Giáo án nếp sống thanh lịch văn minh lớp 3 - Bài 4: Ngôi nhà thân yêu
Giáo án nếp sống thanh lịch văn minh lớp 3
Giáo án nếp sống thanh lịch văn minh lớp 3 - Bài 4: Ngôi nhà thân yêu sẽ là mẫu giáo án điện tử lớp 3 trọn bộ dành cho quý thầy cô cùng tham khảo. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp bài giảng của thầy cô phong phú và dễ hiểu hơn. Chúc quý thầy cô dạy tốt!
GIÁO DỤC NẾP SỐNG THANH LỊCH, VĂN MINH
Bài 4: NGÔI NHÀ THÂN YÊU
I. MỤC TIÊU:
1. Học sinh nhận thấy sự cần thiết của việc giữ vệ sinh nhà ở và việc tôn trọng không gian chung, không gian riêng của từng thành viên trong gia đình.
2. Học sinh có kĩ năng:
- Sắp xếp, giữ gìn đồ đạc trong từng phòng ngăn nắp, thuận tiện cho việc sử dụng.
- Biết cách làm vệ sinh phù hợp với từng phòng (phòng ở, phòng khách, phòng bếp, phòng vệ sinh).
- Tôn trọng không gian chung và không gian riêng của từng thành viên trong gia đình (gõ cửa trước khi vào phòng bố mẹ, anh chị...; không tự tiện sử dụng đồ dùng của người khác).
3. Học sinh tự giác thực hiện các hành vi đẹp đối với ngôi nhà và các thành viên trong gia đình.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- Tranh minh hoạ trong sách HS.
- Video clip có nội dung bài học (nếu có).
- Đồ dùng bày tỏ ý kiến, sắm vai.
III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
TG |
Hoạt động của thầy |
Hoạt động của trò |
5’ 1’ 10’ 8’ 10’ 2’ |
A. Bài cũ - Nêu những việc cần làm để giữ vệ sinh cá nhân? - Gọi HS đọc lời khuyên bài 3 - GV nhận xét B. Bài mới 1: Giới thiệu bài GV giới thiệu bài học, ghi tên bài “Ngôi nhà thân yêu”. 2: Nhận xét hành vi (10’) * Mục tiêu: Giúp HS nhận thấy sự cần thiết của việc giữ vệ sinh nhà ở. * Các bước tiến hành: Bước 1: GV tổ chức cho HS thực hiện phần Đọc truyện “Chuyện của Huy”, SHS trang 15,16. Bước 2: HS trình bày kết quả. GV kết luận theo từng câu hỏi gợi ý sau: - Huy đã chuẩn bị đón các bạn đến dự sinh nhật như thế nào? - Vì sao Huy thấy mệt khi chuẩn bị đón bạn? (SHS tr. 16) - Câu chuyện trên muốn nhắc em điều gì? GV mở rộng: Nếu có phòng riêng, chúng ta nên sắp xếp và trang trí phòng của mình cho đẹp (sắp xếp gọn gàng góc học tập, chăn màn, quần áo, đồ chơi,¼; bỏ bớt những đồ dùng không cần thiết; bày những đồ vật phù hợp để trang trí). Bước 3: GV hướng dẫn HS rút ra ý 1 của lời khuyên, SHS trang 19. Bước 4: GV liên hệ nội dung lời khuyên với thực tế của HS. 3: Nhận xét hành vi * Mục tiêu: Giúp HS nhận thấy sự cần thiết của việc tôn trọng không gian chung và không gian riêng của từng thành viên trong gia đình (gõ cửa xin phép trước khi vào phòng của bố mẹ, anh chị em... ; không tự tiện sử dụng đồ dùng của người khác). * Các bước tiến hành: Bước 1: GV tổ chức cho HS thực hiện Bài tập 1, SHS trang 17. Bước 2: HS trình bày kết quả. GV kết luận theo từng tranh: - Tranh 1: Tuấn lục bàn làm việc như vậy sẽ ảnh hưởng tới công việc của bố. Tuấn không tôn trọng không gian riêng của bố. - Tranh 2: Hoa gõ cửa trước khi vào phòng bố, mẹ giúp cho bố (mẹ) được báo hiệu, không ảnh hưởng tới công việc,… GV mở rộng: Trước khi vào phòng của người khác, ngay cả khi phòng mở cửa, em cũng nên gõ cửa. - Tranh 3: Nam cất gọn giầy vào tủ như vậy sẽ giúp cho nhà gọn gàng và khi Nam muốn sử dụng giầy có thể lấy giầy nhanh chóng,… - Tranh 4: Nga chơi đồ chơi ở bộ sa lông như vậy sẽ khiến cho gia đình nếu có khách lại mất thời gian chờ Nga dọn đồ chơi, … GV mở rộng: Trường hợp nhà quá chật, các em không có chỗ chơi riêng thì khi cả nhà đi vắng, em có thể chơi ở nơi tiếp khách của gia đình nhưng sau đó phải dọn dẹp đồ chơi ngay. Bước 3: GV hướng dẫn HS rút ra ý 3 của lời khuyên, SHS trang 19. Bước 4: GV liên hệ nội dung lời khuyên với thực tế của HS. 4: Trao đổi, thực hành * Mục tiêu: Giúp HS nhận biết và thực hành các kĩ năng như không tự tiện sử dụng đồ dùng của người khác; Làm vệ sinh phù hợp với từng phòng (phòng ở, phòng khách, phòng bếp, phòng vệ sinh). * Các bước tiến hành: Bước 1: GV tổ chức cho HS thực hiện Bài tập 2, SHS trang 18. Bước 2: HS trình bày kết quả. GV kết luận theo từng tình huống: - Tình huống 1: Nếu là bạn của Lan, ta nên khuyên bạn không nên làm như vậy vì đồ dùng cá nhân cũng là của riêng mọi người, chúng ta không được tự ý sử dụng. - Tình huống 2: Nếu là Nga, em nên nói với các bạn cứ đi chơi trước, khi nào dọn dẹp nhà xong em sẽ chơi cùng các bạn. GV nói thêm: Vệ sinh nhà cửa là trách nhiệm của tất cả mọi người trong nhà cần được tiến hành thường xuyên chứ không chỉ làm khi nhà có khách. Khi làm vệ sinh, cần biết cách làm sạch phù hợp với từng phòng (phòng ngủ, phòng ở, phòng bếp, phòng vệ sinh,…) Bước 3: GV hướng dẫn HS rút ra ý 2 của lời khuyên, SHS trang 19. Bước 4: GV liên hệ nội dung lời khuyên với thực tế của HS. 5: Củng cố - Tổng kết bài - GV yêu cầu HS nhắc lại toàn bộ nội dung lời khuyên (không yêu cầu HS đọc đồng thanh) và hướng dẫn để HS mong muốn, chủ động, tự giác thực hiện nội dung lời khuyên. - Chuẩn bị bài 5 “Góc học tập của em”. |
- Hs trả lời - HS đọc truyện (Huy dọn dẹp, sắp xếp lại mọi thứ trong phòng. Khi quét nhà, Huy tìm mãi mà không thấy cái chổi đâu cả. Trong lúc tìm chổi, Huy hất cái ghế suýt làm vỡ bể cá mà Huy thích nhất / Huy phải nhờ mẹ tìm giúp mới thấy chổi / Huy chuẩn bị đón bạn rất mệt.) (Vì phòng Huy đồ đạc để bừa bãi, quần áo không treo lên mắc, mỗi chiếc vắt một nơi nên khi dọn dẹp mất nhiều công sức và thời gian.) (Cần sắp xếp đồ đạc, chăn màn, quần áo gọn gàng, ngăn nắp.) - HS đọc lời khuyên - HS thảo luận và trình bày kết quả - HS trình bày |