Giáo án môn Ngữ văn lớp 10 bài 17
Giáo án môn Ngữ văn lớp 10 bài 17: Trả bài làm văn số 1 được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 10 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
Giáo án môn Ngữ văn lớp 10 theo CV 5512
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Hệ thống hóa những kiến thức và kĩ năng biểu lộ ý nghĩ và cảm xúc, về lập dàn ý, về diễn đạt…
2. Kĩ năng:
- Tự đánh giá những ưu - nhược điểm trong bài làm của mình đông thời có được những định hướng cần thiết để làm tốt hơn những bài viết sau.
3. Thái độ: Tự giác về viết lại bài
4. Phát triển năng lực học sinh:
- Năng lực sáng tạo: có thói quen lập dàn ý trước khi viết một bài văn tự sự nói riêng, các bài văn khác nói chung.
- Năng lực hợp tác: Thảo luận nhóm để thể hiện cảm nhận của cá nhân và lắng nghe ý kiến của bạn để tự điều chỉnh cá nhân mình.
II. Chuẩn bị:
GV: SGK, SGV Ngữ văn 10, Tài liệu tham khảo, Thiết kế bài giảng
HS: SGK, vở soạn, tài liệu tham khảo
III. Tổ chức dạy và học:
Bước 1: Ổn định tổ chức lớp
Bước 2: Kiểm tra bài cũ
Bước 3: Tổ chức dạy và học bài mới
Hoạt động của GV và HS |
Nội dung bài học |
Hoạt động 1: Khởi động GV: Chiếu một vài hình ảnh về học sinh trong những ngày đầu tiên khi bước vào trường và hình ảnh ngày khai trường. - Từ đó GV giới thiệu vào bài mới: Ở tiết trước, các em đã được viết một bài văn nêu cảm nghĩ của mình. Trong tiết học hôm nay, các em sẽ được nhìn nhận lại những điểm mạnh và điểm yếu trong bài viết của mình.
|
Nhận thức được nhiệm vụ cần giải quyết của bài học. - Tập trung cao và hợp tác tốt để giải quyết nhiệm vụ. - Có thái độ tích cực, hứng thú.
|
Hoạt động 2: Luyện tập Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận biết và sửa chữa lỗi trong bài làm văn. - Mục tiêu: Học sinh biết cách nhận biết và sửa chữa lỗi trong bài làm của mình. - Kĩ thuật dạy học: Công não, thông tin - phản hồi - Hình thức tổ chức: hoạt động cá nhân - Các bước thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - Giáo viên chép đề lên bảng, yêu cầu học sinh phân tích đề và lập dàn ý , từ đó, giúp học sinh nhận biết được những ưu, khuyết điểm trong bài làm của mình. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ HS: phân tích đề, lập dàn ý, đối chiếu với bài làm của mình để nhận ra ưu, khuyết điểm và tự sửa chữa. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS nêu lên những ưu điểm, khuyết điểm trong bài làm của mình. Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV: nhận xét bài làm của học sinh, giúp học sinh chữa lỗi.
|
I. Sửa chữa bài làm: 1. Yêu cầu. - Bài viết phải nêu được những cảm xúc chân thực của bản thân về những ngày đầu bước chân đến trường - Những cảm xúc suy nghĩ phải cụ thể, có dấu ấn của cá nhân. - Các ý phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lý; phân tích triển khai các ý để bài viết không đơn điệu, khô khan. - Lời văn phải đạt yêu cầu về ngữ pháp, tránh lặp từ. 2. Lập dàn ý: - Giới thiệu và nêu cảm nghĩ chung khi được trở thành học sinh trung học phổ thông. - Cảm nghĩ khi mới đặt chân đến trường (thầy cô, bạn bè, lớp học, khung cảnh trường) - Cảm nghĩ về buổi chào cờ đầu tiên, buổi lao động, sinh hoạt tập thể. - Cảm nghĩ về những buổi học đầu tiên. - Những suy nghĩ ước mơ tương lai, niềm tin vào bản thân và ngôi trường… + Cảm xúc đọng lại từ ngôi trường mới. + Ý thức trách nhiệm học tập, rèn luyện đạo đức của bản thân trong ba năm học.
|
Hoạt động 3: Vận dụng Giáo viên rút kinh nghiệm về cách làm bài văn nêu cảm nghĩ Mục tiêu: Giúp học sinh rút kinh nghiệm, có kĩ năng làm bài tốt hơn. - Phương tiện: bảng phụ, máy chiếu - Kĩ thuật dạy học: Công não, thông tin - phản hồi - Hình thức tổ chức: học sinh hoạt động độc lập. - Các bước thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV đặt vấn đề để học sinh tự nhận thức được những ưu, khuyết điểm, đưa ra những kinh nghiệm làm bài văn nêu cảm nghĩ Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ HS: Tự rút ra những kinh nghiệm mình có được qua phần sửa chữa, nhận xét của giáo viên. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận HS trình bày những kinh nghiệm để rèn kĩ năng làm bài văn nêu cảm nghĩ Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ Gv: Nhận xét. Chốt kiến thức |
II. Nhận xét về ưu khuyết điểm. 1. Ưu điểm: - Một số bài viết bộc lộ được những cảm xúc rất chân thành, biết dẫn dắt phân tích vấn đề. - Nhiều bài trình bày cẩn thận, chữ viết sạch đẹp. 2. Khuyết điểm: - Một số bài viết rất chung chung, không có dấu ấn cá nhân. - Nhiều bài trình bày cẩu thả, chữ viết không cẩn thận, sai nhiều lỗi viết câu dùng từ. 3. Đọc bài làm tốt. 4. Trả bài: - Tiếp thu ý kiến của HS. - Chỉnh sửa (nếu có) |
Hoạt động 4: Mở rộng B1: GV giao nhiệm vụ cho HS (thực hiện ở nhà) Sưu tầm những bài viết phát biểu cảm nghĩ về những ngày đầu đến trường của học sinh để làm tư liệu học tập B2: HS làm bài tập ở nhà B3: HS nộp sản phẩm trong tiết học sau. |
- Nhận thức được nhiệm vụ cần giải quyết của bài học. - Tập trung cao và hợp tác tốt để giải quyết nhiệm vụ. - Có thái độ tích cực, hứng thú. |
Giáo án môn Ngữ văn lớp 10
A- MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức: Hệ thống hóa những kiến thức và kĩ năng biểu lộ ý nghĩ và cảm xúc, về lập dàn ý, về diễn đạt…
2. Kĩ năng: Tự đánh giá những ưu - nhược điểm trong bài làm của mình đông thời có được những định hướng cần thiết để làm tốt hơn những bài viết sau.
3. Tư duy, thái độ, phẩm chất:Tự giác về sửa chữa lại bài. Ý thức nỗ lực vươn lên trong học tập. Chăm chỉ, tự giác.
4. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực thẩm mỹ, năng lực tư duy; năng lực sử dụng ngôn ngữ.
B-CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
GV: SGK, SGV Ngữ văn 10, Tài liệu tham khảo, Thiết kế bài giảng
HS: SGK, vở soạn, tài liệu tham khảo
C- PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
Gv kết hợp phương pháp đối thoại, trao đổi, nêu vấn đề, thảo luận, hướng dẫn HS xây dựng dàn ý chuẩn xác, sửa lỗi trong bài viết cho HS.
D- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Ổn định tổ chức lớp:
Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra trong quá trình trả bài.
Bài mới
Hoạt động 1. Khởi động
Các em đã viết bài làm văn số 1 ở nhà. Hôm nay là tiết trả bài. Để các em biết được kết quả của bài viết số 1, nhận ra ưu, khuyết điểm trong bài làm của mình, từ đó phát huy và rút kinh nghiệm cho những bài viết sau, chúng ta đi vào bài học hôm nay: Trả bài làm văn số 1.
Hoạt động của GV và HS |
Nội dung cần đạt |
||||||||||||||||||||
Hoạt động 2. Hoạt động thực hành ? GV yêu cầu hsinh nhắc lại đề. ? Xác định yêu cầu của đề? ? Lập dàn ý ? Dựa vào phần trên yêu cầu học sinh tự nhận xét ưu - nhược điểm bài viết của mình. GV nhận xét chung về ưu nhược điểm bài viết của HS. Tổ chức sửa chữa lỗi bài viết * GV nêu lên các lỗi mà HS thường gặp. * GV hướng dẫn HS trao đổi để nhận thức lỗi và hướng sửa chữa, khắc phục. * Ví dụ một số bài viết: - Hình thức bài viết chưa đẹp, chữ xấu: + 10A2: Dương, Huy, Chung, Tùng… + 10A3: Đạt, Quỳnh, Minh, Kiên, Huy… +10A8: Vịnh, Hoàng, Tùng, Tú… - Sai chính tả: Cảm súc, bước trân, tôi xẽ, cảnh vật gia sao, bồn trồn, lỗ lực học tập, vui xướng, khó quyên, nối sống… - Dùng từ sai: Ngôi trường lộng lẫy, thầy cô ghê gớm, tôi ra dáng là một nam nhân THPT thực sự, luật lệ của trường và luật lệ của lớp học, ngôi trường bao la rộng lớn… - Bài viết kể lể, không đúng kiểu bài văn biểu cảm + 10A2: Công, Nga, Ngọc Anh, Ngân… + 10A3: Hiếu, Tiến, Trường, Giang… +10A8: Cương, Đạt, Hà, Lan… - Hiểu sai: + 10A2: Phạm Quân (Hai chữ Đồng Đậu nghe thật êm tai, nó gợi cho ta cái cảm giác kì lạ khó diễn tả gì đó. Đồng có nghĩa là cùng, đậu có nghĩa là đỗ. Như vậy đồng đậu có nghĩa là cùng đỗ. Ý nó muốn nói là cổng trường luôn đón chờ mỗi học sinh chúng ta…) - Diễn đạt mang tính chất như văn nói. Tôi làm sao có thể quên nó được cơ chứ… GV: Đọc những bài viết khá giỏi của học sinh -> tuyên dương + hsinh học tập. + 10A2: Vân Thanh + 10A3: Vân Anh + 10A8: Hải, Hương Hsinh xem bài, sửa chữa lỗi. GV tổng kết kết quả bài viết của học sinh. |
I. Đề bài và đáp án biểu điểm Giáo án tiết 10. Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ của anh (chị) về những ngày đầu tiên bước chân vào trường THPT. * Phân tích đề: 1. Kiểu bài: Phát biểu cảm nghĩ (văn biểu cảm) 2. Nội dung: - Giới thiệu được những cảm xúc về mái trường, thầy cô và bạn bè mới. - Cảm xúc về ngày khai giảng và những buổi học đầu tiên. 3. Phạm vi dẫn chứng, tư liệu: - Kiến thức văn học. - Kiến thức thực tế. 4. Các phương thức biểu đạt - Biểu cảm (phương thức chính). - Miêu tả. - Tự sự. - Nghị luận. * Lập dàn ý: 1. Mở bài: Giới thiệu được đề tài và gây được hứng thú cho người đọc. 2. Thân bài: - Niềm vui trong ngày tựu trường, khai giảng - Những giờ học đầu tiên và một kỉ niệm đáng nhớ đem lại bài học sâu sắc 3. Kết bài: Thâu tóm được tinh thần và nội dung cơ bản của bài làm đồng thời lưu lại những cảm xúc và suy nghĩ nơi người đọc. II. Nhận xét chung 1. Ưu điểm. Một số học sinh đã cố gắng làm bài Một số em bố cục bài viết rõ ràng, hành văn lưu loát, cảm xúc sâu sắc, chân thành, trình bày sạch đẹp. 2. Nhược điểm. Còn lúng túng trong triển khai, đáp ứng chưa tốt yêu cầu của đề: Cảm xúc còn mờ nhạt, hời hợt: - Bố cục chưa rõ ràng, hành văn còn vụng : - Viết sai chính tả. - Diễn đạt mang tính chất như văn nói. III. Chữa lỗi. 1.Lỗi hình thức Chữ xấu, đặc biệt ở học sinh nam, chữ nghiêng về bên trái. Viết tắt. Tên riêng không viết hoa (đồng đậu). Sai chính tả: ch-tr, s-x, l-n, ngh-ng, r-d-gi…. Lỗi viết câu sai ngữ pháp: không có chủ ngữ - Lỗi hành văn lủng củng, dùng lối văn nói (Tôi làm sao có thể quên nó được cơ chứ). - Bố cục bài viết chưa rõ ràng, hình thức trình bày chưa đẹp. Phần thân bài chỉ có 1 đoạn văn. - Thiếu ý, thiếu trọng tâm, ý không rõ, sắp xếp ý không hợp lí. - Sự kết hợp các phương thức biểu đạt chưa hài hòa, thiên về kể lể. 2. Lỗi nội dung - Bài viết chưa thể hiện rõ cảm xúc cá nhân, kể nhiều. - Bài sao chép trên mạng, giống nhau. - Nội dung sơ sài, không có điểm nhấn ấn tượng. IV. Bài viết tiêu biểu - Bài viết tốt (7-8 điểm): + 10A2: Chiến, Hà, Phương, Thanh… + 10A3: Đạt, Khải, Phượng, Tuyết, Vân Anh… + 10A8: Ngọc Ánh, Dung, Huyền, Phượng, Trâm… - Bài viết đạt yêu cầu (5-6 điểm): + 10A2: Ngọc Anh, Bảo, Nam, Tùng… + 10A3: Việt Anh, Cường, Quỳnh, Tiến… + 10A8: Bình, Hạnh, Liên, Tú, Hiếu…. - Bài viết yếu, kém (dưới 5): + 10A2: Chung + 10A8: Ngọc Anh, Vịnh V. Tổng kết kết quả
|
-----------------------------
Trên đây chúng tôi đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Giáo án Ngữ văn 10 bài: Trả bài làm văn số 1 theo CV 5512. Để học tốt môn Ngữ văn lớp 10. Cùng chủ đề này, Tìm Đáp Án mời bạn đọc tham khảo Soạn bài lớp 10 và Trắc nghiệm Văn 10 mà Tìm Đáp Án đã sưu tầm, tổng hợp.
Ngoài ra, Tìm Đáp Án đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THPT miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 10. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.