Giáo án Tâm lí học đường Lớp 5: Chủ đề 7

Admin
Admin 20 Tháng một, 2021

Giáo án Tâm lí học đường Lớp 5: Chủ đề 7

Giáo án Tâm lí học đường Lớp 5: Chủ đề 7: Dễ bị kích động. Hi vọng tài liệu này sẽ mang lại cho giáo viên nguồn tư liệu hay, bổ ích giúp giáo viên soạn thảo giáo án lớp 5 cho tiết học sắp tới được thú vị và hấp dẫn.

Tâm lí học đường (tiết 7). Chủ đề 7

Bài 7: DỄ BỊ KÍCH ĐỘNG

I. Mục tiêu.

- HS nhận biết được những biểu hiện của người dẽ bị kích động là khó kiềm chế cảm xúc, dễ nổi nóng, dẽ cáu dận, thậm chí dọa nạt, gây gổ, đập phá. Phản ứng cá nhân khi không kiểm soát được cảm xúc, làm theo suy nghĩ của mình gây hại cho bản thân hoặc người khác.

- HS biết cách kiềm chế xúc động, bình tĩnh xử lí khi gặp tình huống bị kích động.

- Giáo dục HS: Khi bị kích động không đập phá đồ đạc, đánh bạn, khóc lóc,…

II. Đồ dùng dạy học. SGK Tâm lí học đường lớp 5.

III. Các hoạt động dạy học cơ bản

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Ổn định tổ chức.

2. Bài cũ. - Theo em thời gian ở nhà một mình nhiều bị buồn chán em làm sao?

3. Bài mới. GV giới thiệu bài, ghi mục.

Hoạt động 1: Quan sát.

- HS thảo luận nhóm đôi quan sát các hình trong SGK trang 45 cho biết những biểu hiện của tình trạng bị kích động?

- GV. Biểu hiện của người dẽ bị kích động là khó kiềm chế cảm xúc, dễ nổi nóng, dễ cáu giận, thậm chí dọa nạt, gây gổ, đập phá. Phản ứng cá nhân khi không kiểm soát được cảm xúc, làm theo suy nghĩ của mình gây hại cho bản thân hoặc người khác.

Hoạt động 2. Nhận biết.

- HS quan sát tranh SGK trang 46 nêu một số nguyên nhân dẫn đến bị kích động?

Hoạt động 3. Ứng xử.

- HS quan sát hình trong SGK trang 47 nêu cách ứng xử khi gặp tình huống bị kích động?

- GV. Khi bị kích động không đập phá đồ đạc, đánh bạn, khóc lóc,…

Hoạt động 4. Trải nghiệm.

a. Hoạt động cá nhân

- Đánh dấu tích vào những hành động không nên làm khi bị kích động ở SGK trang 48.

b. Hoạt động nhóm.

- HS thảo luận nêu ra những hậu quả của việc bị kích động mà không kiềm chế được.

- HS vẽ tranh hậu quả của việc bị kích động mà không kiềm chế được.

4. Củng cố: GV hệ thống lại bài và GD.

5. Nhận xét, dặn dò. Nhắc HS học ở nhà.

- Em đọc sách, làm bài tập, xem trước bài lên lớp, phụ cha mẹ làm những việc vừa sức.

- Gào thét, tức giận vì một chuyện nào đó đơn giản.

+Hành động, lời nói quá khích khi người khác nói gì đó mình không hài long.

+Cáu gắt với bạn bè, người xung quanh nếu họ không thỏa mãn các yêu cầu của mình.

- Bị kích động là do bị người khác nạt nộ, áp bức, hăm dọa.

+ Do cha mẹ nuông chiều bao bọc nên khi gặp việc không hài long thì dễ bị kích động

- Kiềm chế cảm xúc bằng cách uống một li nước, hít thở sâu, bình tĩnh.

+ Hứng sự chú ý của mình vào việc khác.

+ Nghĩ hậu quả mình gây ra nếu bị kích động mạnh.

+ Nếu kích động mạnh không được đánh bạn, đập phá đồ, la hét,…

- Đánh vào ô có nội dung sau:

+ Cố gắng kiềm chế sự bực tức.

+ Nghe lời khuyên nhủ của cô giáo.

+ Cố gắng kiềm chế mong muốn đánh bạn.

Ví dụ. Đánh bạn, xé sách vở, la hét,…

- HS vẽ tranh theo nội dung yêu câu.

Giáo án lớp 5 môn Tâm lí học đường - Dễ bị kích động theo chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng và đảm bảo các yêu cầu của Bộ GD&ĐT đề ra giúp các thầy cô nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy, chuẩn bị tốt cho các bài dạy lớp 5 trên lớp.


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!