Giáo án Công nghệ 6: Ôn tập chương 3 theo CV 5512

Admin
Admin 03 Tháng mười một, 2021

Để giúp thầy cô giáo tiết kiệm thời gian và công sức cho việc soạn giáo án điện tử lớp 6, Thư viện Giáo án - Bài giảng TimDapAnxin giới thiệu Giáo án Công nghệ 6: Ôn tập chương 3 để làm tài liệu tham khảo. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp quý thầy cô hoàn thành giáo án Công nghệ 6 hiệu quả nhất. Chúc quý thầy cô dạy tốt!

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Giáo án Công nghệ 6 theo CV 5512

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Sau khi học xong giáo viên phải làm cho học sinh.

- Biết hệ thống được những kiến thức cơ bản đã học, biết liên hệ với thực tiễn.

2. Kĩ năng:  Vận dụng các kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi

3. Thái độ:

- Có thái độ nghiêm túc, cẩn thận, an toàn lao động.

- Có ý thức tập chung ôn tập.

4. Năng lực, phẩm chất:

- Năng lực: Năng lực tự học; Năng lực hợp tác; Năng lực khái quát hóa; Năng lực phân tích, tổng hợp thông tin,

- Phẩm chất: Trung thực, tự tin, chấp hành kỉ luật.

II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ

Giáo viên: Ra hệ thống câu hỏi, đáp án.

Học sinh: Đọc và nghiên cứu trước bài..

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

- Phương pháp dạy học nêu vấn đề, thảo luận nhóm, quan sát.

- Kĩ thuật dạy học giao nhiệm vụ, thảo luận cặp đôi.

IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC.

A. Hoạt động khởi động

Mục tiêu: huy động kiến thức, tạo hứng thú cho hs, rèn khả năng hợp tác cho hs.

Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm

Sản phẩm hoạt động

- Trình bày miệng và làm vào vở

Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh đánh giá.

- Giáo viên đánh giá.

Tiến trình hoạt động:

- GV: Nêu câu hỏi, hướng dẫn học sinh trả lời

*Chuyển giao nhiệm vụ.

Gv: - Hs thực hiện nhiệm vụ

*Thực hiện nhiệm vụ

+ HS suy nghĩ trả lời câu hỏi

+ HS hoạt động cá nhân.

- >Giáo viên: Quan sát hỗ trợ (nếu cần)

*Báo cáo kết quả

- Học sinh trả lời

*Đánh giá kết quả

- Hs nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên uốn nắn,kết luận vấn đề

B. Hoạt động hình thành kiến thức

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

1. Mục tiêu: -Huy động kiến thức,tạo hứng thú cho hs. Rèn khả năng hợp tác cho hs.

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm

3. Sản phẩm hoạt động

- Trình bày miệng và làm vào vở

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh đánh giá

- Giáo viên đánh giá

5. Tiến trình hoạt động

- GV: Nêu câu hỏi, hướng dẫn học sinh trả lời

*Chuyển giao nhiệm vụ.

Gv: Đưa ra các câu hỏi

HS: Tiếp nhận

*Thực hiện nhiệm vụ

+ HS suy nghĩ trả lời câu hỏi

+ HS hoạt động cá nhân.

- >Giáo viên: Quan sát hỗ trợ (nếu cần)

*Báo cáo kết quả

- Học sinh trả lời

*Đánh giá kết quả

- Hs nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên uốn nắn,kết luận vấn đề

* Hệ thống câu hỏi.

-GV: Phát đề cương ôn tập cho HS

 

Chương I. May mặc trong gia đình

-GV: Hướng dẫn học sinh trả lời

+HS: trả lời

Chương II. Trang trí nhà ở

GV: Hướng dẫn học sinh trả lời

HS: trả lời

Chương III: Nấu ăn trong gia đình

GV: Hệ thống câu hỏi

HS: Trả lời vào vở bài tập

Chương I: May mặc trong gia đình

Câu 1: Hãy nêu nguồn gốc, quy trình sản xuất, tính chất của vải sợi thiên nhiên?

Câu 2: Nêu nguồn gốc quy trình sản xuất, tính chất vải sợi hóa học, vải sợi pha?

Câu 3: Để có được trang phục đẹp cần chú ý đến điểm nào?

Câu 4: Sử dụng trang phục cần chú ý đến vấn đề gì?

 

 

Chương II: Trang trí nhà ở

Câu 1: Nhà ở có vai trò như thế nào đối với cuộc sống con người?

Câu 2: Cần phải làm gì để nhà ở gọn gàng, ngăn nắp?

Câu 3: Cần phải làm gì để nhà ở luôn sạch sẽ, đẹp?

Chương III: Nấu ăn trong gia đình

Câu 1: Thức ăn có vai trò gì đối với cơ thể?

Câu 2: Tại sao phải giữ vệ sinh an toàn thực phẩm

Câu 3: Nêu những biện pháp phòng tránh nhiễm trùng, nhiễm độc thực phẩm thường làm?

Câu 4: Bảo quản chất dinh dưỡng phải tiến hành theo trường hợp nào?

Câu 5: Hãy kể tên các phương pháp làm chín thực phẩm thường được sử dụng hàng ngày?

Câu 6: Hãy kể phương pháp chế biến thức ăn không dùng nhiệt?

Câu 7: Nêu những yếu tố cần thiết để tổ chức bữa ăn hợp lý?

 

C. Hoạt động luyện tập, vận dụng, tìm tòi mở rộng

Mục tiêu: huy động kiến thức, tạo hứng thú cho hs. Rèn khả năng hợp tác cho hs.

Phương thức thực hiện

- Hoạt động cá nhân.

Sản phẩm hoạt động

- Trình bày miệng và làm vào vở

Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh đánh giá.

- Giáo viên đánh giá.

Tiến trình hoạt động

GV: - gọi học sinh nhắc lại trọng tâm của từng bài

*Chuyển giao nhiệm vụ.

Gv: - Hs thực hiện nhiệm vụ

*Thực hiện nhiệm vụ

+ HS trả lời

Giáo án Công nghệ 6

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

  • Củng cố và khắc sâu các kiến thức về các mặt: ăn uống, dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm và chế biến món ăn... nhằm phục vụ tốt nhu cầu sức khỏe của con người, góp phần nâng cao hiệu quả lao động...

2. Kĩ năng:

  • Có kĩ năng vận dụng các kiến thức để thực hiện chu đáo những vấn đề thuộc lĩnh vực chế biến thức ăn và phục vụ ăn uống

3. Thái độ:

  • Có ý thức quan tâm, giúp đỡ bố mẹ, anh, chị trong công việc nấu ăn trong gia đình

4. Tích hợp bảo vệ môi trường:

  • Giữ gìn vệ sinh ăn uống, nơi ăn uống, chế biến món ăn.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1. Chuẩn bị của giáo viên:

  • Nghiên cứu kĩ nội dung trọng tâm của chương.
  • Chuẩn bị hệ thống câu hỏi và bài tập.

2. Chuẩn bị của học sinh:

  • Ôn tập lại kiến thức chương III.

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1. Ổn định lớp: (1 phút)

- Kiểm tra sĩ số lớp học

Lớp 6A1………………………………………………............

Lớp 6A2 ………………………………………………………

Lớp 6A3……………………………………………….............

2. Bài mới: (42 phút)

a. Giới thiệu bài: (1 phút) Thông qua tiết ôn tập hôm nay chúng ta nắm vững được về ăn uống, dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm và chế biến món ăn.

b. Các hoạt động dạy - học: (41 phút)

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Hoạt động 1: Nhắc lại kiến thức cũ (12 phút)

? Có bao nhiêu chất dinh dưỡng mà ta đã học?

? Muốn khỏe mạnh ta cần ăn uống ntn?

 

 

 

 

? Có phải cơ thể nào cũng cần lượng dd như nhau?

 

 

? Theo em, nên ăn chất dinh dưỡng nào nhiều nhất để cơ thể luôn khỏe mạnh?

? Để tránh nhàm chán trong các bữa ăn, ta nên làm gì?

? Khi thay đổi món ăn có phải là thay đổi luôn cả chất lượng của các chất dd không? Vì sao?

- Đạm, đường bột, vita, béo, chất khoáng

- Phải ăn đủ các nhóm thức ăn dd:

+ Nhóm thức ăn giàu chất đam

+ Nhóm thức ăn giàu chất béo

+ Nhóm thức ăn giàu chất đường bột

+ Nhóm thức ăn giàu Vitamin và khoáng chất

- Không. Nhu cầu dinh dưỡng của mỗi người ở mọi lứa tuổi, giới thính, thể trạng, công việc khác nhau, nhu cầu dinh dưỡng khác nhau

- Chất dinh dưỡng nào cũng giúp cơ thể khỏe mạnh. Không nên ăn quá nhiều hay quá ít chất dd nào

- Nên thay đổi các món ăn thường xuyên

 

- Không nên, dù thay thế các món ăn, nhưng ta vẫn phải tuân theo việc thay thế các thức ăn trong cùng một nhóm để cơ thể hấp thu tốt các chất dinh dưỡng

Hoạt động 2: Phòng tránh nhiễm độc trong khi chế biến và sử dụng món ăn (15 phút)

? Thực phẩm ntn gọi là thực phẩm bị ngộ độc?

 

? Giữa nhiễm trùng thực phẩm và nhiễm độc thực phẩm cái nào nguy hại hơn, tại sao?

 

? Chúng ta cần ăn uống ntn để tránh bị ngộ độc?

 

 

 

GV: Đưa ra tình huống cho HS

“Phát hiện 1 người bạn bị ói mửa do ăn phải thức ăn bị ngộ độc, đang mê man, sức khỏe rất yếu”

 

? Hãy dựa vào các kiến thức đã học, cho biết chất dd sẽ bị mất đi ntn trong quá trình chế biến món ăn?

- Do thực phẩm bị chất độc ngấm vào hoặc do vi khuẩn có hại xâm nhập vào

- Nhiễm độc thực phẩm có hại hơn vì nó có khả năng gây chết người nếu không chữa trị kịp thời

- Biện pháp phòng tránh bị ngộ độc

+ Không dùng các thực phẩm có chứa chất độc

+ Không dùng thức ăn bị biến chất hoặc nhiễm các chất độc hóa học

+ Không dùng đồ hộp đã quá hạn sử dụng

- HS quan sát, thảo luận 2 phút và trình bày:

+ Nên nhanh chóng bù nước cho người ấy

+ Tìm mọi cách giúp học ói hết thức ăn

+ Đưa ngay đến trạm xá gần nhất

- Trong quá trình sơ chế, làm sạch không cẩn thận cũng sẽ làm mất chất dinh dưỡng

+ Thực phẩm nếu đun nấu, rán lâu sẽ làm mất chất dinh dưỡng

Hoạt động 3: Vận dụng xây dựng thực đơn và tổ chức bữa ăn hợp lí (14 phút)

? Có bao nhiêu pp chế biến món ăn mà em đã học? Hàng ngày em thường dùng pp nào để chế biến thức ăn?

 

? Ta có thể xây dựng thực đơn cho bữa ăn nào?

 

? Dù là bữa tiệc hay bữa ăn hàng ngày cũng cần có những yếu tố nào?

 

? Một quy trình tổ chức bữa ăn gồm có các bước nào?

 

 

? Tại sao ta cần tuân thủ theo quy trình này?

- Có 2 pp chế biến món ăn: có sử dụng nhiệt và không dùng nhiệt

- Hàng ngày em thường dùng cả 2 pp nhưng pp có sử dụng nhiệt là dùng nhiều nhất

- Xây dựng thực đơn dành cho bữa ăn hàng ngày và bữa tiệc, liên hoan chiêu đãi

- Đủ dinh dưỡng và có sự cân bằng giữa các nhóm thức ăn dd để đảm bảo sức khỏe cho các thành viên tham dự

- Xây dựng thực đơn

- Lựa chọn thực phẩm cho thực đơn

- Chế biến món ăn

- Trình bày và thu dọn sau khi ăn

- Nếu không sẽ không tổ chức 1 bữa ăn hoàn chỉnh và chu đáo

3. Nhận xét - dặn dò: (2 phút)

  • GV tuyên dương một số học sinh tích cực trong tiết ôn tập
  • Về nhà xem lại nội dung tiết ôn tập hôm nay.
  • Chuẩn bị: Bài thu nhập trong gia đình

----------------------------------------

Trên đây TimDapAnxin giới thiệu Giáo án Công nghệ 6: Ôn tập chương 3 theo CV 5512 được soạn theo chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng và đảm bảo các yêu cầu của Bộ GD&ĐT đề ra giúp các thầy cô nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy, chuẩn bị tốt cho các bài dạy lớp 6 trên lớp.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 6, TimDapAnmời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 6 sau để chuẩn bị cho chương trình sách mới năm học tới


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!

Xem thêm