Giáo án Địa 8 bài 26: Đặc điểm tài nguyên khoáng sản Việt Nam theo Công văn 5512

Bùi Thế Hiển
Bùi Thế Hiển 25 Tháng một, 2021

Giáo án Địa 8 bài 26 Đặc điểm tài nguyên khoáng sản Việt Nam

Giáo án Địa 8 bài 26: Đặc điểm tài nguyên khoáng sản Việt Nam theo Công văn 5512 được TimDapAnsưu tầm và chia sẻ để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Địa lý 8 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn

Trường:...................

Tổ:............................

Ngày: ........................

Họ và tên giáo viên:

 

…………………….............................

TÊN BÀI DẠY: VÙNG BIỂN VIỆT NAM

Môn học/Hoạt động giáo dục: ĐỊA LÍ; Lớp: 8

Thời gian thực hiện: (1 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Yêu cầu cần đạt:

- Kể tên được một số loại khoáng sản của nước ta.

- Chứng minh được Việt Nam là nước giàu khoáng sản nhưng giàu về chủng loại, phần lớn các mỏ có trữ lượng nhỏ và vừa.

2. Năng lực

* Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập được giao.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, lắng nghe/ phản hồi tích cực; giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm.

* Năng lực Địa Lí

- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Biết được sự đa dạng về các mỏ khoáng sản ở VN.

- Năng lực tìm hiểu địa lí: Sử dụng bản đồ khoáng sản VN, nhận xét sự phân bố các mỏ khoáng sản ở nước ta. Xác định được các mỏ khoáng sản lớn và các vùng khoáng sản trên bản đồ.

- Năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: Phân tích được những nguyên nhân làm cạn kiệt nguồn tài nguyên khoáng sản và nêu được hậu quả khi sử dụng lãng phí tài nguyên.

3. Phẩm chất

- Trách nhiệm: Đề xuất được những biện pháp bảo vệ và sử dụng tiết kiệm tài nguyên.

- Chăm chỉ: Biết được đặc điểm nguồn tài nguyên khoáng sản nước ta.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của GV

Bản đồ khoáng sản VN

2. Chuẩn bị của HS

- Sách giáo khoa, sách tập ghi bài.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động: Mở đầu (3 phút)

a) Mục đích:

- Tạo hứng thú cho học sinh trước khi bước vào bài mới.

b) Nội dung:

HS dựa vào kiến thức thực tế để kể tên các mỏ khoáng sản có ở nước ta.

c) Sản phẩm:

HS nêu được một số mỏ khoáng sản lớn như: Than, sắt, thiếc, đồng, chì, kẽm, mỏ dầu, mỏ khí,…

d) Cách thực hiện:

Bước 1: Giao nhiệm vụ: Chia lớp ra làm 2 nhóm. Từng thành viên trong nhóm lên bảng ghi tên các mỏ khoáng sản có ở nước ta. Nhóm nào ghi được nhiều khoáng sản hơn trong 2 phút sẽ chiến thắng.

Bước 2: HS thực hiện trò chơi trong 2 phút.

Bước 3: GV tổng kết trò chơi. Chốt thông tin và dẫn dắt vào bài mới.

2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới

2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu về tiềm năng khoáng sản Việt Nam (15 phút)

a) Mục đích:

- Chứng minh được Việt Nam là nước giàu khoáng sản nhưng giàu về chủng loại, phần lớn các mỏ có trữ lượng nhỏ và vừa.

b) Nội dung:

- HS dựa vào nội dung sách giáo khoa và khai thác lược đồ tự nhiên để trả lời các câu hỏi.

* Nội dung chính:

1. VN là nước giàu tài nguyên khoáng sản:

- Khoáng sản nước ta phong phú về loại hình, đa dạng về chủng loại, nhưng phần lớn các khoáng sản có trữ lượng vừa và nhỏ. Một số khoáng sản có trữ lượng lớn: Than,dầu khí, apatit, đá vôi, sắt, crôm, đồng, thiếc, bôxit…

c) Sản phẩm: HS hoàn thành các câu hỏi:

- Các mỏ khoáng sản chính ở nước ta: Than, dầu, khí, sắt, thiếc, vàng, đồng, đá quý, đất hiếm, bô xít, mangan, ti tan, cát,…

- HS xác định vị trí các mỏ khoáng sản trên lược đồ.

- Nhận xét về thành phần và trữ lượng khoáng sản ở Việt Nam: Nước ta có nguồn khoáng sản phong phú, đa dạng. Phần lớn các mỏ có trữ lượng vừa và nhỏ.

d) Cách thực hiện:

Bước 1: GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK kết hợp với quan sát lược đồ khoáng sản VN và trả lời các câu hỏi:

- Kể tên các mỏ khoáng sản chính ở nước ta.

- Xác định vị trí các mỏ khoáng sản trên lược đồ.

- Hãy nhận xét về thành phần và trữ lượng khoáng sản ở Việt Nam?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, ghi kết quả ra giấy nháp; GV quan sát, theo dõi, gợi ý, đánh giá thái độ học tập của HS

Bước 3: Đại diện một số HS trình bày kết quả; các HS khác nhận xét, bổ sung đáp án.

Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức.

2.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu về vấn đề khai thác và bảo vệ tài nguyên khoáng sản (15 phút)

Giáo án vẫn còn dài mời quý thầy cô tải về để tham khảo trọn nội dung

Bài tiếp theo: Giáo án Địa 8 bài 28: Đặc điểm địa hình Việt Nam theo Công văn 5512

Mời quý thầy cô tham khảo thêm: Thư viện Giáo Án điện tử Tìm Đáp Án

25 Tháng một, 2021

Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!

Xem thêm