trở về với cuộc đời, trong vai một người con gái khéo léo, đảm đang, nhân hậu. - Nhờ miếng trầu têm cánh phượng, nhà vua đã nhận ra Tấm và đón Tấm về cung. - Ý nghĩa của miếng trầu: + Là biểu tượng của hạnh phúc, của tình yêu. + Thể hiện rõ bản sắc văn hóa dân tộc. - Kết thúc truyện: mẹ con Cám bị tiêu diệt, cái ác phải đền tội, Tấm được hưởng cuộc sống hạnh phúc => Thể hiện rõ triết lí ở hiền gặp lành, ác giả ác báo. |
Hoạt động 4: Tổng kết
a) Mục đích: Nội dung, đặc sắc nghệ thuật
b) Nội dung: HS đọc SGK và hoàn thành nhiệm vụ GV giao
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS |
Sản phẩm dự kiến |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV: Em hãy khái quát những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của truyện cổ tích Tấm Cám. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh suy nghĩ, ghi câu trả lời vào giấy nháp. - Giáo viên quan sát, hỗ trợ học sinh. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận HS trả lời câu hỏi. Gv quan sát, hỗ trợ, tư vấn Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV: nhận xét đánh giá kết quả của các cá nhân, chuẩn hóa kiến thức |
III. Tổng kết 1.Giá trị nội dung: - Mâu thuẫn và xung đột trong truyện Tấm Cám phản ánh mâu thuẫn và xung đột trong gia đình phụ quyền thời cổ (dì ghẻ- con chồng), đặc biệt là mâu thuẫn giữa cái thiện và cái ác. - Ý nghĩa xã hội của mâu thuẫn: Chiến thắng của cái thiện trước cái ác, cái ác trước sau cũng phải trả giá đích đáng, “ác giả ác báo”, cái thiện sẽ được tôn vinh, “ở hiền gặp lành”. 2. Giá trị nghệ thuật: - Xây dựng những mâu thuẫn, xung đột ngày càng tăng tiến. - Xây dựng nhân vật theo hai tuyến đối lập cùng tồn tại và song song phát triển. Ở đó, bản chất của từng tuyến nhân vật được nhấn mạnh, tô đậm. - Có nhiều yếu tố thần kì song vai trò của yếu tố thần kì cũng khác nhau trong từng giai đoạn. - Kết cấu quen thuộc của truyện cổ tích: người nghèo khổ, bất hạnh trải qua nhiều hoạn nạn cuối cùng được hưởng hạnh phúc
|
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a) Mục đích: Luyện tập củng cố nội dung bài học:
b) Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi
Đánh giá việc Tấm trả thù mẹ con Cám, có hai luồng ý kiến:
+ Đồng tình với cách trả thù của Tấm, cho như thế là hợp lí, đích đáng.
+ Không đồng tình, cho rằng cách trả thù như thế trái với bản chất hiền hậu của Tấm, làm giảm vẻ đẹp của nhân vật khiến Tấm trở nên hẹp hòi, tàn nhẫn.
Nêu ý kiến của em?
c) Sản phẩm: HS hoàn thành các bài tập
Việc trả thù quyết liệt của Tấm:
+ Phù hợp với quá trình chuyển biến tính cách nhân vật: từ yếu đuối, thụ động chấp nhận đã trở nên mạnh mẽ, quyết liệt hơn, kiên cường đấu tranh đến cùng cho hạnh phúc của mình.
+ Thể hiện quan niệm về thiện - ác, ước mơ công lí, tinh thần lạc quan, tin tưởng vào lẽ tất thắng của chính nghĩa, của cái thiện đối với cái ác, cái xấu.
d) Tổ chức thực hiện:
Giáo án môn Ngữ văn lớp 10
A-MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
- Những mâu thuẫn, xung đột giữa dì ghẻ và con chồng trong gia đình phụ quyền thời cổ, giữa thiện và ác trong xã hội. Sức sống mãnh liệt của con người và niềm tin của nhân dân.
- Kết cấu của truyện cổ tích: người nghèo khổ, bất hạnh trải qua nhiều hoạn nạn cuối cùng được hưởng hạnh phúc. Sử dụng hợp lí, sáng tạo các yếu tố thần kì.
2. Kĩ năng: Biết cách đọc-hiểu một truyện cổ tích thần kì, nhận biết truyện cổ tích thần kì qua đặc trưng thể loại.
3. Tư duy, thái độ, phẩm chất: Có được tình yêu đối với người lao động, củng cố niềm tin vào sự chiến thắng của cái thiện, của chính nghĩa trong cuộc sống. Biết yêu lẽ phải, công bằng, biết đấu tranh để bảo vệ cái thiện, chính nghĩa, biết lên án diệt trừ cái ác, cái xấu.
4. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực thẩm mỹ, năng lực tư duy; năng lực sử dụng ngôn ngữ.
B-CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
GV: SGK, SGV Ngữ văn 10, Tài liệu tham khảo, Thiết kế bài giảng
HS: SGK, vở soạn, tài liệu tham khảo
C- PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
Gv kết hợp phương pháp đọc sáng tạo, đối thoại, trao đổi, nêu vấn đề, thảo luận, tích hợp.
D- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra phần chuẩn bị bài của học sinh
3. Bài mới:
Hoạt động 1. Khởi động
Cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, mâu thuẫn giữa người xấu xa tàn độc với người hiền lành vốn là cuộc đấu tranh thường xuyên xảy ra tạo nên cốt truyện chung của thể loại truyện cổ tích, và ở đó hạnh phúc và chiến thắng luôn ở những con người bất hạnh và hiền lành. Để thấy được điều đó tiết học hôm nay, chúng ta đi vào tìm hiểu truyện cổ tích “Tấm Cám”.
Hoạt động của GV và HS |
Nội dung cần đạt |
|||||||||||||||||||
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới GV hướng dẫn hs tìm hiểu phần tiểu dẫn. Tìm hiểu thể loại truyện cổ tích ? GV: Nêu khái niệm, phân loại, đặc trưng, nội dung của truyện cổ tích? HS nhóm 1: HS: trả lời. GV: Truyện cổ tích Tấm Cám được phổ biến ở nhiều dân tộc trên thế giới. Theo thống kê của nữ sĩ người Anh trên thế giới có 564 kiểu truyện Tấm Cám. Ở Việt Nam có 30 kiểu truyện Tấm Cám + GV: HD HS tiếp cận cận văn bản bằng cách kể chuyện và diễn xuất (đóng vai) Chú ý: giọng kể chuyện chậm rãi, biểu cảm, phù hợp tính cách các nhân vật. HS nhóm 2: GV: Truyện cổ tích Tấm Cám có thể chia mấy phần? Tóm tắt nội dung mỗi phần? Chủ đề của truyện là gì: HS: trả lời GV hướng dẫn hs tìm hiểu văn bản ? GV: Truyện gồm có những nhân vật nào? Giữa các nhân vật có mâu thuẫn – xung đột gì? HS: trả lời. GV: Mâu thuẫn, xung đột giữa Tấm với Cám và mụ gì ghẻ -có thể phân thành mấy chặng? HS: trả lời. GV: Tóm tắt các sự việc chính trong từng chặng? HS: trả lời. GV: Ở chặng 1, em thấy nhân vật Tấm được giới thiệu với thân phận và phẩm chất ntn? HS: trả lời. ? Phản ứng của Tấm trước những âm mưu, việc làm độc ác của mẹ con Cám? HS: trả lời. ? GV: Bản chất của mẹ con Cám? HS: trả lời Hoạt động 3. Hoạt động thực hành Lập bảng tóm tắt các sự việc (SV) và chi tiết thể hiện diễn biến của mâu thuẫn - xung đột giữa Tấm và mẹ con Cám. Hoạt động 4. Hoạt động ứng dụng - GV nêu vấn đề, yêu cầu các nhóm thảo luận và trình bày: Hãy viết 1 đoạn văn với chủ đề: Những con người bất hạnh quanh ta. - Yêu cầu: Trình bày bằng kĩ thuật sơ đồ tư duy (SĐTD) hoặc khăn trải bàn. |
I. Tìm hiểu chung: 1. Thể loại - Khái niệm: SGK/18 - Phân loại: + Truyện cổ tích thần kì + Truyện cổ tích sinh hoạt + Truyện cổ tích loài vật. - Đặc trưng truyện cổ tích thần kỳ: + Có sự tham gia của các yếu tố thần kì. + Đối tượng: Con người nhỏ bé trong xã hội. + Kết cấu phổ biến: Nhân vật chính trải qua hoạn nạn cuối cùng được hưởng hạnh phúc thỏa nguyện mơ ước. - Nội dung: Thể hiện mâu thuẫn, xung đột trong gia đình, ngoài xã hội; cuộc đấu tranh giữa thiện – ác, tốt – xấu; đề cao cái thiện phê phán cái ác; thể hiện mơ ước thiện chiến thắng ác, xã hội công bằng hạnh phúc. Kết thúc: có hậu. 2. Văn bản - Thể loại: Truyện cổ tích thần kì. → Được phổ biến ở nhiều dân tộc khác nhau trên thế giới. - Tóm tắt văn bản: - Bố cục + P1: Cuộc đời và số phận bất hạnh của Tấm, nhưng Tấm luôn được giúp đỡ. + P2: Hạnh phúc đến với Tấm. + P3: Cuộc đấu tranh không khoan nhượng qua những kiếp hồi sinh của Tấm để giành lại hạnh phúc. - Chủ đề: phản ánh số phận của cô gái mồ côi bất hạnh với ước mơ chiến thắng cái ác để giành và giữ hạnh phúc. II. Đọc – hiểu văn bản 1. Nhân vật và mâu thuẫn - xung đột chủ yếu - Trong quan hệ gia đình: mâu thuẫn gia đình Tấm >< Cám (hai chị em cùng cha khác mẹ) ->Mâu thuẫn Tấm - Cám là chủ yếu, xuyên suốt toàn truyện, liên tục và ngày càng căng thẳng, quyết liệt. Tấm >< Dì ghẻ (Con chồng và dì ghẻ) -> Mâu thuẫn dì ghẻ - con chồng chỉ đóng vai trò bổ sung, phụ trợ. - Trong quan hệ xã hội:
-> Mâu thuẫn vì quyền lợi xã hội. 2. Diễn biến của mâu thuẫn- xung đột giữa Tấm và mẹ con Cám Chặng 1: Từ thân phận khổ đau trở thành hoàng hậu. - Thân phận: + Mồ côi, ở với dì ghẻ cay nghiệt. + Bị bóc lột sức lao động, cướp công vật chất + Bị đày đọa về tinh thần. à Thân phận bất hạnh, đáng thương, bị cướp đoạt từ công sức lao động đến những khát khao nhỏ bé. - Phản ứng của Tấm trước những âm mưu, việc làm độc ác của mẹ con Cám: khóc. à Đó là phản ứng tự nhiên của một con người yếu đuối, thụ động vì bất lực trước những trớ trêu của phận mình. - Bản chất của mẹ con Cám: độc ác, nhẫn tâm hành hạ Tấm. Lập bảng tóm tắt các sự việc và chi tiết thể hiện diễn biến của mâu thuẫn- xung đột giữa Tấm và mẹ con Cám theo mẫu.
Yêu cầu sản phẩm: - Trình bày bằng kĩ thuật Sơ đồ tư duy (SĐTD), trên khổ giấy A0 (hoặc bảng) - Phương tiện: Giấy A0, bút dạ, bút – sáp màu hoặc phấn-bảng. - Hình thức: Sáng tạo, sinh động, rõ ràng, không trình bày nhiều chữ. - Nội dung: hợp lí, thực tế, thuyết phục. |
-----------------------------
Trên đây chúng tôi đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Giáo án Ngữ văn 10 bài: Tấm Cám theo CV 5512. Để học tốt môn Ngữ văn lớp 10. Cùng chủ đề này, Tìm Đáp Án mời bạn đọc tham khảo Soạn bài lớp 10 và Trắc nghiệm Văn 10 mà Tìm Đáp Án đã sưu tầm, tổng hợp.
Ngoài ra, Tìm Đáp Án đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THPT miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 10. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.