Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 3 Kết nối tri thức (cả năm)

Admin
Admin 28 Tháng sáu, 2022

Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 3 Kết nối tri thức theo CV 2345

Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 3 Kết nối tri thức (cả năm) là tài liệu được biên soạn theo Công văn 2345 dành cho các thầy cô tham khảo, lên kế hoạch giảng dạy cụ thể, chuẩn bị hiệu quả cho năm học mới với mẫu nội dung được biên soạn kỹ lưỡng cùng cách trình bày khoa học. Mời các thầy cô cùng tải về Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 3 Kết nối tri thức trọn bộ 35 tuần.

TUẦN 1

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

CHỦ ĐỀ: TỰ GIỚI THIỆU VỀ MÌNH

Sinh hoạt theo chủ đề: CHÂN DUNG EM

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Học sinh nhận ra được những đặc điểm đáng nhớ về hình dáng bên ngoài của mình.

- Tự tin về cơ thể của mình.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: bản thân tự tin về hình dáng của bản thân trước tập thể.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết xây dựng cho mình hình ảnh đẹp trước bạn bè (sạch sẽ, gọn gàng, mặc lịch sự,…).

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết chia sẻ với bạn về hiểu biết của mình về chăm sóc bản thân để có hình ảnh đẹp.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: tôn trọng bạn, yêu quý và cảm thông về hình ảnh cảu bạn..

- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ rèn luyện để xây dựnh hình ảnh bản thân trước tập thể.

- Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức với lớp, tôn trọng hình ảnh của bạn bè trong lớp.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Xây dựng kĩ năng quan sát để nhận ra đặc điểm khác biệt trong ngoại hình, trang phục của mọi người xung quanh.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi “Đây là ai” để khởi động bài học.

+ GV giới thiệu 3 bức tranh: nàng tiên cá, ông bụt, chú bé người gỗ. Yêu cầu HS quan sát để nhận ra nét riêng của mỗi nhân vật trong tranh: nụ cười, khuôn mặt, đối mắt, hàm răng, mái tóc, maug da, mũi,...

+ Lớp chia thành 3 nhóm và bốc thăm chọn nhân vật, thảo luận và miêu tả nhân vật của mình.

 

+ Mời đại diện các nhóm trình bày.

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS lắng nghe.

 

- HS chia nhóm và bốc thăm nhân vật, thảo luận để miêu tả nhân vật theo các gợi ý.

 

 

 

 

- Đại diện nhóm trình bày.

- HS lắng nghe.

2. Khám phá:

- Mục tiêu: Nhận ra được nét độc đáo của mình trên gương mặt và cảm thấy tự hào, thú vị về điều đó.

- Cách tiến hành:

* Hoạt động 1: Tạo hình gương mặt vui nhộn của em. (làm việc cá nhân)

- GV Yêu cầu học sinh soi gương và tìm ra nét riêng của mình.

 

 

- Chia sẻ những nét riêng của mình trước lớp.

- GV mời các HS khác nhận xét.

- GV nhận xét chung, tuyên dương.

- GV chốt ý và mời HS đọc lại.

Mỗi người đều có một nét riêng của mình. Ai cũng có nét đáng yêu, đáng nhớ,...

 

 

- Học sinh đọc yêu cầu bài và quan sát bản thân tong gương để tìm ra những nét riêng của mình.

- Một số HS chia sẻ trước lớp.

- HS nhận xét ý kiến của bạn.

- Lắng nghe rút kinh nghiệm.

- 1 HS nêu lại nội dung

3. Luyện tập:

- Mục tiêu:

+ Tạo và giới thiệu được với bạn nét riêng của mình qua sản phẩm tạo hình.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 2. Tạo hình gương mặt vui nhộn của em. (Làm việc nhóm 2)

- GV nêu yêu cầu học sinh thảo luận nhóm 2:

+ Tao hình gương mặt em bằng những nguyên liệu em có: lá cây, viên sỏi, cúc áo, sợi len,...

+ Chú ý nhấn mạnh nét đặc biệt của em trên gương mặt.

+ Giới thiệu với bạn nét riêng của em qua sản phẩm.

- GV mời các nhóm khác nhận xét.

- GV nhận xét chung, tuyên dương.

 

 

 

- Học sinh chia nhóm 2, đọc yêu cầu bài và tiến hành thảo luận.

- Đại diện các nhóm giới thiệu về nét riêng của nhóm qua sản phẩm.

 

 

- Các nhóm nhận xét.

- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV nêu yêu cầu và hướng dẫn học sinh về nhà cùng với người thân:

+ Soi gương và nhận xét em giống ai.

+ Xác định những nét riêng của mỗi người và nét chung của cả nhà.

- Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà.

 

- Học sinh tiếp nhận thông tin và yêu cầu để về nhà ứng dụng.

 

 

- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

TUẦN 1

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

CHỦ ĐỀ: TỰ GIỚI THIỆU VỀ MÌNH

Sinh hoạt cuối tuần: NÉT RIÊNG CỦA MỖI NGƯỜI

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Học sinh chia sẻ niềm vui khi cùng gia đình khám phá nét độc đáo, đáng nhớ của nhau và những nét chung nếu có.

- Học sinh khẳng định thêm việc nhận diện được các nét khác biệt của mình.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Bản thân tự tin chia sẻ nét độc đáo của mình cùng gia đình trước tập thể.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết tự hào về những nét khác biệt của mình.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết chia sẻ với bạn niềm vui khi cùng gia đình khám phá nét độc đáo, đáng nhớ của các thành viên trong gia đình.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: tôn trọng bạn, yêu quý và cảm thông về hình ảnh cảu bạn.

- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ rèn luyện để xây dựnh hình ảnh bản thân trước tập thể.

- Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức với lớp, tôn trọng hình ảnh của bạn bè trong lớp.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Xây dựng kĩ năng quan sát để nhận ra đặc điểm khác biệt trong ngoại hình, trang phục của mọi người xung quanh.

- Cách tiến hành:

- GV mở bài hát “Cái mũi” để khởi động bài học.

+ GV nêu câu hỏi: bài hát nói về bộ phận nào trên cơ thể?

+ Mời học sinh trình bày.

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới.

- HS lắng nghe.

- HS trtrả lời: bài hát nói về cái mũi.

 

- HS lắng nghe.

2. Sinh hoạt cuối tuần:

- Mục tiêu: Đánh giá kết quả hoạt động trong tuần, đề ra kế hoạch hoạt động tuần tới..

- Cách tiến hành:

* Hoạt động 1: Đánh giá kết quả cuối tuần. (Làm việc nhóm 2)

- GV yêu cầu lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) đánh giá kết quả hoạt động cuối tuần. Yêu cầu các nhóm thảo luận, nhận xét, bổ sung các nội dung trong tuần.

+ Kết quả sinh hoạt nền nếp.

+ Kết quả học tập.

+ Kết quả hoạt động các phong trào.

- GV mời các nhóm nhận xét, bổ sung.

 

- GV nhận xét chung, tuyên dương. (Có thể khen, thưởng,...tuỳ vào kết quả trong tuần)

* Hoạt động 2: Kế hoạch tuần tới. (Làm việc nhóm 4)

- GV yêu cầu lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) triển khai kế hoạch hoạt động tuần tới. Yêu cầu các nhóm thảo luận, nhận xét, bổ sung các nội dung trong kế hoạch.

+ Thực hiện nền nếp trong tuần.

+ Thi đua học tập tốt.

+ Thực hiện các hoạt động các phong trào.

- GV mời các nhóm nhận xét, bổ sung.

 

- GV nhận xét chung, thống nhất, và biểu quyết hành động.

 

 

- Lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) đánh giá kết quả hoạt động cuối tuần.

- HS thảo luận nhóm 2: nhận xét, bổ sung các nội dung trong tuần.

 

- Một số nhóm nhận xét, bổ sung.

- Lắng nghe rút kinh nghiệm.

- 1 HS nêu lại nội dung.

 

 

- Lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) triển khai kế hoạt động tuần tới.

- HS thảo luận nhóm 4: Xem xét các nội dung trong tuần tới, bổ sung nếu cần.

 

- Một số nhóm nhận xét, bổ sung.

- Cả lớp biểu quyết hành động bằng giơ tay.

3. Sinh hoạt chủ đề.

- Mục tiêu:

+ Học sinh chia sẻ thu hoạch của mình sau khi quan sát vẻ bề ngoài của các thành viên trong gia đình.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 3. Tạo hình gương mặt vui nhộn của em. (Làm việc nhóm 2)

- GV nêu yêu cầu học sinh thảo luận nhóm 2 và chia sẻ:

+ Chia sẻ cùng bạn về kết quả thu hoạch của mình sau khi quan sát vẻ bề ngoài của các thành viên trong gia đình sau bài học trước.

- GV mời các nhóm khác nhận xét.

- GV nhận xét chung, tuyên dương.

 

 

- Học sinh chia nhóm 2, đọc yêu cầu bài và tiến hành thảo luận.

- Các nhóm giới thiệu về kết quả thu hoạch của mình.

 

- Các nhóm nhận xét.

- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.

4. Thực hành.

- Mục tiêu:

+ Học sinh biết quan sát, nhấn mạnh nét riêng của bạn.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 4: Trò chơi “Tôi nhận ra bạn nhờ điều gì?”(Chơi theo nhóm)

- GV yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm 2 (cùng bàn), quan sát bạn mình để tìm ra những nét riêng.

- Tưởng tượng sau này bạn lớn lên, mình sẽ nhận ra bạn nhờ những nét riêng mà mình đã thấy.

 

- GV mời các nhóm nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét chung, tuyên dương khả năng quan sát tinh tế của các nhóm.

- Mời cả lớp cùng đọc bài thơ:

“Mỗi người đều có,

Nét đáng yêu riêng.

Gặp rồi là nhớ,

Xa rồi chẳng quên!”

 

 

- Học sinh chia nhóm 2, cùng quan sát lẫn nhau để tìm nét riêng của bạn.

- Các nhóm giới thiệu về nét riêng của mình khi quan sát bạn và nêu ý nghĩ của mình nếu sau này lớn lên, mình sẽ nhận ra bạn nhờ điều gì?

 

 

- Các nhóm nhận xét.

- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.

 

- Cả lớp cùng đọc bài thơ

5. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV nêu yêu cầu và hướng dẫn học sinh về nhà cùng với người thân:

+ Tạo hình gương mặt các thành viên trong gia đình.

+ Cả nhà có thể tạo hình gương mặt bằng hoa quả, rau củ, cơm, bánh mì, thức ăn,....

- Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà.

- Học sinh tiếp nhận thông tin và yêu cầu để về nhà ứng dụng với các thành viên trong gia đình.

 

 

- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

TUẦN 2

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

CHỦ ĐỀ: TỰ GIỚI THIỆU VỀ MÌNH

Sinh hoạt theo chủ đề: SỞ THÍCH CỦA EM

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Học sinh giới thiệu được những sở thích khả năng riêng.

- Giới thiệu những sở thích của em và sản phẩm được làm theo sở thích.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: bản thân tự tin về sở thích , khả năng riêng của bản thân trước tập thể.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo:Biết xây dựng cho mình hình ảnh đẹp trước bạn bè (sạch sẽ, gọn gàng, mặc lịch sự,…).

- Năng lực giao tiếp và hợp tác:Biết chia sẻ với bạn về hiểu biết của mình về chăm sóc bản thân để có hình ảnh đẹp.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: tôn trọng bạn, yêu quý và cảm thông về hình ảnh cảu bạn..

- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ rèn luyện để xây dựnh hình ảnh bản thân trước tập thể.

- Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức với lớp, tôn trọng hình ảnh của bạn bè trong lớp.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+Xây dựng kĩ năng quan sát để nhận ra đặc điểm khác biệt trong ngoại hình, trang phục của mọi người xung quanh.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi “Đoán xem tôi thích làm gì?” để khởi động bài học.

+ GV mời 3 HS lên trên bảng làm thử động tác cơ thể thể hiện một hoạt động mình thích làm. HS ở dưới giơ tay đoán. Ai đoán đúng được khen.

+ Lớp chia thành 1 nhóm lớn đứng thành vòng tròn và lần lượt làm động tác cơ thể, thể hiện việc mà mình thích làm, các bạn khác đoán.

 

 

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS lắng nghe.

 

-HS xếp thành nhóm lớn và làm theo yêu cầu

 

 

 

 

 

- HS trong nhóm trình bày.

- HS khác lắng nghe.

2. Khám phá:

-Mục tiêu: Khẳng định và giới thiệu được sở thích của bản thân

-Cách tiến hành:

* Hoạt động 1: Chia sẻ sở thích của em. (làm việc cá nhân)

- GV Yêu cầu HS suy nghĩ về các sở thích của mình và giới thiệu các sở thích riêng của mình bằng cách vẽ một bông hoa .Mỗi sở thích được thể hiện trên một cánh hoa.

 

- Chia sẻ những sở thích riêng của mình trước lớp.

- GV mời các HS khác nhận xét.

- GV nhận xét chung, tuyên dương.

- GV chốt ý và mời HS đọc lại.

Mỗi người đều thích làm một việc hoặc một số việc nào đó. Điều ấy tạo nên sở thích-sự khác biệt của mỗi con người.

 

 

- Học sinh đọc yêu cầu bài và suy nghĩ để tìm ra những sở thích riêng của mình.

- Một số HS chia sẻ trước lớp.

- HS nhận xét ý kiến của bạn.

- Lắng nghe rút kinh nghiệm.

- 1 HS nêu lại nội dung

3. Luyện tập:

- Mục tiêu:

+ Chia sẻ sâu hơn hoạt động, thể nghiệm cảm xúc tích cực sau khi giới thiệu được sowr thích của mình đối với các bạn qua sản phẩm tạo hình.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 2. Tạo hình sản phẩm những sở thích của em. (Làm việc nhóm 2)

- GV nêu yêu cầu học sinh thảo luận nhóm 2:

+ Tạo hình sở thích của mình bằng những nguyên liệu em có: lá cây, viên sỏi, cúc áo, sợi len,...

+ Chú ý nhấn mạnh những sở thích của em

+ Giới thiệu với bạn sở thích của em qua sản phẩm.

 

- GV mời các nhóm khác nhận xét.

- GV nhận xét chung, tuyên dương.

 

 

 

- Học sinh chia nhóm 2, đọc yêu cầu bài và tiến hành thảo luận.

- Đại diện các nhóm giới thiệu về sở thích riêng của nhóm qua sản phẩm.

 

- Các nhóm nhận xét.

- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV nêu yêu cầu và hướng dẫn học sinh về nhà cùng với người thân:

+ Chuẩn bị sản phẩm thể hiện sở thích riêng của mình và sở thích riêng của những người thân trong gia đình.

- Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà.

 

- Học sinh tiếp nhận thông tin và yêu cầu để về nhà ứng dụng.

 

 

 

- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

CHỦ ĐỀ: TỰ GIỚI THIỆU VỀ MÌNH

Sinh hoạt cuối tuần: TÀI NĂNG HỌC TRÒ

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Học sinh thể hiện được sở thích của mình rõ hơn thông qua các tiết mục biểu diễn hoặc các sản phẩm đã làm.

- HS chia sẻ về sản phẩm được làm theo sở thích.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Bản thân tự tin chia sẻ nét độc đáo của mình cùng gia đình trước tập thể.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết tự hào về những nét khác biệt của mình.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết chia sẻ với bạn niềm vui khi cùng gia đình khám phá nét độc đáo, đáng nhớ của các thành viên trong gia đình.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: tôn trọng bạn, yêu quý và cảm thông về sở thích của bạn.

- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ rèn luyện để xây dựnh hình ảnh bản thân trước tập thể.

- Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức với lớp, tôn trọng sở thích của bạn bè trong lớp.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Xây dựng kĩ năng quan sát để nhận ra đặc điểm khác biệt trong ngoại hình, trang phục của mọi người xung quanh.

- Cách tiến hành:

- GV mở bài hát “Hai bàn tay của em” để khởi động bài học.

+ GV nêu câu hỏi: Bạn nhỏ trong bài hát biết làm gì cho mẹ xem?

+ Mời học sinh trình bày.

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới.

- HS lắng nghe.

-HS trtrả lời: Bạn nhỏ biết múa cho mẹ xem

- HS lắng nghe.

2. Sinh hoạt cuối tuần:

- Mục tiêu:Đánh giá kết quả hoạt động trong tuần, đề ra kế hoạch hoạt động tuần tới..

- Cách tiến hành:

* Hoạt động 1: Đánh giá kết quả cuối tuần. (Làm việc nhóm 2)

- GV yêu cầu lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) đánh giá kết quả hoạt động cuối tuần. Yêu cầu các nhóm thảo luận, nhận xét, bổ sung các nội dung trong tuần.

+ Kết quả sinh hoạt nền nếp.

+ Kết quả học tập.

+ Kết quả hoạt động các phong trào.

- GV mời các nhóm nhận xét, bổ sung.

 

- GV nhận xét chung, tuyên dương. (Có thể khen, thưởng,...tuỳ vào kết quả trong tuần)

* Hoạt động 2: Kế hoạch tuần tới. (Làm việc nhóm 4)

- GV yêu cầu lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) triển khai kế hoạch hoạt động tuần tới. Yêu cầu các nhóm thảo luận, nhận xét, bổ sung các nội dung trong kế hoạch.

+ Thực hiện nền nếp trong tuần.

+ Thi đua học tập tốt.

+ Thực hiện các hoạt động các phong trào.

- GV mời các nhóm nhận xét, bổ sung.

 

- GV nhận xét chung, thống nhất, và biểu quyết hành động.

 

 

- Lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) đánh giá kết quả hoạt động cuối tuần.

- HS thảo luận nhóm 2: nhận xét, bổ sung các nội dung trong tuần.

 

- Một số nhóm nhận xét, bổ sung.

- Lắng nghe rút kinh nghiệm.

- 1 HS nêu lại nội dung.

 

 

- Lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) triển khai kế hoạt động tuần tới.

- HS thảo luận nhóm 4: Xem xét các nội dung trong tuần tới, bổ sung nếu cần.

 

- Một số nhóm nhận xét, bổ sung.

- Cả lớp biểu quyết hành động bằng giơ tay.

3. Sinh hoạt chủ đề.

- Mục tiêu:

+ Học sinh chia sẻ thu hoạch của mình sau khi quan sát vẻ sở thích của các thành viên trong gia đình.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 3. Tạo hình sở thích của em. (Làm việc nhóm 2)

- GV nêu yêu cầu học sinh thảo luận nhóm 2 và chia sẻ:

+ Chia sẻ cùng bạn về kết quả thu hoạch của mình sau khi quan sát sở thích của các thành viên trong gia đình sau bài học trước.

- GV mời các nhóm khác nhận xét.

- GV nhận xét chung, tuyên dương.

 

 

- Học sinh chia nhóm 2, đọc yêu cầu bài và tiến hành thảo luận.

- Các nhóm giới thiệu về kết quả thu hoạch của mình.

 

- Các nhóm nhận xét.

- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.

4. Thực hành.

- Mục tiêu:

+ Học sinh biết quan sát, nhấn mạnh sở thích riêng của bạn.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 4: Giao lưu tài năng học trò

(Tham gia theo nhóm)

- GV yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm 2 (cùng bàn)

-GV mời HS thảo luận đưa ra ý kiến chọn tiết mục giao lưu.

 

- GV mời các nhóm nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét chung, tuyên dương

- Mời cả lớp cùng đọc đoạn thơ:

“Mỗi người một việc giỏi,

Mỗi người một điều hay.

Thành muôn ngàn vật báu,

Tô điểm thế giới này!”

 

 

- Học sinh chia nhóm 2, cùng thảo luận.

- Các nhóm đưa ra ý kiến lựa chọn các tiết mục giao lưu

 

- Các nhóm nhận xét.

- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.

 

- Cả lớp cùng đọc đoạn thơ

5. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV nêu yêu cầu và hướng dẫn học sinh về nhà xin ý kiến người thân về việc đăng ký tham gia CLB của trường phù hợp với sở thích

- Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà.

- Học sinh tiếp nhận thông tin và yêu cầu để về nhà xin ý kiến người thân đăng kí tham gia CLB của trường.

- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

Còn tiếp, mời các bạn tải về để lấy trọn bộ cả năm

Ngoài Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 3 Kết nối tri thức (cả năm), thầy cô dạy lớp 3 còn có thể tham khảo đề thi học kì 1 lớp 3 KNTT hay đề thi học kì 2 lớp 3 KNTT mà Tìm Đáp Án đã sưu tầm và chọn lọc, cùng toàn bộ các chuyên mục Giải bài tập SGK lớp 3 bộ Kết nối tri thức.

  • Toán lớp 3 KNTT tập 1
  • Toán lớp 3 KNTT tập 2
  • Tiếng Việt lớp 3 KNTT tập 1
  • Tiếng Việt lớp 3 KNTT tập 2
  • Tiếng Anh lớp 3 KNTT
  • Tự nhiên xã hội lớp 3 KNTT
  • Đạo Đức lớp 3 KNTT
  • Tin học lớp 3 KNTT
  • Âm nhạc lớp 3 KNTT

Xem thêm