Giáo án Địa 8 bài 33: Đặc điểm sông ngòi Việt Nam ta theo Công văn 5512

Admin
Admin 25 Tháng một, 2021

Giáo án Địa 8 bài 33 Đặc điểm sông ngòi Việt Nam ta

TimDapAnxin giới thiệu Giáo án Địa 8 bài 33: Đặc điểm sông ngòi Việt Nam ta theo Công văn 5512 để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Địa lý 8 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn

Trường:...................

Tổ:............................

Ngày: ........................

Họ và tên giáo viên:

 

…………………….............................

TÊN BÀI DẠY: ĐẶC ĐIỂM SÔNG NGÒI VIỆT NAM

Môn học/Hoạt động giáo dục: ĐỊA LÍ; Lớp: 8

Thời gian thực hiện: (1 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Yêu cầu cần đạt:

- Trình bày và giải thích được các đặc điểm chung của sông ngòi ở nước ta.

- Đánh giá được giá trị của sông ngòi ở nước ta.

- Phân tích được nguyên nhân sông ngòi nước ta bị ô nhiễm

2. Năng lực

* Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập được giao.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, lắng nghe/ phản hồi tích cực; giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm.

* Năng lực Địa Lí

- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Phát triển tư duy địa lí, phân tích bảng số liệu và giải thích được các mối quan hệ giữa sông ngòi với các yếu tố tự nhiên khác và hoạt động kinh tế của con người.

- Năng lực tìm hiểu địa lí: Sử dụng bản đồ Địa lí tự nhiên Viêt Nam, bản đồ mạng lưới sông ngòi Việt Nam để trình bày các đặc điểm chung của sông ngòi Việt Nam.

- Năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: Đề xuất các giải pháp để bảo vệ sông ngòi ở địa phương.

3. Phẩm chất

- Trách nhiệm: Có trách nhiệm bảo vệ môi trường nước và các dòng sông để phát triển kinh tế bền vững.

- Chăm chỉ: Phân tích được các đặc điểm chính của sông ngòi Việt Nam

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của GV

Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam

Bản đồ mạng lưới sông ngòi Việt Nam.

Một số tranh ảnh về sông ngòi Việt Nam

2. Chuẩn bị của HS

- Sách giáo khoa, sách tập ghi bài.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động: Mở đầu (3 phút)

a) Mục đích:

- Tạo hứng thú cho học sinh trước khi bước vào bài mới.

b) Nội dung:

HS dựa vào kiến thức hiểu biết của mình kể tên các con sông ở Việt Nam

c) Sản phẩm:

HS kể được tên các con sông: Hồng, Đà, Tiền, Hậu, Ba, Mã, Cả,….

d) Cách thực hiện:

Bước 1: Giao nhiệm vụ: GV chia lớp ra làm 2 nhóm. Trong thời gian 1 phút, nhóm nào kể tên được nhiều con sông thì thắng?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ bằng hiểu biết thực tế của mình.

Bước 3: GV tổng kết và hướng dẫn vào bài mới.

2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới

2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu về đặc điểm chung của sông ngòi ( 20 phút)

a) Mục đích:

- Mô tả được các đặc điểm sông ngòi ở nước ta.

- Xác định được trên bản đồ, lược đồ các con sông lớn và hướng chảy chính.

b) Nội dung:

- HS dựa vào nội dung sách giáo khoa và khai thác lược đồ hệ thống các sông lớn ở Việt Nam để trả lời các câu hỏi.

* Nội dung chính:

I. Đặc điểm chung

1. Đặc điểm chung

- Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước.

+ Có tới 2360 con sông, trong đó 93% là các sông nhỏ và ngắn.

+ Các sông lớn như sông Hồng, Mê Kông chỉ có phần trung lưu và hạ lưu chảy qua nước ta.

- Sông ngòi nước ta chảy theo hai hướng chính là tây bắc – đông nam và vòng cung.

- Sông ngòi nước ta có hai mùa nước: mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt.

+ Mùa lũ nước sông dâng cao và chảy mạnh, lượng nước gấp hai đến ba lần mùa cạn và chiếm 70 – 80 % lượng nước cả năm.

- Sông ngòi nước ta có lượng phù sa lớn.

+ Bình quân 1m3 nước sông có chứa 223g cát bùn và các chất hòa tan khác.

+ Tổng lượng phù sa > 200 triệu tấn/năm.

c) Sản phẩm:

* Nhóm 1, 5:

- Đặc điểm mạng lưới sông ngòi Việt Nam: Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc phân bố rộng khắp trên cả nước. Cĩ 2360 con sơng di trn 10km.

- Nước ta có nhiều sông suối, song phần lớn là sông nhỏ, ngắn và dốc: Lãnh thổ nước ta hẹp ngang và nằm sát biển; Địa hình VN có nhiều đồi núi nhưng đồi núi lại lan ra sát biển nên dòng chảy của sông ngắn và dốc.

* Nhóm 2, 6:

- Sông ngòi Việt Nam chảy theo 2 hướng chính là tây bắc – đông nam và vòng cung.

- Chảy theo hướng đó do hướng nghiêng của địa hình Việt Nam.

- Hướng tây bắc – đông nam: sông Hồng, sông Đà, sông Tiền, sông Hậu,… Hướng vòng cung: sông Kì Cùng, sông Cầu, sông Lục Nam,…

Giáo án vẫn còn dài mời quý thầy cô tải về để tham khảo trọn nội dung

Bài tiếp theo: Giáo án Địa 8 bài 34: Các hệ thống sông lớn ở nước ta theo Công văn 5512

Mời quý thầy cô tham khảo thêm: Thư viện Giáo Án điện tử Tìm Đáp Án


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!

Xem thêm