Giáo án Lịch sử 7 bài 26: Quang Trung xây dựng đất nước theo CV 5512

Admin
Admin 25 Tháng mười một, 2021

Giáo án Lịch sử 7 bài Quang Trung xây dựng đất nước được soạn theo chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng với hình thức trình bày 3 cột phù hợp với quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo giúp các thầy cô có thêm tài liệu tham khảo cho quá trình xây dựng bài học.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Giáo án Lịch sử lớp 7 theo CV 5512

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:  Thấy được việc làm của Quang Trung về chính trị, kinh tế, văn hóa đã góp phần tích cực ổn định trật tự xã hội, bảo vệ tổ quốc.

2. Kỹ năng:  Bồi dưỡng năng lực đánh giá nhân vật lịch sử.

3. Thái độ:  Biết ơn người anh hùng áo vải Quang Trung.

4. Định hướng phát triển năng lực

+ Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác, tự học, giải quyết vấn đề

+ Năng lực chuyên biệt: Thực hành bộ môn

II. PHƯƠNG PHÁP

Trực quan, phát vấn, thảo luận nhóm

III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

- Ảnh tượng đài Quang Trung.

-Tranh ảnh, câu chuyện về người anh hùng Quang Trung.

IV. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án word và Powerpoint.

- Tranh ảnh có liên quan.

- Phiếu học tập

2. Chuẩn bị của học sinh

- Đọc trước sách giáo khoa.

- Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh,

V. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:

1. Ổn định:

2. Bài cũ: Linh hoạt

3. Bài.mới:

3.1. TÌNH HUỐNG XUẤT PHÁT.

Mục tiêu: GV cho HS xem ảnh tượng đài Quang Trung trong SGK

- Qua hình ảnh trên kích thích cho học sinh tìm hiểu bài mới.

Phương thức:

GV cho học sinh xem ảnh và trả lời các câu hỏi dưới đây:

- Em hãy cho biết nội dung của hình ảnh trên

-Hình ảnh trên gợi cho em suy nghĩ gì về công cuộc xây dựng đất nước của Quang Trung

3. Dự kiến sản phẩm:

- Học sinh quan sát hình ảnh, trao đổi, thảo luận với nhau và trả lời:

- GV nhận xét và dẫn dắt vào bài mới: Quang Trung có chính sách gì để phục hồi, xây dựng văn hóa dân tộc và chính sách quốc phòng, ngoại giao đó là nội dung của bài học hôm nay cô và các em tìm hiểu.

3.2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:

HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

NỘI DUNG

* Mục tiêu: HS nắm được: chính sách phục hồi kinh tế, xây dựng văn hóa dân tộc của Quang Trung

* Phương thức: Hoạt động nhóm (12 phút).

*Tổ chức hoạt động

B1: GV chia làm 8 nhóm cho học sinh thực hiện yêu cầu

Nhóm 1, 2:

? Sau khi đánh thắng giặc ngoại xâm Quang Trung đã làm gì?

? Vì sao Quang Trung chăm lo phục hồi kinh tế: Vì đất nước phải trải qua chiến tranh, đồng ruộng bỏ hoang, xóm làng sơ xác, công thương nghiệp đình trệ

- Vì sao QT chú ý đến phát triển nông nghiệp? (vì nông nghiệp là bộ phận chính của ngành kinh tế)

Nhóm 3, 4: - Để phát triển nông nghiệp, Quang Trung có những biện pháp gì? Đạt kết quả ra sao?

 

- Nhận xét về chính sách nông nghiệp của Quang Trung?

 

Nhóm 5, 6 - Quang Trung đã làm gì để phát triển công thương nghiệp?

- Tại sao “mở cửa ải, thông thương chợ búa” thì công thương nghiệp phát triển?

? Em có nhận xét gì về công thương nghiệp?

Nhóm 7, 8: - Quang Trung đã thi hành những biện pháp gì phát triển văn hóa, giáo dục?

-Chiếu lập học nói lên hoài bão gì của Quang Trung (vì ông muốn xây dựng một nền văn hóa, giáo dục phát triển để đào tạo con người phục vụ cho đất nước)

Việc sử dụng chữ nôm có ý nghĩa như thế nào? (QT muốn tiến tới thay thế tài liệu học tập bằng tiếng mẹ đẻ, thoát ly hẳn sự lệ thuộc vào văn tự nước ngoài)

Thảo luận nhóm: -> Những việc làm của Quang Trung có tác dụng gì?

-B2: HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi.

- B3: HS: báo cáo, thảo luận

- B4: HS: nhận xét, đánh giá kết quả của bạn (theo kĩ thuật 3-2-1).

- GV bổ sung phần nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.

- Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh

Hoạt động 2

* Mục tiêu: HS nắm được: âm mưu của kẻ thù, chính sách quốc phòng ngoại giao của Quang Trung

* Phương thức: Hoạt động cá nhân (12 phút).

*Tổ chức hoạt động

B1: GV giao nhiệm vụ cho học sinh thực hiện yêu cầu

 

- Nhà nước thống nhất song vua Quang Trung gặp phải khó khăn gì?

 

 

- Trước âm mưu của kẻ thù, Quang Trung đã có những biện pháp gì về quốc phòng?

 

- Em hãy cho biết đường lối ngoại giao của QT?

- Em có nhận xét gì về chính sách quốc phòng ngoại giao của QT? (luôn đề phòng giặc ngoại xâm, nội phản, muốn cho nhân dân 2 nước qua lại giao lưu buôn bán nhưng kiên quyết bảo vệ từng tấc đất

-

? Để củng cố nền độc lập trong nước, QT đã làm gì?

- Kế hoạch đánh Gia Định của Quang Trung có thực hiện được không? Vì sao?

? Nhận xét về chính sách của QT trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa giáo dục, quốc phòng ngoại giao.

Tiến bộ, tích cực, phù hợp với xu thế thời đại

GV cho HS quan sát hình 60 SGK . Công lao của quang trung đối với đất nước như thế nào?

-B2: HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi.

- B3: HS: báo cáo, thảo luận

- B4: HS: nhận xét, đánh giá kết quả của bạn (theo kĩ thuật 3-2-1).

- GV bổ sung phần nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.

- Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh

1. Phục hồi kinh tế, xây dựng văn hóa, dân tộc.

+ Chính trị:

- Xây dựng chính quyền mới

- Đóng đô ở Phú Xuân

 

+ Kinh tế :

 

a/ Nông nghiệp:

 

 

 

+ Ban hành chiếu khuyến nông.

+ Giải quyết tình trạng ruộng đất bỏ hoang và nạn lưu vong .

Nông nghiệp được phục hồi và phát triển nhanh chóng.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b/ Công thương nghiệp.

+ Bãi bỏ hoặc giảm nhiều loại thuế

+ Mở cửa ải thông thương chợ búa.

 

 

 

Nghề thủ công và buôn bán được phục hồi dần

 

c/ Văn hóa, giáo dục.

+ Ban bố chiếu lập học.

+ Các huyện, xã được nhà nước khuyến khích mở trường học

+ Dùng chữ nôm làm chữ viết chính thức của nhà nước.

 

 

 

 

 

 

 

 

Kinh tế được phục hồi nhanh chóng

- Xã hội dần dần ổn định

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Chính sách quốc phòng, ngoại giao.

 

 

 

 

 

 

 

 

a/ Âm mưu của kẻ thù:

- Phía Bắc: Lê Duy Chỉ lén lút hoạt động ở biên giới.

- Phía Nam Nguyễn Ánh cầu viện Pháp chiếm lại gia định

 

b/ Quốc phòng:

+ Thi hành chế độ quân dịch.

+ Củng cố quân đội về mọi mặt

+ Chế tạo chiến thuyền lớn

c/ Ngoại giao:

+ Đối với nhà Thanh mềm dẻo nhưng kiên quyết bảo vệ từng tấc đất của Tổ Quốc.

 

 

 

 

+ Quyết định tiêu diệt Nguyễn Ánh lấy lại Gia Định

+ 16/9/1792 Quang Trung qua đời.

3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP:

Mục tiêu:

Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở nội dung bài học

Phương thức: GV đặt lại 1 số câu hỏi để học sinh nắm vững nội dung bài học.

- Tại sao “mở cửa ải, thông thương chợ búa” thì công thương nghiệp phát triển?

? Em có nhận xét gì về công thương nghiệp?

Dự kiến sản phẩm

GV chuẩn bị đáp án đúng. Nếu HS trả lời sai thì HS khác và GV nhận xét chuẩn hóa kiến thức.

3.4. VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG:

Mục tiêu:

- HS biết nhận xét, đánh giá, rút ra bài học kinh nghiệm

Phương thức:

Nêu câu hỏi sau khi đã hình thành kiến thức (củng cố mở rộng, liên hệ):

- Tóm tắt sự nghiệp, cuộc đời của Quang Trung. Nêu cảm nghĩ của em?

- Để tỏ lòng biết ơn các vị anh hùng đã đi trước nhân dân ta đã làm gì?

GV giao nhiệm vụ cho HS (học sinh có thể làm bài tập ở nhà):

+ Học bài cũ, nắm kiến thức của bài vừa học.

+ Chuẩn bị nội dung, tư liệu, tranh ảnh của bài học sau.

- GV đánh giá sản phẩm của HS: nhận xét, tuyên dương, khen gợi…

Dự kiến sản phẩm:

- Qua việc chuẩn bị bài mới, HS có được một số kiến thức nhất định về bài mới.

Giáo án Lịch sử lớp 7

A. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:

Thấy được những việc làm của Quang Trung về chính trị, kinh tế, văn hoá đã góp phần tích cực vào việc ổn định trật tự xã hội, bảo vệ Tổ quốc.

2. Tư tưởng: Biết ơn người anh hùng áo vải Quang Trung

3. Kĩ năng: Đánh giá nhân vật lịch sử.

B. Phương tiện dạy học:

  • Tranh: Tượng đài Quang Trung
  • 1 số tư liệu về Quang Trung

C. Hoạt động dạy và học:

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ

- Nêu nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn?

3. Bài mới

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS KIẾN THỨC

- Vì sao sau khi đánh đuổi ngoại xâm, lật đổ các chính quyền PK trong nước, Quang Trung lại chăm lo xây dựng kinh tế, văn hoá?

(Chiến tranh liên miên, đất nước bị tàn phá, đời sống của nhân dân đói khổ → cần xây dựng kinh tế để nhân dân no ấm, đất nước giàu mạnh.)

- Để phát triển nông nghiệp, Quang Trung đã có biện pháp gì, kết quả ra sao?

- Nhận xét về chính sách nông nghiệp của Q .Trung?

(Chăm lo quyền lợi nông dân, khuyến khích họ trở về quê làm ăn, chia ruộng công bằng)

- Quang Trung đã làm gì để phát triển Công- TN?

- Tại sao mở cửa ải, thông chợ búa thì C-TN lại phát triển?

1. Phục hồi kinh tế, xây dựng văn hoá dân tộc

a. Phục hồi kinh tế

* Nông nghiệp:

  • Ban hành chiếu khuyến nông
  • Giảm tô thuế

* Công- thương nghiệp:

  • Giảm thuế
  • Mở cửa ải, thông chợ búa → Lưu thông hàng hoá trong nước, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân.

----------------------------------------

Trên đây TimDapAnxin giới thiệu Giáo án Lịch sử 7 bài 26: Quang Trung xây dựng đất nước theo CV 5512 được soạn theo chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng và đảm bảo các yêu cầu của Bộ GD&ĐT đề ra giúp các thầy cô nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy, chuẩn bị tốt cho các bài dạy lớp 7 trên lớp.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 7, TimDapAnmời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 7 sau để chuẩn bị cho chương trình sách mới năm học tới


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!

Xem thêm