Giáo án Địa 8 bài 9: Khu vực Tây Nam Á theo Công văn 5512

Bùi Thế Hiển
Bùi Thế Hiển 20 Tháng một, 2021

Bài 9: Khu vực Tây Nam Á theo Công văn 5512

TimDapAnxin giới thiệu Giáo án Địa 8 bài 9: Khu vực Tây Nam Á theo Công văn 5512 để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Địa lý 8 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn

Trường:...................

Tổ:............................

Ngày: ........................

Họ và tên giáo viên:

 

…………………….............................

TÊN BÀI DẠY: KHU VỰC TÂY NAM Á

Môn học/Hoạt động giáo dục: ĐỊA LÍ; Lớp: 8

Thời gian thực hiện: (1 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Yêu cầu cần đạt:

- Biết được vị trí địa lí mang tính chiến lược của khu vực Tây Nam Á.

- Trình bày được những đặc điểm nổi bật về tự nhiên và kinh tế xã hội của khu vực Tây Nam Á.

2. Năng lực

* Năng lực chung

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết lắng nghe và phản hồi tích cực khi thảo luận nhóm..

- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: phân tích được ảnh hưởng của vị trí địa lí đến sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực Tây Nam Á.

* Năng lực Địa Lí

- Năng lực tìm hiểu địa lí: sử dụng lược đồ tự nhiên, kinh tế khu vực Tây Nam Á để nêu về địa lí tự nhiên, địa lí kinh tế - xã hội của khu vực Tây Nam Á.

3.Phẩm chất

- Nhân ái: đề cao tinh thần đoàn kết, hòa bình.

- Trách nhiệm: có ý thức về sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của GV

- Lược đồ tự nhiên Tây Nam Á.

- Lược đồ các nước khu vực Tây Nam Á

- Tài liệu tranh ảnh về tự nhiên, kinh tế (Khai thác dầu)

2. Chuẩn bị của HS

- Sách giáo khoa, sách tập ghi bài. Bút màu các loại,

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động: Mở đầu (3 phút)

a) Mục đích:

- Tạo tinh thần phấn khởi học sinh làm tiền đề vào bài học mới.

b) Nội dung:

- Hs vận dụng các kiến thức đã học và hiểu biết của mình để trả lời các câu hỏi của giáo viên.

c) Sản phẩm:

- Hs trả lời được các câu hỏi của giáo viên.

- Câu 1: Biển chết (-400m)

- Câu 2: Các Tiểu VQ Ả rập thống nhất

- Câu 3: Kênh đào Suez

d) Cách thực hiện:

- Bước 1: Gv phổ biến Trò chơi trả lời nhanh:

- Phương tiện: Bảng con, phấn/bút viết bảng

- Bước 2: Gv gọi Hs trả lời nhanh các câu hỏi

+ Câu 1: Nơi nào có độ cao thấp dưới mực nước biển nhất thế giới?

+ Câu 2: Tháp cao nhất thế giới nằm ở quốc gia nào?

+ Câu 3: Tên con kênh nối liền biển Đỏ và Địa Trung Hải?

- Bước 3: GV dẫn dắt vào bài mới, khu vực Tây Nam Á

2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới (35 phút)

2.1. Hoạt động 1:

a) Mục đích:

- HS xác định được trên bản đồ vị trí địa lí, nơi tiếp giáp của khu vực Tây Nam Á

- Nêu được ý nghĩa do vị trí đem lại.

- Rèn kĩ năng đọc, phân tích lược đồ.

b) Nội dung:

- Hs dựa vào nội dung sách giáo khoa và khai thác lược đồ tự nhiên khu vực Tây Nam Á để trả lời các câu hỏi.

* Nội dung chính:

1. Vị trí địa lí

- Nằm trong khoảng vĩ độ: từ 120B - 420B

- Tiếp giáp:

- Vịnh: Pec-xich

- Biển: Đen, Đỏ, A-rap, Ca-xpi, Địa Trung Hải.

- Khu vực: Trung Á, Nam Á

- Châu lục: Châu Âu, châu Á, Châu Phi

Ý nghĩa : Nằm ở ngã ba của ba châu lục, Tây Nam Á có vị trí địa lý chiến lược quan trọng về kinh tế, giao thông, quân sự..

c) Sản phẩm:

- Hs ghi được nơi tiếp giáp của khu vực Tây Nam Á.

- Xác định được vĩ độ của khu vực Tây Nam Á.

- Hs nêu được ý nghĩa của vị trí địa lí khu vực Tây Nam Á.

d) Cách thực hiện:

- Bước 1: Giao nhiệm vụ: GV đặt câu hỏi, yêu cầu học sinh hoạt động theo cặp đôi

Ghi tên các vịnh, biển, các khu vực, các châu lục tiếp giáp với Tây Nam Á lên lược đồ được phát ở phiếu học tập?

Nêu giới hạn vị trí lãnh thổ của Tây Nam Á nằm trong các khoảng vĩ độ nào ?

Tại sao khu vực này có ý nghĩa chiến lược?

- Bước 2: HS trao đổi ý kiến cá nhân với bạn cặp đôi của mình.

- Bước 3: Đại diện cặp đôi trình bày, lên bảng xác định trên lược đồ các nội dung mới thảo luận. Hs khác nhận xét, bổ sung.

- Bước 4: Giáo viên kiểm tra, đánh giá hoạt động của các cặp đôi, nhận xét chung. Giáo viên chốt kiến thức >>> vị trí chiến lược >>> tranh giành ảnh hưởng của các nước lớn >>> bất ổn.

2.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm tự nhiên (15 phút)

a) Mục đích:

- Trình bày được những nét nổi bật về tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của khu vực.

- Phân tích được thuận lợi, khó khăn do tự nhiên đem lại.

- Rèn kĩ năng xác định và phân tích lược đồ, quan sát hình ảnh.

Giáo án vẫn còn dài mời quý thầy cô tải về để tham khảo trọn nội dung

Bài tiếp theo: Giáo án Địa 8 bài 10: Điều kiện tự nhiên khu vực Nam Á theo Công văn 5512

Mời quý thầy cô tham khảo thêm: Thư viện Giáo Án điện tử Tìm Đáp Án

20 Tháng một, 2021

Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!

Xem thêm