Giáo án Ngữ văn 9 bài 18: Hoàng Lê nhất thống chí

Admin
Admin 20 Tháng một, 2021

Giáo án điện tử môn Ngữ văn lớp 9

Giáo án Ngữ văn 9 bài 18: Hoàng Lê nhất thống chí được TimDapAnsưu tầm và đăng tải để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

  • Những hiểu biết chung về nhóm tác giả thuộc Ngô gia văn phái, về phong trào Tây Sơn và người anh hùng dân tộc Quang Trung- Nguyễn Huệ.
  • Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm viết theo thể loại tiểu thuyết chương hồi.
  • Một trang sử oanh liệt của dân tộc ta: Quang Trung đại phá 20 vạn quân Thanh, đánh đuổi giặc xâm lược ra khỏi bờ cõi.

2. Kĩ năng:

  • Quan sát các sự việc được kể trong đoạn trích trên bản đồ
  • Cảm nhận sức trỗi dậy kì diệu của tinh thần dân tộc, cảm quan hiện thực nhạy bén, cảm hứng yêu nước của tác giả trước những sự kiện lịch sử trong đại của dân tộc.

3. Thái độ: Thêm yêu quý tự hào về truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm của DT ta

II. CHUẨN BỊ:

  • GV: Sách GK, giáo án
  • HS: Đọc trước bài, soạn bài trả lời các câu hỏi SGK.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới:

*Vào bài:

HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ

NỘI DUNG

*HĐ1: Hướng dẫn Đọc - Chú thích:

- HS đọc văn bản, từ đó tìm hiểu từ khó

- HS tìm hiểu tác giả

- HS tìm hiểu tác phẩm:

?Cho biết thể loại của tác phẩm?

?Nêu hiểu biết của em về quyển tiểu thuyết này?

?Xuất xứ của văn bản?

*HĐ2: HD Đọc - hiểu văn bản

*Nội dung:

*Tìm hiểu hình ảnh người anh hùng Nguyễn Huệ và sức mạnh dân tộc trong cuộc chiến đấu chống xâm lược Thanh qua các sự kiện lịch sử:

?Khi nghe các tướng cấp báo về tình hình quân Thanh đã đến Thăng Long và việc vua Lê Chiêu Thống thụ phong, Nguyễn Huệ đã hành động như thế nào?

?Có nhận xét gì về hạnh động của Nguyễn Huệ?

?Ngày 29/12, ra đến Nghệ An, vua Quang Trung đã hội ngộ ai?

?Tại vùng núi Tam Điệp, vua Quang Trung đã làm những gì? Việc làm đó nói lên điều gì?

(Những lời nói việc làm của QuangTrung thật hợp tình, hợp lý, hợp với lòng người. Xét đúng công, đúng tội đặt lợi ích quốc gia lên trên -> quân sĩ cảm phục quan tâm đánh giặc)

Tiết 2

Sau khi đã chuẩn bị tất cả đâu vào đấy, vua Quang Trung bèn sai…nói khoác -> tổng tấn công.

- Gv trình bày diễn biến

?Em có suy nghĩ gì về tinh thần đánh giặc của nghĩa quân và tư thế của vua Quang Trung?

*Hình ảnh bọn giặc xâm lược:

?Khi kéo sang nước ta, bọn tướng lĩnh nhà Thanh rất kiêu căng, tự mãn, chủ quan, khinh địch nhưng trước sức tấn công mãnh liệt của quân Tây Sơn, thì kết quả của chúng như thế nào?

?Hình ảnh vua Lê như thế nào?

(Khi giặc Thanh sang xâm lược, khi quân Thanh tháo chạy)

*Nghệ thuật

?Là một tiểu thuyết lịch sử, tác giả đã kể chuyện theo trình tự như thế nào?

?Để khắc hoạ các nhân vật lịch sử (Nguyễn Huệ, bọn giặc ngoại xâm, vua tôi Lê Chiêu Thống), tác giả đã sử dụng ngôn ngữ kể, tả như thế nào?

?Qua giọng điệu trần thuật, tác giả có thái độ như thế nào đối với triều Lê và Tây Sơn- Nguyễn Huệ?

*Ý nghĩa văn bản:

?Qua văn bản, tác giả muốn ghi lại hiện thực gì của lịch sử dân tộc?

*HĐ3: HD HS làm bài tập.

I. Đọc - Chú thích:

1. Đọc - từ khó: (SGK)

2. Tác giả:

Ngô gia văn phái gồm những tác giả thuộc dòng họ Ngô Thì - dòng họ nổi tiếng về văn học lúc bấy giờ - ở làng Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai (Hà Nội)

3. Tác phẩm:

- Thể loại: tiểu thuyết chương hồi

- Là cuốn tiểu thuyết lịch sử có quy mô lớn, phản ánh những biến động nước nhà từ cuối thế kỉ XVIII đến những năm đầu thế kỉ XIX, gồm 17 hồi.

- Xuất xứ văn bản: Đoạn trích nằm ở hồi thứ mười bốn.

II. Đọc - hiểu văn bản:

1. Nội dung:

a. Hình ảnh người anh hùng Nguyễn Huệ và sức mạnh dân tộc trong cuộc chiến đấu chống xâm lược Thanh qua các sự kiện lịch sử:

- Ngày 24 tháng 11, Nguyễn Huệ đắp đàn trên núi Bân, tế cáo trời đất, lên ngôi Hoàng đế đặt niên hiệu là Quang Trung.

- Ngày 25/12/1788 (Mậu Thân), xuất quân ra Bắc.

-> rất mạnh mẽ và quyết đoán

- Ngày 29/12, đến Nghệ An, vua Quang Trung gặp “người cống sĩ ở huyện La Sơn (Nguyễn Thiếp)”. Quang Trung cho tuyển mộ quân lính, duyệt binh, phủ dụ tướng sĩ ở Tam Điệp.

-> rất sáng suốt và nhạy bén trong việc xét đoán và dùng người. Một vị tướng có tài mưu lược, nhìn xa trông rộng, dụng binh như thần.

- Diễn biến trận chiến Kỉ Dậu (1789) đại phá 20 vạn quân Thanh:

+ Ngày 3/1/1789 tiến sát vùng giáp Thăng Long.

+ Bắt sống hết quân do thám của địch ở Phú Xuyên. Tạo thế bất ngời vây kín làng Hà Hồi. Quân lính trong đồn “rụng rời sợ hãi, liền xin ra hàng”

+ Công phá đồn Ngọc Hồi, lấy ván ghép phủ rơm dấp nước để làm mộc che, dàn trận tiến đánh, khi giáp lá cà thì quăng ván xuống đất, nhất tề xông tới mà đánh.

+Mồng 5 tết Kỷ Dậu QT đánh tan 20 vạn quân Thanh chiếm thành Thăng Long.

-> Tinh thần quyết chiến, quyết thắng của nghĩa quân cùng với tư thế oai phong lẫm liệt hào hùng của vua QT

b. Hình ảnh bọn giặc xâm lược:

- Bọn giặc kiêu căng, tự mãn, chủ quan, khinh địch.

- Thất bại thảm hại: “Tôn Sĩ Nghị… chạy”, quân giặc xô đẩy, dẫm đạp lên nhau mà chạy, mà chết.

c. Hình ảnh vua Lê Chiêu Thống:

Là một ông vua đớn hèn, nhục nhã, số phận gắn chặt với bọn giặc xâm lược.

2. Nghệ thuật:

- Lựa chọn trình tự kể theo diễn biến các sự kiện lịch sử.

- Khắc hoạ nhân vật lịch sử với ngôn ngữ kể, tả chân thật, sinh động.

- Có giọng điệu trần thuật thể hiện thái độ của tác giả ngậm ngùi, chua xót đối với vương triều nhà Lê, tự hào, kính trọng đối với Tây Sơn - Nguyễn Huệ và chiến thắng của dân tộc, khinh bỉ bọn giặc cướp nước.

3. Ý nghĩa văn bản:

Văn bản ghi lại hiện thực lịch sử hào hùng của dân tộc ta và hình ảnh người anh hùng Nguyễn Huệ trong chiến thắng mùa xuân năm Kỉ Dậu 1789.

IV. CỦNG CỐ- HD HS HỌC Ở NHÀ

*Củng cố: Em có nhận xét gì về hình ảnh anh hùng Nguyễn Huệ?

*HD: Học bài, làm bài tập, chuẩn bị bài Sự phát triển của từ vựng (tt)


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!

Giáo án mới nhất