Giáo án Địa lý 12 bài 33: Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở đồng bằng sông Hồng

Bùi Thế Hiển
Bùi Thế Hiển 15 Tháng chín, 2017

Giáo án môn Địa lý lớp 12

Giáo án Địa lý 12 bài 33: Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở đồng bằng sông Hồng để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Địa lý 12 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Giáo án Địa lý 12 bài 30: Vấn đề phát triền ngành giao thông vận tải và thông tin liên lạc

Giáo án Địa lý 12 bài 31: Vấn đề phát triền thương mại, du lịch

Giáo án Địa lý 12 bài 32: Vấn đề khai thác thế mạnh ở trung du và miền núi bắc bộ

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

  • Biết được vị trí, phạm vi lãnh thổ của vùng.
  • Phân tích được các thế mạnh chủ yếu về: VTĐL, thế mạnh về tự nhiên, KT-XH cũng như những hạn chế của ĐBSH.
  • Hiểu được tính cấp thiết phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và thực trạng về vấn đề này của vùng.
  • Biết được một số định hướng về chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành của vùng và cơ sở của việc định hướng đó.

2. Kĩ năng:

  • Xác định trên bản đồ một số tài nguyên thiên nhiên (đất, nước…) mạng lưới giao thông, đô thị ở ĐBSH.
  • Phân tích sơ đồ, biểu đồ trong bài và rút ra nhận xét cần thiết.

3. Định hướng phát triển năng lực học sinh:

  • Năng lực chung, năng lực sáng tạo, năng lực tính toán, năng lực hợp tác.
  • Năng lực chuyên biệt: sử dụng tranh ảnh, bản đồ, biểu đồ…

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. GV chuẩn bị:

  • Atlat địa lí Việt Nam
  • Bản đồ tự nhiên Việt Nam.
  • Bản đồ Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng.

2. HS chuẩn bị: Atlat địa lí Việt Nam.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Mở bài: Đồng bằng sông Hồng là một trong hai vùng có dân số đông và trình độ phát triển kinh tế cao nhất nước ta. Trong bài học hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về các thế mạnh và hạn chế, vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành của vùng kinh tế quan trọng này.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS

NỘI DUNG CHÍNH

HĐ 1. Cá nhân/cả lớp

Tìm hiểu các thế mạnh chủ yếu của vùng.

Nêu số liệu về diện tích và dân số.

Kể tên các tỉnh, thành phố tương đương cấp tỉnh của vùng.

Vùng có 10 tỉnh, thành: Hà Nội, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Hà Nam, Hải Dương, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hưng Yên.

Dựa vào sơ đồ Hình 33.1 nêu các thế mạnh chủ yếu của ĐBSH.

GV dẫn dắt HS phân tích các thế mạnh.

ĐBSH nằm giữa TD&MNBB với Biển Đông, liền kề với vùng có nhiều khoáng sản và tiềm năng thủy điện, có Biển Đông thuận lợi phát triển kinh tế biển và giao lưu kinh tế với thế giới.

Chuyển ý: bên cạnh các thế mạnh vùng có các hạn chế nhất định. Trong mục 2 chúng ta sẽ tìm hiểu các mặt hạn chế của vùng.

HĐ 2. Tìm hiểu những hạn chế chủ yếu của vùng.

Dựa vào nội dung SGK và sự hiểu biết trình bày các hạn chế chủ yếu của ĐBSH.

Phân tích sức ép về dân số đối với phát triển KT-XH ở ĐBSH. (SGK)

- Do có hệ thống đê bao bọc.

- Phần lớn nguyên liệu phát triển công nghiệp phải đưa từ vùng khác đến.

HĐ 3. Tìm về vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và các định hướng chính.

Dựa vào biểu đồ miền Hình 33.2 nhận xét sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở ĐBSH.

Từ 1986-2005 (trong 20 năm) KV II mới tăng được 17.8% (21.5 lên 39.3%).

Vấn đề đặt ra cần phải làm gì?

→ Trọng tâm là phát triển và hiện đại hóa công nghiệp chế biến, các ngành CN khác và dịch vụ gắn với yêu cầu phát triển nền nông nghiệp hàng hóa.

- Đáp ứng nhu cầu (mức sống) ngày càng cao của nhân dân.

Kể tên các ngành trọng điểm cần phát huy ở vùng ĐBSH.

Hà Nội và Hải Phòng có thế mạnh về du lịch.

1. Các thế mạnh chủ yếu của vùng:

* Qui mô:

Diện tích: gần 15.000km2 (4,5% diện tích cả nước) gồm 10 tỉnh, thành phố.

Số dân đông: 18.2 triệu người (21.6% dân số cả nước 2006).

* Thế mạnh:

- Vị trí địa lí: nằm trong vùng kinh tế trọng điểm, thuận lợi trong giao lưu và phát triển kinh tế.

- Tự nhiên:

  • Đất: đất nông nghiệp chiếm 51.2% diện tích đồng bằng (trong đó 70% là đất phù sa màu mỡ).
  • Nước: phong phú
  • Bờ biển dài 400km: nguồn lợi thủy sản, du lịch, cảng biển.
  • Khoáng sản: đá vôi (HP, NB), sét, cao lanh (HD), than nâu, khí tự nhiên (TB).

- Kinh tế - xã hội:

  • Dân cư - lao động: nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn.
  • Cơ sở hạ tầng & CSVCKT: tốt nhất nước.
  • Thế mạnh khác: vùng có lịch sử khai thác từ rất sớm.

2. Các hạn chế chủ yếu của vùng:

- Đất chật, người đông, mật độ dân số cao nhất nước (1225 người/km2 2006), gấp 4.8 lần so với cả nước.

→ Tạo sức ép lớn về vấn đề giải quyết việc làm.

- Thiên tai: bão, lũ lụt, hạn hán.

- Một số tài nguyên bị suy thoái do khai thác quá mức (nước mặt, đất…).

- Vùng thiếu nguyên liệu cho phát triển công nghiệp.

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, chưa phát huy hết thế mạnh của vùng.

* Vấn đề cần giải quyết: Quỹ đất nông nghiệp đang dần bị thu hẹp, sức ép việc làm…

3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và các định hướng chính.

a. Thực trạng:

* Xu hướng chuyển dịch:

- Giảm tỉ trọng khu vực Nông- Lâm- Ngư nghiệp (KV I).

- Tăng tỉ trọng khu vực Công nghiệp- xây dựng và Dịch vụ (KV II và III).

- Tuy nhiên, tốc độ chuyển dịch cơ cấu còn chậm, nhất là khu vực II.

b. Các định hướng chính:

- Tiếp tục giảm tỉ trọng KV I, tăng tỉ trọng KV II và III.

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ từng ngành:

  • Đối với KV I: Giảm tỉ trọng trồng trọt, tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi và thủy sản.
  • Đối với KV II: Hình thành và phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm.
  • Đối với KV III: Phát triển du lịch và phát triển các dịch vụ khác như: tài chính, ngân hàng, GD&ĐT…

IV. ĐÁNH GIÁ:

1. Tại sao phải có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở ĐBSH?

  • ĐBSH với dân số đông, mật độ dân số cao, nên bình quân đất trên đầu người giảm, điều này ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp (thu hẹp diện tích).
  • Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ là xu thế tất yếu hiện nay của quá trình CNH, HĐH đất nước.
  • Chỉ có chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH thì mới tận dụng hết thế mạnh của ĐBSH về vị trí, về tự nhiên, KT-XH và các nguồn lực từ bên ngoài. Qua đó đưa ĐBSH nói riêng và cả nước nói chung phát triển bền vững và đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng cao.

2. Phân tích những nguồn lực ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở ĐBSH?

  • Về phát triển nông nghiệp: có thế mạnh về đất đai (đất phù sa), về khí hậu, nguồn nước dồi dào…người dân có nhiều kinh nghiệm sx nông nghiệp.
  • Về phát triển công nghiệp: thế mạnh về lao động có tay nghề, có một số khoáng sản (than nâu, khí tự nhiên…), nằm liền kề với TD&MNBB (giàu khoáng sản), có nhiều thủy sản, cây ăn quả, cây công nghiệp.
  • Về phát triển dịch vụ: vị trí thuận lợi về GTVT, lực lượng lao động có trình độ, cơ sở vật chất kĩ thuật tốt, đường lối chính sách phát triển của Nhà nước.

→ Như vậy ĐBSH có đủ cơ sở để phát triển các ngành kinh tế cũng như đủ khả năng để chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực.

V. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP:

Nhắc nhở chuẩn bị bài cũ.

Hướng dẫn Xem trước Bài 35: Vấn đề phát triển KT-XH ở Bắc Trung Bộ.

15 Tháng chín, 2017

Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!

Xem thêm