Giáo án Ngữ văn 9 bài 15: Sự phát triển của từ vựng

Admin
Admin 20 Tháng một, 2021

Giáo án điện tử môn Ngữ văn lớp 9

Giáo án Ngữ văn 9 bài 15: Sự phát triển của từ vựng được TimDapAnsưu tầm và đăng tải để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

  • Sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ.
  • Hai phương thức phát triển nghĩa của từ ngữ

2. Kĩ năng:

  • Nhận biết ý nghĩa của từ ngữ trong các cụm từ trong văn bản.
  • Phân biệt các phương thức tạo nghĩa mới của từ ngữ với các phép tu từ ẩn dụ, hoán dụ.
  • Lựa chọn và sử dụng từ phù hợp với mục đích giao tiếp

3. Thái độ: HS say mê học tiếng Việt và không ngừng trau dồi vốn từ tiếng Việt.

II. CHUẨN BỊ:

  • GV: Sách GK, giáo án
  • HS: học bài, đọc trước bài, soạn bài trả lời các câu hỏi SGK.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới:

*Vào bài:

HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ

NỘI DUNG

*HĐ1: Sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ:

Đọc các ngữ liệu và trả lời câu hỏi:

GDKNS: nhận ra hiện tượng phát triển nghĩa của từ

1. HS xác định yêu cầu BT SGK.

? Từ “Kinh tế” có ý nghĩa gì?

Kinh tế: Kinh bang tế thế (tự nước cứu đời) -> (Nghĩa cũ )

? Theo em ngày nay từ “Kinh tế” có được hiểu như vậy nữa không?

Kinh tế: Tổng thể họat động của con người trong lao động SX, trao đổi, phân phối và sử dụng của cải, vật chất -> (Nghĩa mới).

à Nhận xét: nghĩa của từ kinh tế đã có sự biến đổi, phát triển từ từ có nghĩa gốc.

- GDMT: … liên quan đến môi trường.

2. Tìm hiểu nghĩa của từ: Xuân và Tay trong VD a, b?

a) Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân

- Chỉ mùa xuân. (nghĩa gốc)

Ngày xuân em hãy còn dài.

(nghĩa chuyển) – nói về tuổi trẻ (PT ẩn dụ) từ vựng

b) Trao tay: (nghĩa gốc): 1 bộ phận cơ thể người

Tay buôn: (nghĩa chuyển): người có tay nghề giỏi về buôn bán. (PT Hoán dụ) từ vựng

?Từ BT2,cho biết trường hợp chuyển nghĩa được hình thành theo phương thức nào?

-> Ghi nhớ (SGK)

*HĐ2: Luyện tập:

GDKNS: -> Lựa chọn và sử dụng từ phù hợp với mục đích giao tiếp

- BT1: Xác định từ chân trong các câu:

a. Sau chân: (nghĩa gốc) chân người

b. Có chân trong đội tuyển: (nghĩa chuyển) PT Hoán dụ

c. Kiềng ba chân: (nghĩa chuyển) PT ẩn dụ

d. Chân mây: (nghĩa chuyển) PT ẩn dụ

- BT2: Từ trà a- ti- sô…: nghĩa chuyển: sản phẩm từ thực vật, được chế biến thành dạng khô, dùng để pha nước uống. (ẩn dụ)

- BT3: Nghĩa chuyển: khí cụ dùng để đo có bề ngoài giống đồng hồ (AD)

- BT4: Tìm ví dụ để chứng minh các từ đã dẫn là từ nhiều nghĩa:

a. Hội chứng có nghĩa gốc là: tập hợp nhiều triệu chứng cùng xuất hiện của bệnh. VD: Hội chứng viêm đường hô hấp cấp.

- Nghĩa chuyển: tập hợp nhiều hiện tượng, sự kiện biểu hiện một tình trạng, một vấn đề xã hội, cùng xuất hiện ở nhiều nơi. VD: Lạm phát, thất nghiệp là hội chứng của tình trạng suy thoái kinh tế.

b. Ngân hàng có nghĩa gốc là: tổ chức kinh tế hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh và quản lí các nghiệp vụ tiền tệ, tín dụng. VD: NHNN&PTNT Việt Nam

- Nghĩa chuyển: kho lưu trữ những thành phần, bộ phận cơ thể để sử dụng khi cần như ngân hàng máu… hay tập hợp các dữ liệu liên quan tới một lĩnh vực, một tổ chức để tiện tra cứu, sử dụng như ngân hàng dữ liệu, ngân hàng đề thi. Trong những trường hợp này, nét nghĩa “tiền bạc” trong nghĩa gốc bị mất đi, chỉ còn nét nghĩa “tập hợp, lưu trữ, bảo quản”.

c. Sốt có nghĩa gốc là tăng nhiệt độ cơ thể lên quá mức bình thường do bị bệnh. VD: Anh ấy bị sốt đến 40 độ.

- Nghĩa chuyển:Ở trạng thái tăng đột ngột về nhu cầu, khiến hàng trở nên khan hiếm, tăng giá nhanh. VD: cơn sốt đốt, cơn sốt gạo…

d. Vua có nghĩa gốc là người đứng đầu nhà nước quân chủ. VD: Vua Lí Thái Tổ.

- Nghĩa chuyển: người được coi là nhất trong một lĩnh vực nhất định thường là sản xuất kinh doanh, thể thao, nghệ thuật. VD: vua bóng đá, vua dầu hoả, vua nhạc rốc. Thường dùng với phái nam, phái nữ dùng từ nữ hoàng. VD: nữ hoàng nhạc nhẹ, nữ hoàng sắc đẹp.

- BT5: Từ mặt trời trong câu thứ hai được sử dụng theo phép tu từ ẩn dụ. Tác giả gọi Bác Hồ là mặt trời dựa trên mối quan hệ tương đồng giữa hai đối tượng được hình thành theo cảm nhận của nhà thơ. Đây không phải là hiện tượng phát triển nghĩa của từ, bởi sự chuyển nghĩa này chỉ có tính chất lâm thời, không làm cho từ này có thêm nghĩa mới, không thể đưa vào từ điển để giải thích.

I. Sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ:

Ngữ liệu SGK

1. Kinh tế (xưa): kinh bang tế thế

- Kinh tế (nay): các hoạt động SX, KD

-> Nhận xét: sự biến đổi, phát triển nghĩa của từ .

2.Ngữ liệu SGK

- a. Ngày xuân: Nghĩa chuyển - ẩn dụ

- b. Tay buôn: nghĩa chuyển- hoán dụ

-> 2 PT chuyển nghĩa: ẩn dụ, hoán dụ

->Ghi nhớ (SGK)

II. Luyện tập:

- BT1:

a.Nghĩa gốc

b.Nghĩa chuyển - HD

c.Nghĩa chuyển- AD

d.Nghĩa chuyển- AD

- BT2: Nghĩa chuyển (ẩn dụ)

- BT3: Nghĩa chuyển (ẩn dụ)

- BT4:

Hiện tượng chuyển nghĩa từ theo phương thức ẩn dụ

- BT5:

Phép ẩn dụ tu từ, không phải là hiện tượng phát triển thành từ nhiều nghĩa.

IV. CỦNG CỐ- HD HS HỌC Ở NHÀ

*Củng cố: Thế nào là sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ?

*HD: Học bài, làm lại bài tập, chuẩn bị bài Đọc thêm: Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh.


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!